3.5. Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng nguồn nước
3.5.4. Các giải pháp kỹ thuật
Các giải pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước đối với từng nguồn thải như sau:
*. Đối với nước thải từ hoạt động khai thác khoáng sản lòng sông
- Nước thải trong khai thác cát sỏi lòng sông làm vật liệu xây dựng có hàm lượng TSS cao ảnh hưởng đến môi trường nước, làm gia tăng độ đục, vì vậy cần phải được xử lý TSS mới được thải ra nguồn tiếp nhận. Tại điểm khai thác phải bố trí xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước mưa chảy tràn, nước thải phát sinh từ hoạt động nghiền tuyển cụ thể:
- Nước mưa chảy tràn: Tạo rãnh thoát nước xung quanh khu vực mỏ, hướng thoát về các hố lắng. Tại đây nước thải được lắng trong trước khi thải ra nguồn nước tiếp nhận.
- Đối với nước thải phát sinh từ quá trình nghiền tuyển: Hiện nay phương pháp xử lý nước thải được lựa chọn là tập trung vào hố lắng thải, sau đó bơm tuần hoàn lại cho quá trình sản xuất hoặc xả thải ra nguồn tiếp nhận sau khi được loại bỏ cặn lắng đảm bảo quy chuẩn hiện hành về nước thải công nghiệp.
Dung tích hố lắng phụ thuộc vào lưu lượng nước thải phát sinh từ quá trình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tuyển. Hố lắng thải xây dựng được thiết kế, thẩm tra và thi công theo quy định đảm bảo độ an toàn. Trước khi đưa dự án đi vào hoạt động chính thức chủ dự án lập thủ tục để được cấp giấy xác nhận việc thực hiện công trình, biện pháp bảo vệ môi trường.
*. Đối với nước thải từ hoạt động nông nghiệp
Nâng cao nhận thức của nông dân trong kỹ thuật bón phân hóa học, khuyến khích sử dụng các loại phân bón vi sinh thay cho các loại phân bón hóa học thông thường; Thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn về cách sử dụng phân bón, cách tưới, tiêu và chăm sóc cây trồng cho nông dân; Hạn chế chăn thả gia súc tự do và khuyến khích, trang bị phương tiện thu gom phân khi chăn thả gia súc tự do; Cấm sử dụng phân tươi bón ruộng, khuyến khích xử lý chất thải sinh hoạt và chăn nuôi bằng việc xây dựng các bể Biogas; Hạn chế xử dụng nước thải cho tưới ruộng hoặc phải có biện pháp xử lý phù hợp.
*. Đối với nước thải y tế
- Bệnh viện đa khoa huyện Hòa An đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung theo công nghệ hợp khối AAO của Nhật Bản, công nghệ này đang được áp dụng rộng rãi tại tất các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, hiệu quả xử lý đảm bảo quy chuẩn nước thải y tế trước khi thải ra ngoài môi trường.
Trong thời gian tới bệnh viện cần tiếp tục thực hiện duy tu bảo dưỡng định kỳ hệ thống đảm bảo hoạt động hiệu quả và ổn định.
- Đối với các trạm y tế cấp xã, trung tâm y tế, các phòng khám và cơ sở y tế tư nhân, cần áp dụng các biện pháp xử lý nước thải phù hợp.
*. Đối với rác thải sinh hoạt và nước thải sinh hoạt
- Triển khai chương trình 3R (Giảm - Tái chế - Tái sử dụng rác) phân loại rác thải thành các loại rác tái chế được, không tái chế được và rác hữu cơ; Lựa chọn phương án xử lý phù hợp với công nghệ xử lý hiện đại thích hợp; Từng bước di chuyển các nhà dân nằm trong hành lang bảo vệ công trình thủy lợi tránh đổ rác thải sinh hoạt tại các bờ sông, suối,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Khẩn trương quy hoạch, xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung, đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo theo quy chuẩn trước khi xả thải vào nguồn nước.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn