Đánh giá tình hình sâu bệnh của cây

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng cây xanh đô thị tại một số tuyến đường trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 58 - 62)

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Đánh giá thực trạng cây xanh tại một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.2.2. Đánh giá tình hình sâu bệnh của cây

Bảng 3.10. Tình hình sâu bệnh của cây tại 6 tuyến đường

STT Tuyến đường Tình hình sâu bệnh

1 Nha Trang - Cây phượng chiếm số lượng lớn, khoảng 40%

trên tổng số cây, còn lại là các loại cây như: Sao đen, bàng, bằng lăng, xà cừ, muồng….. Trong đó:

+ Còn khoảng 3 cây phượng, 2 cây xà cừ đã cằn cỗi cong queo và bị sâu mục ở thân

+ 2 cây bàng loại 2 bị bệnh sâu lá

+ Một số cây cổ thụ lâu năm khác cũng đã già, sâu rễ, rễ ăn nổi trên bề mặt dễ bị gãy đổ.

2 Hùng Vương - Chủ yếu là cây sữa, chiếm khoảng 60 % tổng số cây, còn lại là các chủng loại cây như phượng, sấu, sao đen, trứng cá, sung…. Trong đó:

STT Tuyến đường Tình hình sâu bệnh

+ 5 cây vú sữa đã bị thối rễ và sâu nhiều ở cành + Có 2 cây sấu bị bệnh thán thư làm thối đen hoa, rụng hoa, thối đen trên quả.

+ 1 cây phượng bị sâu mục ở thân cần loại bỏ 3 Lương Ngọc Quyến - Chủ yếu là cây móng bò, sao đen, muồng

hoàng yến, đinh trống… Trong đó:

+ Có 7 cây đinh trống có hiện tượng bị sâu, cành giòn và dễ gãy đổ

4 Hoàng Văn Thụ - Chủ yếu là cây sữa, sao đen, bằng lắng, vông… Trong đó:

+ 1 cây phượng và 1 cây vông đã già, hiện tượng bị sâu mục ở thân

+ 1 cây sữa bị bệnh sâu lá 5 Cách Mạng Tháng

8

- Chủ yếu là cây bàng, bằng lăng và sao đen…

Trong đó:

+ Có 25 cây bàng bị bệnh sâu lá, 5 cây bàng bị bệnh về thân sâu mục

+ 6 cây bằng lăng, 9 cây đinh trống, 5 cây xà cừ và 1 cây sấu có hiện tượng sâu mục thân + 1 cây vú sữa có bệnh về lá

+ 2 cây phượng có hiện tượng bị sâu mục thân và rễ

6 Đội Cấn - Chủ yếu là cây phượng, xà cừ…Trong đó:

+1 cây phượng hiện tượng sâu mục ở thân và rễ + 1 cây xà cừ và 1 cây đinh trống bị bệnh sâu về lá

Hệ thống cây xanh đường phố có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của đô thị. Trong các năm gần đây, hệ thống cây xanh tại thành phố Thái Nguyên đã được đầu tư trồng và chăm sóc, bước đầu tạo nên diện mạo

mới ở một số tuyến phố. Các công viên, khuôn viên cũng được chăm sóc tốt hơn bằng những thảm hoa, thảm cỏ. Nhiều chủng loại cây phong phú và đa dạng, một số loại cây có chất lượng bóng mát cao, sinh trưởng tốt. Một số tuyến đường đã đạt được yêu cầu bóng mát, khoảng cách cây trồng hợp lý, chiều cao phân cành đáp ứng yêu cầu về giao thông trong đô thị.

Tuy nhiên, thực tế việc trồng và chăm sóc, quản lý cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên còn nhiều bất cập.

Hình 3.8. Trung tâm thành phố Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích 223 km2 với tổng dân số hơn 30 vạn dân, mật độ cây xanh tính trên đầu người chưa cao. Hiện nay trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có khoảng 22855 cây xanh đô thị đường phố. Hệ thống cây xanh đô thị tại thành phố Thái Nguyên là sự đa dạng về kích cỡ, chủng loại và cả mật độ cây trên một đơn vị diện tích. Chất lượng cây xanh tại các tuyến phố hiện chưa cao. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc vào các dự án xây dựng, các công trình, quy hoạch và cả kinh phí đã tạo nên sự chưa thống nhất và đồng bộ trong công tác quản lý, bảo vệ.

Hệ thống cây xanh đường phố thành phố Thái Nguyên tại một số địa phương chưa tạo được sự đồng bộ, thống nhất trên một tuyến. Vị trí khoảng cách cây trồng chưa hợp lí, nhiều loại cây hiện có chất lượng thấp không phù hợp với đặc điểm, tính chất của cây xanh đô thị như: tán thấp, phân bố không đều, lá rụng theo mùa… như: cây bang, cây trứng cá… và chiếm tỉ lệ khá lớn trên tuyến. Ở các tuyến mới được xây dựng, hầu như do dân trồng tự phát không theo quy định nên càng tạo sự hỗn tạp trên tuyến.

Ngoài ra, ý thức của một bộ phận nhân dân trong việc bảo vệ chăm sóc cây xanh còn nhiều hạn chế. Tình trạng tùy tiện bẻ cành, chặt phá, đã phá hoại nhiều cây xanh, làm ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc và sự phát triển của cây xanh.

Việc trồng cây xanh vẫn còn xem nhẹ hay trồng một cách tự phát, không chú trọng đến việc tăng vẻ thẩm mỹ, hài hòa và tạo cảnh quan, với khối kiến trúc công trình xung quanh. Nhiều cơ quan, công sở, xí nghiệp vẫn thiếu bóng cây xanh mặc dù việc trồng cây xanh là cần thiết.

Đặc điểm cây xanh bóng mát trồng tại các tuyến trên đường phố từ trước đến nay đa số đều do người dân tự trồng trước cửa nhà mình để lấy bóng mát như cây Dâu Da Xoan, Trứng Cá, Sung, Đinh Trống, Bàng, Ngọc Lan … Một số loại cây do dân tự trồng không thuộc trong danh mục cây trồng đường phố. Đặc điểm của các loài cây này là cây gỗ nhỏ, rễ nông, cành giòn dễ gãy đổ khi gặp mưa gió, những cây có quả hấp dẫn ruồi nhặng gây mất vệ sinh môi trường mỗi mùa quả chín, có nhiều sâu róm, cây cong, xấu, chiều cao thấp che khuất tầm nhìn gây mất mỹ quan đô thị và an toàn giao thông nên cần có kế hoạch thay thế bằng các loài cây đúng chủng loại đô thị và theo quy hoạch.

Trên một tuyến đường phố trồng rất nhiều chủng loại cây có các đường kính kích thước khác nhau như tuyến đường Hoàng Văn Thụ với chiều dài tuyến là 1.738m có hơn 10 loại cây, tuyến đường Hùng Vương dài 700m có hơn 10 loại cây, tuyến đường Cách Mạng Tháng 8 dài 7.123m có trên 20 loại cây….

Cây xanh đường phố vẫn còn bị xâm phạm vì nhu cầu dân sinh và ý thức của người dân như hiện tượng chặt hạ không được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, giăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo lên thân cây gây ảnh hưởng nhất định đến quá trình sinh trưởng của cây, gây mất mỹ quan đô thị.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nghiên cứu thực trạng cây xanh đô thị tại một số tuyến đường trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)