Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá nhận thức của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên với vấn đề vệ sinh (Trang 40 - 46)

PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá nhận thức của sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Sinh viên là lực lượng tri thức trẻ được tiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin, là những chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, nhận thức của mỗi sinh viên trong vấn đề bảo vệ sức khỏe là thực sự cần thiết và sát thực.

Người xưa thường hay có câu “Có sức khỏe là có tất cả”, khi đã có sức khỏe tốt thì chúng ta có thể làm được rất nhiều việc như: học tập, lao động, rèn luyện, vui chơi giải trí… Để thực hiện được những điều đó thì cần phải thông qua những việc làm cụ thể. Công việc mà gắn liền nhất với bản thân mỗi người là sự dụng những loại thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chúng ta vẫn cứ nghĩ rằng việc này sẽ rất dễ thực hiện nhưng đây lại là vấn đề rất nan giải và đã được nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền kết hợp với nhà trường vào cuộc thực hiện và cũng đã thu được những tín hiệu tích cực từ chương trình Vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với sinh viên thì chúng ta chủ yếu tác động vào mặt nhận thức của sinh viên để họ có thể hiểu đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm một cách chính xác nhất.

Sau đây là cách tìm hiểu của sinh viên về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua phỏng vấn nhanh và sử dụng phiếu điều tra.

Bảng 4.8 Quan niệm của sinh viên về fast food (n=62)

Quan niệm Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhanh gọn 24 39

Tiết kiệm thời gian 21 34

Ngon..., bổ..., rẻ... 10 16

Đa dạng, phong phú 7 11

(Nguồn: số liệu điều tra)

Nhận xét:

Định nghĩa về fast food đơn giản chỉ là thức ăn nhanh được chế biến sẵn thuận tiện cho người sử dụng. Phần lớn bộ phận sinh viên cho rằng quan niệm fast food là “Nhanh gọn, tiết kiệm thời gian. Ngon bổ rẻ và đặc biệt là đa dạng và phong phú về chủng loại”. Trong tổng số phiếu điều tra thì các quan niệm lại có tỷ lệ khác nhau. Với quan niệmFast food là loại đồ ăn nhanh gọn, tiết kiệm thời gian” chiếm hơn 21%. Trong đó có 24/62 phiếu tán thành với quan niệm “Nhanh gọn” chiếm 39%, tổng số phiếu điều tra, 21/62 phiếu đồng tình với quan niệm là “Tiết kiệm thời gian” chiếm 34%. Quan niệm “Ngon, bổ, rẻ”

chiếm 16% trong tổng số phiếu điều tra. Và với quan niệm “Fast food đa dạng, phong phú” chiếm tỷ lệ 06%. Như vậy ta cũng thấy được một điều rằng:

Sinh viên khá hứng thú với Fast food vì đồ ăn nhanh này nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, ngon, bổ, rẻ và phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại. Tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là điều đáng chú trọng. Nếu không đảm bảo chất lượng thì sẽ rất dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm bởi đây cũng là nơi tiềm ẩn những nguy cơ không an toàn cho sức khỏe con người. Thức ăn đường phố ở các hàng bán rong cũng là một cách kinh doanh của fast food.

Do đó, cơ quan có chức năng và thẩm quyền khó có thể kiểm soát được. Các vụ ngộ độc thực phẩm do ăn thực phẩm ở các hàng rong này là ngày càng nhiều vì lý do: Thói quen sử dụng các loại dầu mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần, sử dụng các loại chất phụ gia để làm đồ ăn có them sức hấp dẫn và giữ được lâu, kinh doanh đặt lợi nhuận lên hàng đầu… Từ đó đã làm nên những chuyện dở khóc, dở cười xung quanh những hàng bán rong như thế.

Bảng 4.9 Cách hiểu của sinh viên về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (n=62)

Cách hiểu Số lượng Tỷ lệ (%)

Hiểu đúng 24 39

Hiểu chưa rõ 19 31

Hiểu mập mờ 14 22

Không hiểu 05 8

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019) Nhận xét:

Trong bảng 4.9 cho ta thấy cách hiểu của sinh viên về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Các câu hỏi phiếu điều tra luôn có phần dành cho sự hiểu biết của sinh viên về các vấn đề liên quan đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Số lượng sinh viên hiểu đúng là 24/62 tổng số phiếu điều tra chiếm tỷ lệ 39%.

Đây là con số đáng mừng cho chúng ta, khi sinh viên hiểu đúng thì đa số sẽ có những kiến thức cho mình để bảo vệ sức khỏe và tuyên truyền cho mọi người cùng được sống khỏe mạnh như chính bản thân họ. Bên cạnh đó thì số lượng những sinh viên có cách hiểu chưa rõ và hiểu mập mờ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ khá cao, Sinh viên có cách hiểu chưa rõ chiếm 31%, hiểu mập mờ chiếm tỷ lệ 22%. Với bộ phận sinh viên này tuy cũng đã có tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng chưa thực sự hiểu rõ và còn hiểu mập mờ về vệ sinh an toàn thực phẩm và cốt lõi là vẫn chưa quan tâm tới sức khỏe của chính bản thân mình, chúng ta cần phải có các cách tiếp cận riêng và tuyên truyền, giải thích cho họ hiểu thì sẽ giúp cho họ hiểu đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ của 2 bộ phận này chiếm 53,5%. Nếu tách riêng 2 bộ phận này thì không có gì đáng lo ngại nhưng nếu chúng ta gộp lại thì 2 bộ phận này còn chiếm tỷ lệ cao hơn số sinh viên hiểu đúng. Vì thế đây là vấn đề cần phải có đội ngũ tuyên truyền rộng khắp và sự chung tay góp sức của nhà trường đặc biệt là công tác của đoàn thanh niên để đẩy mạnh các

phong trào tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm bằng nhiều cách như: tổ chức các chương trình thi tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm qua các bài viết tay, các chương trình giao lưu văn nghệ, nhận thức thực tiễn với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng sinh viên không hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm chiếm tỷ lệ 8%. Số lượng sinh viên không hiểu hay thường rơi vào những bộ phận sinh viên thường hay lui tới những quán internet để chơi game vừa mất tiền bạc, vừa tốn thời gian lại hại cho sức khỏe, đây cũng là những thói xấu cần được đẩy lùi. Với những bộ phận này thì công tác tuyên truyền gần như có hiệu quả rất thấp, bởi trong suy nghĩ của họ gần như mất đi ý thức cũng như trách nhiệm đối với bản thân.

Bảng 4.10 Đánh giá ý thức tìm hiểu các chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm của sinh viên (n=62)

Hạng mục Tỷ lệ (%)

Tivi 6

Sách báo 4

Internet 50

Cán bộ y tế 6

Bạn bè, người thân 9

Khác... 1

(Nguồn: số liệu điều tra) Nhận xét:

Qua số liệu trên cho ta thấy sinh viên trong trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên có biết và tìm hiểu đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các nguồn thông tin: Tivi, đài phát thanh, sách báo, internet, cán bộ y tế, bạn bè, người thân và các nguồn khác. Trong đó số lượng sinh viên biết và tìm hiểu các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua phương tiện truyền thông tivi, đài phát thanh chiếm tỷ lệ 6%, như vậy ta thấy được sự thu hút và khả năng tìm hiểu với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm qua phương

tiện thông tin đại chúng chiếm tỷ lệ khá cao, vì vậy chúng ta cần tăng cường các chương trình giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm qua các phương tiện truyền thông hơn để sinh viên được nắm rõ hơn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chính bản thân mình và mọi người cùng biết. Số lượng sinh viên tìm hiểu về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua sách báo chiếm tỉ lệ 4%,tỷ lệ này có ít hơn phương tiện truyền thông vì phần đa sinh viên rất ít khi hoặc lười đọc sách báo. Số lượng sinh viên tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm qua internet chiếm 50% đây là con số chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhận thức về tìm hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm của sinh viên, đó cũng là một điều dễ hiểu vời thời đại công nghệ thông tin và truyền thông phát triển như hiện nay thì việc tìm hiểu của sinh viên trên mạng internet là điều rất dễ dàng. Sinh viên được tìm hiểu thông qua các cán bộ y tế chiếm 6% con số này phản ánh được rằng các chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ sở y tế tổ chức và thực hiện chưa thực sự đạt hiểu quả. Số lượng sinh viên có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua bạn bè, người thân chiếm tỷ lệ 9%, trong đời sống hàng ngày sinh viên có thể truyền đạt cho nhau những kiến thức hữu ích về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhau cũng là điều rất tốt và cần được phát huy không những bảo vệ chính sức khỏe cho chính bản thân mình mà còn bảo vệ được sức khỏe cho bạn bè và người thân xung quanh. Ngoài những kiến thức tìm hiểu ở trên thì sinh viên vẫn có thể tình hiểu và biết được vệ sinh an toàn thực phẩm qua các nguồn thông tin khác chiếm một tỷ lệ nhỏ không đáng kể.

Bảng 4.11 Đánh giá ý thức tham gia tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm của KTX K (n=62)

Hạng mục Số lượng Tỷ lệ (%)

Có tham gia 40 64

Không tham gia 17 27

Không biết 05 8

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2019)

Nhận xét:

Bảng 4.11 cho ta thấy được ý thức tham gia tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sinh viên. Phần lớn chiếm hơn một nửa sinh viên đều đồng tình tham gia tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, có 40/62 chiếm tỷ lệ 64% trong tổng số phiếu điều tra. Như vậy số lượng sinh viên này rất nhiệt tình trong các hoạt động tuyên truyền. Trái lại với số lượng đó có 27% sinh viên không tham gia các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, đây là một con số khá lớn chiếm gần một nữa của số sinh viên có tham gia tuyên truyền. Phần còn lại được các sinh viên cho rằng là không biết chiếm 8%. Qua bảng trên ta có thể thấy được nhận thức tham gia tuyên truyền của một số sinh viên là tốt, nhưng cũng có một số lượng sinh viên chưa thực sự quan tâm trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như ý thức tham gia tuyên truyền.

Bảng 4.12 Đánh giá nhận thức của sinh viên về vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng tới môi trường (n=62)

Hạng mục VD Tên sinh viên Số lượng Tỷ lệ(%) Có ảnh hưởng đến

môi trường

Sompong Noysida Sangvone..

46 74

không ảnh hưởng đến môi trường

Bouafan Soutniphone Niphon...

14 22

Ý kiến khác... Bounsavat Songkham.

02 3

(Nguồn: số liệu điều tra) Nhận xét:

Đây là bảng đánh giá về nhận thức của sinh viên với vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng tới môi trường. Phần lớn các sinh viên đều trả lời vấn đề

vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng tới môi trường, có 46/62 trong tổng số phiếu điều tra đồng tình với ý kiến này chiếm tỷ lệ 74%. Như vậy các sinh viên này đều cho rằng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng tới môi trường như: khi ta sử dụng thực phẩm sử dụng túi nilong để đựng thực hay hộp xốp để đựng thức ăn mà ngay sau khi sử dụng chúng ta vứt ra môi trường, mà chúng ta biết túi nilong và hộp xốp là các chất nhựa tổng hợp rất khó bị phân hủy phải trải qua thời gian rất lâu mới có thể tự phân hủy được, như vậy rất gây ô nhiễm môi trường. Trái lại có 14/62 trong tổng số phiếu điều tra chiếm 22% cho rằng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không ảnh hưởng tới môi trường. Số còn lại không đưa ra được ý kiến hoặc cho rằng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với môi trường không ảnh hưởng hay là liên quan tới nhau.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá nhận thức của sinh viên trường đại học nông lâm thái nguyên với vấn đề vệ sinh (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)