Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.4. Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống XLNT tập trung CCN
Mạng lưới thoát nước thải CCN sử dụng đường ống D150 có chiều dài 686,9m và đường ống D300 có chiều dài 550m được đặt trong rãnh thoát nước mưa. Nước thải được thu gom vào các tuyến ống nhánh đến các tuyến ống chính sau đó dẫn đến trạm xử lý nước thải nằm phía Tây CCN. Nước thải sau khi được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của CCN tiếp tục được dẫn vào 2 hồ sinh thái có diện tích lần lượt là 600m2 và 1.000m2 sau đó thoát theo
hệ thống rãnh thoát nước có kích thước: chiều dài 50m, chiều rộng 1,2m chảy ra kênh nội đồng của khu vực xã An Đạo tại vị trí xả thải có tọa độ (X:
2367825,44; Y:564378,31) đã được UBND tỉnh Phú Thọ cấp phép tại Quyết định số 312/QĐ - UBND ngày 03/02/2016. Với công nghệ xử lý như sau
Hình 4.10. Sơ đồ xử lý nước thải tập trung CCN
Bùn tuần hoàn Khí
Bể điều hòa Khí
Bể thiếu khí
Bể hiếu khí
Bể lắng
Bể phân hủy bùn Bể khử trùng
Hố ga sau khu xử lý Nước nội tuần
hoàn
Bể thu gom Nước thải CCN
Sân phơi bùn
Mương tiêu thoát nước chung Hồ chứa sự cố
- Mô tả quy trình công nghệ:
+ Đối với nước thải sinh hoạt của các nhà máy trong CCN được xử lý bằng bể tự hoại được xây dựng ngầm dưới chân các công trình vệ sinh của nhà máy. Nước thải của mỗi nhà máy sau khi xử lý qua bể tự hoại được thu gom vào hệ thống đường ống nhựa PVC ỉ110 rồi đấu nối vào hệ thống đường ống dẫn nước thải chung tại các điểm đấu nối theo quy định của CCN, nước thải được dẫn về khu xử lý nước thải tập trung của CCN bằng các đường ống PVC Ф160, PVC Ф200 và PVC Ф300.
+ Đối với nước thải sản xuất của các nhà máy trong CCN được xử lý sơ bộ sau đú được thu gom vào hệ thống đường ống nhựa PVC ỉ110 rồi đấu nối vào hệ thống đường ống dẫn nước thải chung tại các điểm đấu nối theo quy định của CCN, nước thải được dẫn về khu xử lý nước thải tập trung của CCN bằng các đường ống PVC Ф160, PVC Ф200 và PVC Ф300.
Trước khi vào bể điều hòa, nước thải được đưa qua hệ thống song chắn rác có tác dụng loại bỏ các loại rác thô ra khỏi dòng thải, bố trí đồng hồ đo lưu lượng nước thải trước khi vào bể điều hòa. Sau đó, nước thải được bơm vào bể lắng cát ngang cụm bể A/O-MBBR để tiến hành quá trình xử lý sinh học nước thải bởi sự oxy hoá sinh học và tiêu thụ các chất ô nhiễm hữu cơ và vô cơ bởi vi sinh vật hay còn gọi là bùn hoạt tính.
+ Các hạt cát gây cản trở hoạt động của các công trình XLNT, làm giảm dung tích công tác của công trình,...Vì vậy, nước thải phải đi qua bể lắng cát ngang.Tại bể, dưới tác dụng của lực trọng trường, các phần tử rắn (cát, xỉ) có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ được lắng xuống bể. Bể lắng cát được tính toán với vận tốc dòng chảy đủ lớn để các phần tử hữu cơ nhỏ không lắng được và đủ nhỏ để cát và các tạp chất rắn vô cơ giữ lại được trong bể
+ Công nghệ xử lý nước thải chính của CCN là công nghệ A/O-MBBR (Anoxic/Oxic - Moving Bed Biofilm Reactor) gồm các bể thiếu khí và hiếu
khí có đệm sinh học chuyển động cho phép xử lý chất hữu cơ (COD và BOD) và nitrogen với hiệu quả cao, vận hành đơn giản và tiết kiệm diện tích xây dựng cũng như cho phép mở rộng quy mô công suất sau này lên khoảng 25 - 50% mà không cần cải tạo xây dựng quá nhiều.
Hình 4.11. Giá thể sinh học chuyển động
Trong thực tế, MBBR làm việc ở chế độ khuấy trộn hoàn chỉnh, vận hành liên tục và sinh khối sinh trưởng trên giá thể được giữ ở chế độ chuyển động trong dòng nước thải nhờ tác dụng của ngoại lực. MBBR có thể sử dụng trong cả điều kiện hiếu khí (oxic), thiếu khí (anoxic) và yếm khí (anaerobic) phụ thuộc vào cách khuấy trộn giá thể như mô tả trong Hình 4.6, Hình 4.7.
Hình 4.12. Các chế độ làm việc của MBBR
Bảng 4.8. Các thông số kỹ thuật dự tính thiết kế cho trạm XLNT CCN công suất 500 m3/ngày.đêm
TT Danh mục thiết bị Đơn vị Số lƣợng
01 Song tách rác thô Cái 1
02 Bơm chìm nước thải Cái 6
03 Bộ nối nhanh bơm nước Bộ 8
04 Đĩa phân phối khí Bộ 1
05 Thiết bị điều chỉnh lưu lượng V-notch Cái 1
06 Máy khuấy trộn chìm Cái 2
07 Bơm nước bùn nội tuần hoàn từ bể hiếu khí (oxic) về bể
thiếu khí (anoxic) Cái 2
08 Máy thổi khí đặt cạn bể hiếu khí Cái 2
09 Giá thể vi sinh Gói 1
10 Đĩa phân phối khí Bộ 1
11 Tấm lắng Lamen Hệ 1
12 Ống lắng trung tâm bể lắng, hệ máng răng cưa thu nước Bộ 1 13 Bơm định lượng hóa chất khử trùng NaOCl, NaOH, axit Cái 3
14 Thùng pha và chứa hóa chất Cái 3
15 Vật tư đường ống công nghệ và phụ kiện Gói 1
16 Cáp điện và phụ kiện Gói 1
17 Tủ điện điều khiển Cái 1
18 Hệ thống sàn thao tác, lan can bể, mái che động cơ, thiết
bị Bộ 1
19 Đồng hồ đo lưu lượng Cái 2
Hình 4.13. Hình ảnh ống dẫn nước thải
Hình 4.14. . Hình ảnh hồ sinh thái
Hình 4.15. Hình ảnh rãnh thoát nước thải từ hồ sinh học ra mương nội đồng
Để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung của cụm công nghiệp Tử Đà – An Đạo, nghiên cứu tiến hành lấy mẫu 3 đợt. Kế quả phân tích cụ thể:
Bảng 4.9. Kết quả phân tích nước thải trước hệ thống xử lý CCN Tử Đà - An Đạo
TT Thông số phân tích Đơn vị
Kết quả NT1
QCVN 40:2011/BTNMT
Lần 1 Lần 2 Lần3 Cột B
1 pH - 6,75 7,05 6,95 5,5 ÷ 9
2 TSS mg/L 190 200 207 100
3 Nitrit mg/L 0,139 0,196 1,58 -
4 Nitrat mg/L 5,05 6,32 5,91 -
5 Amoni mg/L 15 23 25 10
6 Tổng Photpho mg/L 4,35 4,76 4,13 6
7 Tổng Nitơ mg/L 42 41 43 40
8 COD mg/L 269 282 270 150
9 BOD5 mg/L 200 205 203 50
10 Tổng dầu mỡ
khoáng mg/L 1,6 2,5 2,1 10
11 Coliform MPN/10
0mL 13.000 13.200 12.800 5.000
* Ghi chú:
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- Cột B: Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
- (-): không xác định.
Qua bảng kết quả đo đạc và phân tích trên cho thấy nồng độ các thông số ô nhiễm có trong nước thải trước khi đi vào Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A
về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp nhiều lần, cụ thể:
TSS vượt 2 lần, COD vượt 2,7lần, BOD5 vượt 4 lần, Coliform vượt 2,4 lần.
Do vậy nước thải cần phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
* Nước thải sau HTXL
Bảng 4.10. Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống xử lý CCN Tử Đà – An Đạo
TT Thông số phân tích Đơn vị
Kết quả NT1
QCVN 40:2011/
BTNMT Quý I Quý II Quý
III Cột B
1 pH - 7,03 7 7 5,5 ÷ 9
2 TSS mg/L 24 46 22,3 100
3 Nitrit mg/L <0,008 0,126 <0,008 -
4 Nitrat mg/L 3,48 1,04 3,13 -
5 Amoni mg/L 9,7 0,34 8,2 10
6 Tổng Photpho mg/L 1,23 0,67 1,04 6
7 Tổng Nitơ mg/L 21,5 6,78 20,3 40
8 COD mg/L 57,9 36,4 59,2 150
9 BOD5 mg/L 23,5 15,6 21,8 50
10 Tổng dầu mỡ
khoáng mg/L 0,8 <0,3 0,74 10
11 Coliform MPN/100
mL 3.900 3.200 3.800 5.000
* Ghi chú:
- QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- Cột B: Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
- (-): không xác định.
Biểu đồ so sánh giá trị đo được của các chỉ tiêu và quy chuẩn cho phép được thể hiện ở bảng sau:
Hình 4.16. Biểu đồ thể hiện các chỉ tiêu trong môi trường nước thải sau hệ thống xử lý CCN Tử Đà - An Đạo
* Nhận xét:
Qua bảng kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý của Công ty cổ phần Việt Nam - Korea cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép trong cột B của QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
Để đánh giá hiệu quả hệ thống xử lý nước thải CCN Tử Đà – An Đạo đến chất lượng môi trường tôi đã tiến hành lấy các mẫu nước ngầm và nước mặt xung quanh khu vực CCN Tử Đà – An Đạo để phân tích. Kết quả phân tích vừa là căn cứ để đánh giá hiện trạng môi trường nước hiện tại của CCN Tử Đà – An Đạo, vừa là cơ sở để so sánh và đánh giá ảnh hưởng của hệ thống xử lý nước thải của CCN Tử Đà – An Đạo đến chất lượng môi trường nước khu vực trong những đợt quan trắc giám sát chất lượng môi trường nước sau này.
0 20 40 60 80 100 120
BOD5 TSS NH3
Quý I Quý II Quý III QCVN 40:2011/BTNMT
0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000
Coliform
Quý I Quý II Quý III QCVN 40:2011/BTNMT
4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải CCN Tử Đà - An Đạo.