Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp thanh minh, thị xã phú thọ (Trang 86 - 91)

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành của dự án

4.4.2. Nguồn tác động không liên quan đến chất thải

Khi cụm công nghiệp hoạt động sẽ diễn ra các hoạt động giao thông vận tải và hoạt động sản xuât công nghiệp. Nguồn gây tiếng ồn từ 1 số các hoạt động sau:

+ Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động của các phương tiện ra vào Cụm công nghiệp;

+ Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động sản xuất của Cụm công nghiệp.

Mức áp âm của các loại máy móc, thiết bị và phương tiện giao thông đƣợc thể hiện tại bảng sau:

Bảng 4.34. Mức ồn của các phương tiện giao thông, máy móc thiết bị trong quá hoạt động của cụm công nghiệp

TT Phương tiện/Thiết bị Mức ồn

(dBA)

QCVN 26:2010/BTN

MT

1 Xe 2 bánh 60 - 70

70

2 Xe 4 chỗ, xe 7 chỗ 60 - 62

3 Xe tải nhẹ 75 - 88

4 Máy bơm 55 - 105

5 Máy phát điện 80 - 90

6 Máy điều hòa không khí trên nóc nhà 80 - 100

7 Xưởng gò, hàn 113 - 114

8 Máy gắn linh kiện điện tử 90 - 120 9 Phân xưởng cơ khí: máy tiện, bào 85 - 95

10 Máy nén khí 100 - 105

11 Máy tán ri 100 - 110

Ghi chú: QCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

So sánh mức độ áp âm của các nguồn phát sinh tiếng ồn trong Cụm công nghiệp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn cho thấy nếu các nguồn phát sinh tiếng ồn này không đƣợc quản lý đúng kỹ thuật sẽ vƣợt

ngưỡng quy định, gây ảnh hưởng đến cán bộ, công nhân viên trong Cụm công nghiệp và người dân xung quanh.

Các tác động đến môi trường do tiếng ồn:

Tiếng ồn gây tác động chủ yếu tới công nhân trực tiếp vận hành sản xuất. Tai và hệ thần kinh của con người chỉ phù hợp với âm thanh có cường độ ồn khoảng 50 dBA trở xuống. Khi chịu tác động kéo dài của tiếng ồn lớn, con người có thể xuất hiện các biểu hiện bệnh lý khác nhau: mệt mỏi, giảm thính lực, các biến đổi bất lợi về điện não, tăng nhịp thở, giảm khả năng phân biệt màu sắc, tầm nhìn kém...

- Tác động tổng hợp của tiếng ồn ở ba mức:

+ Quấy rầy về mặt cơ học nhƣ che lấp âm thanh cần nghe;

+ Quấy rầy về mặt sinh học của cơ thể, chủ yếu là đối với bộ phận thính giác và hệ thần kinh;

+ Quấy rầy về sự hoạt động xã hội của con người.

Tất cả các quấy rầy đó cuối cùng dẫn đến biểu hiện xấu về mặt tâm lý, sinh lý, bệnh lý và hiệu quả lao động của con người, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Khi tiếng ồn đạt 50 dB về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, khi tiếng ồn ban ngày từ 70 dB - 80 dB sẽ gây mệt mỏi, 90 - 110 dB bắt đầu gây nguy hiểm và 120 - 140 dB có khả năng gây chấn thương.

Tuy nhiên, tiếng ồn cũng đƣợc giảm đáng kể khi lan truyền trong môi trường không khí.

Tác động của tiếng ồn

Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người còn thể hiện cụ thể ở các dải tần số khác.

Bảng 4.35. Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số Mức tiếng

ồn (dB) Tác động đến người nghe

0 Ngƣỡng nghe thấy

100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim 110 Kích thích mạnh màng nhĩ

120 Ngƣỡng chói tai

130 - 135 Gây bệnh thần kinh và nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp 140 Đau chói tai, nguyên nhân gây bệnh mất trí, điên

145 Giới hạn mà con người có thể chịu được đối với tiếng ồn 150 Nếu chịu đựng lâu sẽ bị thủng màng tai

160 Nếu tiếp xúc lâu sẽ gây hậu quả nguy hiểm lâu dài 4.4.2.2. Độ rung

Trong quá trình vận hành của cụm công nghiệp nguồn phát sinh rung động chủ yếu từ hoạt động của các nhà máy trong cụm công nghiệp và từ các phương tiện vận tải ra vào cụm công nghiệp.

Tác động của rung có thể làm hƣ hại đến công trình lân cận. Tần số tự nhiên của nền có thể tạo ra cộng hưởng làm tăng độ rung. Trong nền cứng tần số tự nhiên khoảng 4 - 5Hz và nền mềm nhỏ hơn 2Hz. Các tác động bất lợi gây ra do rung đƣợc cảm thấy khi độ rung nền lan truyền tới các công trình xung quanh. Đôi lúc nó đƣợc cảm nhận gián tiếp, khi các đồ vật trong nhà bị rung. Tác động này có vẻ nhƣ tiếng ồn, nhƣng khác tiếng ồn ở chỗ nó có thể gây ra thiệt hại vật chất cho công trình khi đủ mạnh. Trong một số trường hợp tác động bất lợi gây ra ngay từ khi cảm nhận.

- Để tính toán dự báo mức rung do hoạt động của CCN, sử dụng công thức sau:

L = L0 10 log (r/r0) - 8,7 a (r - r0)

- L: độ rung tính theo dB ở khoảng cách r m đến nguồn;

- L0 là độ rung tính theo dB (79 dB) đo ở khoảng cách r0 m từ nguồn (3 m).

Mức độ rung có thể làm hư hại đến công trình lân cận theo các dải tần số như sau:

Bảng 4.36. Tác động của tiếng ồn ở các dải tần số

R (m) 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

L (dB) 6,6 73,2 70,9 69,3 67,9 66,7 65,5 64,5 63,6 62,7 Từ kết quả tính toán Bảng trên cho thấy đối chiếu với mức rung cho phép theo quy định QCVN 27:2010/BTNMT là 75 dB (0,055 m/s2) thì khoảng cách an toàn rung của CCN tính từ các nhà máy 10 m trở lên là 73,2 dB (0,054 m/s2).

- Nhiệt độ:

Trong hoạt động của Cụm công nghiệp, có rất nhiều nguồn nhiệt nhƣ bóng đèn, các thiết bị nhiệt gia dụng, các lò hơi, thiết bị sấy, nhiệt phát sinh từ hệ thống làm mát thiết bị, nhiệt phát sinh từ các máy móc thiết bị sản xuất...

Nhiệt độ cao sẽ gây nên những biến đổi về sinh lý và cơ thể con người nhƣ mất nhiêu mồ hôi, kèm theo đó là mất mát một lƣợng các muối khóang nhƣ các ion K, Na, Ca, I, Fe và một số sinh tố. Nhiệt độ cao cũng làm cơ tim phải làm việc nhiều hơn, chức năng của thận, chức năng của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra làm việc trong môi trường nóng tỷ lệ mắc các bệnh thường cao hơn so với nhóm làm chung, ví dụ bệnh tiêu hóa chiếm tới 15% so với 7,5%, bệnh ngoài da 6,3% so với 1,6%... Rối loạn bệnh lý thường gặp ở công nhân làm việc ở môi trường nhiệt độ cao là chứng say nóng và co giật, nặng hơn là chóng mặt.

4.4.2.3. Mùi hôi

Mùi hôi từ trạm xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp phát sinh chủ yếu từ các đơn nguyên mà tại đó xảy ra quá trình phân huỷ kỵ khí.

Quá trình phân huỷ hiếu khí cũng phát sinh mùi hôi nhƣng ở mức độ rất thấp.Các bể có khả năng phát sinh mùi hôi nhiều nhất nhƣ bể gom, bể phân huỷ kỵ khí dạng lai ghép.

Các sản phẩm dạng khí chính từ quá trình phân huỷ kỵ khí gồm H2S Mercaptane, CO2, CH4... Trong đó H2S và Mercaptane là các chất gây mùi hôi chính, còn CH4 là chất gây cháy nổ nếu bị tích tụ ở một nồng độ nhất định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp thanh minh, thị xã phú thọ (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)