Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những khu vực sản xuất công nghiệp được hình thành trước năm 1975 chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong giai đoạn này, các cơ sở sản xuất công nghiệp còn mang tính tự phát, phân tán rời rạc. Một số nhà máy, xí nghiệp tập hợp lại và cùng hoạt động trong một phạm vi địa lý nhất định cũng được gọi là “khu công nghiệp”. Công nghệ sản xuất của các cơ sở này còn lạc hậu, không có quy hoạch tổng thể và lâu dài, không quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường.
Sau khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên rất nhanh, song hầu hết tập trung vào lĩnh vực dịch vụ như khách sạn, nhà làm việc ... tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đầu tư nước ngoài vào công nghiệp, nhất là công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gặp 2 khó khăn chính là: Cơ sở hạ tầng yếu kém, thủ tục xin giấy phép đầu tư và triển khai dự án đầu tư phức tạp, mất nhiều thời gian. Dựa vào kinh nghiệm của nước ngoài, Chính phủ chủ trương thành lập khu chế xuất để làm thí điểm một mô hình kinh tế nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986.
Tính từ năm 1991 đến năm 2019, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, kể từ khi KCX đầu tiên - KCX Tân Thuận được hình thành tại Thành phố Hồ Chí Minh đến nay hệ thống các KCN, KCX đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Từ nền tảng là các KCN, KCX, CCN có thể nói các trung tâm sản xuất công nghiệp, dịch vụ với kết cấu hạ tầng kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại đã được hình thành và từng bước phát triển. Bên cạnh đó, với thủ tục hành chính đơn giản, môi trường đầu tư thông thoáng, chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn, các KCN, CCN, KCX, KKT đã trở thành những trọng điểm thu hút dự án đầu tư trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào việc nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước. Các KCN, KKT của Việt Nam hiện đang là điểm đến của nhiều Tập đoàn hàng đầu thế giới trong những lĩnh vực khác nhau như: Canon, Samsung, LG, Sumitomo, Posco, Kumho, Nokia...với các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam được xuất đi toàn cầu, góp phần khẳng định vị thế nước ta trong bản đồ địa kinh tế của khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp trong nước như Sonadezi, Becamex, Đại
An, Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam (VID Group), KBC...với khởi điểm là nhà đầu tư phát triển và kinh doanh hạ tầng KCN, KCX nay đã trưởng thành và trở thành những tập đoàn mạnh, đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực và dần vươn tới các thị trường ngoài nước, góp phần khẳng định vị thế doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế.
Theo Vụ Quản lý khu kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2018, cả nước có 17 khu kinh tế (KKT) ven biển được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước trên 845.000 ha và 326 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt gần 93.000 ha. Đã có 250 KCN đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 73% và 76 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ bản. Các KCN, KKT thu hút được khoảng 8.810 dự án đầu tư nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư đạt 187,3 tỷ USD và 8.990 dự án đầu tư trong nước (DDI) với tổng mức đầu tư đạt 1.889.500 nghìn tỷ đồng [9.1].
Song song với việc thu hút đầu tư, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực KCN, KKT được thực hiện nghiêm túc theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ, trong đó tuân thủ chặt chẽ các điều kiện mở rộng, thành lập mới KCN, KKT, thường xuyên rà soát quy hoạch và thắt chặt việc thành lập mới và bổ sung quy hoạch các KCN, KKT.
Không chỉ quan tâm đến phát triển các KCN, KKT, các cơ quan quản lý nhà nước về KCN, KKT từ Trung ương đến địa phương và các chủ đầu tư KCN, KKT còn đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường trong các KCN, KKT. Hiện nay, trong số 249 KCN đã đi vào hoạt động, 88% có nhà máy xử lý nước thải tập trung hoạt động với tổng công suất xử lý nước thải đạt trên 950.000 m³/ngày đêm, đạt chỉ tiêu kế hoạch Quốc hội giao; 12% KCN còn lại đảm bảo từng doanh nghiệp thứ cấp phải xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra ngoài môi trường [9.1].
1.2.2.2. Vai trò cụm công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội
Quá trình xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp, khu chế xuất sẽ đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, thể hiện trên các mặt kinh tế, môi trường và xã hội như:
Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế;
Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân sách;
Tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và kích thích sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước;
Tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực;
Thúc đẩy việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đô thị mới.
1.2.2.3. Hiện trạng ô nhiễm môi trường nước tại các CCN ở Việt Nam a. Nước thải:
Ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và KCN nói riêng đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường, đến cuộc sống của người lao động và cộng đồng xung quanh, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của một đất nước.
Nước thải từ các KCN, CCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ, coliform và một số kim loại nặng. Khoảng 70%
trong số hơn 1triệu m3 nước thải/ngày từ các KCN, CCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt. Chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các CCN đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông Đồng Nai, sông Cầu và sông Nhuệ - Đáy [4].
Ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và KCN nói riêng đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường, đến cuộc sống của người lao động và cộng đồng xung quanh, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của một đất nước.
Bảng 1.1. Đặc trưng thành phần nước thải của một số ngành công nghiệp Ngành công nghiệp Chất ô nhiễm chính Chất ô nhiễm phụ
Chế biến đồ hộp, thủy sản, rau quả,
đông lạnh
BOD, COD, pH, SS Màu, tổng P, N
Chế biến nước uống
có cồn, bia, rượu BOD, pH, SS, N, P TDS, màu, độ đục
Chế biến thịt BOD, pH, SS, độ đục NH4
+, P, màu Sản xuất bột ngọt BOD, SS, pH, NH4
+ Độ đục NO3
-, PO4 3-
Cơ khí COD, dầu mỡ
Các kim loại: CN-, Cr, Ni… SS, Zn, Pb, Cd Thuộc da BOD5, COD, SS, Cr, NH4
+,
dầu mỡ, phenol, sunfua N, P, tổng Coliform Dệt nhuộm SS, BOD, kim loại nặng,
dầu mỡ Màu, độ đục
Phân hóa học pH, độ axit, F, kim loại nặng Màu, SS, dầu mỡ, N, P Sản xuất phân
hóa học NH4
+, NO3
-, urê pH, hợp chất hữu cơ Sản xuất hóa chất
hữu cơ, vô cơ
pH, tổng chất rắn, SS, Cl-, SO4
2-, pH
COD, phenol, F, Silicat, kim loại nặng Sản xuất giấy SS,BOD,COD, phenol,
lignin, tanin pH, độ đục, độ màu Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường [2]
Theo thống kê sơ bộ, ước tính mỗi KCN, CCN thải khoảng từ 3000 ÷ 10.000 m3 nước thải/ngày đêm. Như vậy, tổng lượng nước thải công nghiệp của các KCN trên cả nước lên khoảng 600.000 ÷ 2.000.000 m3/ngày đêm; khu
vực Đông Nam Bộ chiếm khoảng 54% và có khoảng hơn 70% lượng nước thải từ các KCN, KCX không được xử lý trước khi xả thẳng ra môi trường.
Bảng 1.2. Đặc trƣng dòng thải từ các khu kinh tế trọng điểm của 4 vùng kinh tế trọng điểm
TT Khu vực
Lƣợng nước thải (m3/ngày)
Tổng lƣợng các chất ô nhiễm (kg/ngày) TSS BOD COD Tổng
N
Tổng P 1 Vùng KTTĐ
miền Bắc 155.055 34.112 21.243 49.463 8.993 12.404 2 Vùng KTTĐ
miền Trung 58.808 12.937 8.057 18.760 3.411 4.705 3 Vùng KTTĐ
phía Nam 413.400 90.948 56.66 131.88 23.977 33.072 4 Vùng KTTĐ
vùng ĐBSCL 13.700 3.014 1.877 4.370 795 1.096 Tổng cộng 640.963 141.02 87.812 204.47 37.176 51.277
Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường [2]
b. Nước mặt: Ô nhiễm nước mặt do sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Lượng nước thải từ các KCN phát sinh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Bộ chiếm 49% và thấp nhất ở khu vực Tây Nguyên chiếm 2% [2].
1.2.2.4. Hiện trạng xử lý nước thải của các CCN ở Việt Nam
Chất lượng nước thải đầu ra của các KCN, CCN phụ thuộc rất nhiều vào việc nước thải có được xử lý hay không.Tất cả các KCN, CCN đều thiết kế, xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, gồm 2 mạng lưới là: mạng lưới thoát nước mưa và mạng lưới thoát nước thải. Khi thiết kế thoát nước và xử lý nước thải KCN, CCN các đơn vị tư vấn thiết kế đều đã tuân thủ quy
định về bảo vệ môi trường theo Thông tư số 04/2015/TT-BXD, ngày 03/4/2015 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính Phủ quy định về thoát nước và xử lý nước thải; Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 7957- 2008: thoát nước - mạng lưới bên ngoài và công trình. Tuy nhiên, tiến độ xây dựng hạ tầng thu gom nước thải công nghiệp ở nhiều KCN, CCN rất chậm so với tỷ lệ lấp đầy và hoạt động của các cơ sở, chưa đủ điều kiện để xúc tiến đấu nối. Một số KCN, chất lượng xây dựng chưa đáp ứng, nhanh xuống cấp, tắc cống, ảnh hưởng đến việc thu gom nước thải.
Trạm xử lý nước thải cục bộ của từng đơn vị hay xí nghiệp trong KCN, CCN là trạm xử lý riêng của đơn vị. Trong trường hợp, khi nước thải của đơn vị hay xí nghiệp chứa các chất đặc thù hay có nồng độ vượt quá ngưỡng quy định của đối với nước thải đầu vào của trạm xử lý nước thải tập trung của KCN, CCN thì trách nhiệm xử lý nước thải cục bộ thuộc về đơn vị hay xí nghiệp trong KCN, CCN. Như trên đã đề cập, do trước đây một số doanh nghiệp trong KCN, CCN tự xử lý và được phép miễn trừ đấu nối vào HTXLNTTT của KCN, CCN nhưng phải tuân thủ QCVN 40:2011/BTNMT (trước đây là TCVN 5945:1995, QCVN 5945:2005 và QCVN 24:2009).
Khi các cơ sở đấu nối với HTXLNTTT của KCN, CCN với chất lượng nước đầu vào hệ thống theo sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư là các công ty hạ tầng kỹ thuật với các doanh nghiệp hoạt động trong KCN, CCN và thường trong khoảng giá trị ở cột 4. Đối với chất lượng nước thải đầu ra sẽ theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Nếu nước thải của các đơn vị/xí nghiệp trong KCN, CCN vượt quá giới hạn quy định đối với quy định nước thải đầu vào thì các doanh nghiệp phải xử lý
nước thải cục bộ trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung dẫn về HTXLNTTT của KCN, CCN.
HTXLNTTT ở KCN, CCN tùy theo quy mô, đặc điểm quy hoạch hoặc thành phần nước thải, mỗi HTXLNTTT KCN có thể có 1, 2 hay 3 đơn nguyên. Vận hành các HTXLNTTT ở đa số các địa phương cũng chưa thường xuyên, chưa đáp ứng được QCVN (một số thông số trong nước thải vượt ngưỡng), ví dụ như Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… Cũng có một thực trạng ở nhiều KCN, CCN (đặc biệt là Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Bình Định, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, …), HTXLNTTT đã được đầu tư nhưng lượng nước thải thu gom không đủ để vận hành thường xuyên, cụ thể:
Kết quả phân tích chất lượng nước thải ở một số KCN, CCN tại TP Hồ Chí Minh cho thấy: tại KCN Bình Chiểu, chỉ tiêu tổng N và NH4
+ các lần đo năm trước đạt, năm 2012 vượt 1,3 lần. Riêng đối với trường hợp khu công nghiệp Lê Minh Xuân, chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý đều đạt quy chuẩn, nước thải tại kênh 8 cống xả C16, kết quả phân tích đợt 2/2011có COD, BOD, TSS vượt quy chuẩn có thể là do việc đấu nối chưa hoàn chỉnh, tuy nhiên hiện nay chủ đầu tư hạ tầng đã khắc phục, nâng cấp và đầu tư mở rộng thêm một trạm xử lý.
Tại Đà Nẵng: Kết quả kiểm tra đột xuất vào tháng 6/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy: Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Hòa Khánh, hoạt động bình thường, kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước thải sau xử lý tập trung của KCN Hòa Khánh trong 03 đợt (tháng III, IV và V) năm 2012 cho thấy: hầu hết các chỉ tiêu đều thấp hơn so với Quy chuẩn quy định, ngoại trừ coliform của đợt tháng IV/2012 vượt 0,5 lần so với QCVN 40:2011/BTNMT (cột B).
Về chất lượng môi trường nước mặt, nơi tiếp nhận nước thải sau xử lý từ các KCN, CCN ở các tỉnh/thành phố đều có dấu hiệu ô nhiễm do giá trị của
nhiều trong số các thông số như BOD, COD, TSS, dầu mỡ vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015-BTNMT). Đến nay, do tăng cường công tác thanh, kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cùng với việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng BVMT của các doanh nghiệp trong KCN, CCN cũng như các công ty xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, CCN ý thức BVMT của cộng đồng được nâng cao nên chất lượng môi trường nước mặt, nơi tiếp nhận nước thải từ các KCN ngày càng cải thiện hơn.
Chương 2