Các nguồn thải chính từ hoạt động chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích đánh giá dòng thải chứa phốt pho từ hoạt động chăn nuôi lợn quy mô trang trại (Trang 23 - 27)

1.1. Tổng quan về hoạt động chăn nuôi lợn

1.1.3. Các nguồn thải chính và phương pháp xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi lợn

1.1.3.1. Các nguồn thải chính từ hoạt động chăn nuôi lợn

Phân thải:

Phân là sản phẩm loại thải của quá trình tiêu hóa của lợn bị bài tiết ra ngoài qua đường tiêu hóa. Chính vì vậy phân lợn là sản phẩm dinh dưỡng tốt cho cây trồng hay các loại sinh vật khác như cá, giun…Do thành phần giàu chất hữu cơ của

phân nên chúng rất dễ bị phân hủy thành các sản phẩm độc hại, khi phát tán vào môi trường có thể gây ô nhiễm cho vật nuôi, con người và các sinh vật khác.

Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi và khẩu phần ăn. Lượng phân lợn thải ra mỗi ngày có thể dước tính 6 - 8% trọng lượng của lợn. Lượng phân thải trung bình của lợn trong 24h được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 1.2. Lƣợng phân thải trung bình của lợn trong 24h Loại lợn Lượng phân/ ngày đêm

(kg/ ngày)

Tỉ lệ % so với khối lượng cơ thể

Lợn < 10kg 0,5 – 1

6 - 8

Lợn 15 – 45 kg 1 – 3

Lợn 45 – 100 kg 3 – 5

Nguồn: [1]

Thành phần các chất trong phân lợn phụ thuộc vào các yếu tố như:

- Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống

- Độ tuổi của lợn (mỗi độ tuổi sẽ có khả năng tiêu hóa khác nhau) - Tính trạng sức khỏe của lợn và nhu cầu của lợn

- Ngoài ra trong phân còn chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký sinh trùng. Trong 1kg phân có chứa 2.000 – 5.000 trứng giun sán

Bảng 1.3. Thành phần hóa học của phân lợn Thành phần phân (%)

Nước Nitơ P2O5 K2O CaO MgO

82,0 0,60 0,41 0,26 0,09 0,10

Nguồn: [1]

Theo nghiên cứu của Trương Thanh Cảnh (1997) hàm lượng N tổng số trong phân lợn chiếm từ 7,99 – 9,32g/ kg phân [1]. Đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị, cây trồng dễ hấp thụ và góp phần cải tạo đất nếu như phân được sử dụng hợp lý.

Nước thải

Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi lợn.

Theo khảo sát của Trương Thanh Cảnh và các cộng tác viên [1] gần 1.000 trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía Nam cho thấy hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn nước. Cứ 1kg chất thải chăn nuôi do lợn thải ra được pha thêm với từ 20 đến 49 kg nước. Lượng nước này có nguồn gốc từ các hoạt động tắm cho lợn hay dùng để rửa chuồng nuôi hàng ngày… Việc sử dụng nước tắm cho lợn hay rửa chuồng làm tăng lượng nước thải đáng kể, gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý nước thải sau này.

Nước thải chăn nuôi có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao do có chứa hàm lượng các các chất hữu cơ, cặn lơ lửng, N, P và vi sinh vật gây bệnh. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chan nuôi lợn có quy mô tập trung thuộc Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) như sau:

Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu của nước thải chăn nuôi lợn

Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ

Độ màu Pt – Co 350 - 870

Độ đục mg/l 420 - 550

BOD5 mg/l 3.500 – 9.800

COD mg/l 5.000 – 12.000

SS mg/l 680 – 1.200

P tổng mg/l 36 - 72

N tổng mg/l 220 - 460

Dầu mỡ mg/l 5 - 58

Nguồn: [1]

Xác lợn chết

Xác lợn chết là một loại chất thải đặc biệt của chăn nuôi lợn. Thường thì lợn chết là do bệnh lý cho nên chúng là một nguồn phát sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh. Xác lợn chết có thể phân hủy tạo thành các sản phẩm độc. Các mầm bệnh và độc tố có thể được lưu giữ trong đất trong thời gian dài hay lan truyền trong môi trường nước hay không khí, gây nguy hiểm cho người, vật nuôi. Chuồng nuôi lợn bị bệnh chết phải được khử trùng bằng vôi hay hóa chất chuyên dùng trước khi dùng để nuôi tiếp. Trong điều kiện chăn nuôi phân tán, nhiều hộ gia đình vứt xác động vật nuôi bị chết xuống ao, hồ, cống rãnh, đây là nguồn phát tán dịch bệnh rất nguy hiểm.

Thức ăn thừa, vật liệu lót chuồng và các chất thải khác

Trong các chuồng trại chăn nuôi người ta thường dùng rơm, rạ hay các chất độn khác để lót chuồng. Sau một thời gian sử dụng những chất này sẽ được thải bỏ đi. Loại chất thải này tuy chiếm khối lượng không lớn nhưng chúng cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường quan trọng, do phân, nước tiểu và các mầm bệnh khác có thể bám theo chúng. Vì vậy chúng cũng cần phải thu gom xử lý hợp vệ sinh, không vứt bỏ ra ngoài môi trường tạo điều kiện cho mầm bệnh phát tán vào môi trường.

Ngoài ra thức ăn thừa, rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm và thức ăn là nguồn chứa các chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Khi chúng bị phân hủy sẽ tạo ra các chất kể cả mùi hôi, gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới sinh trưởng của lợn và sức khỏe con người.

Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y

Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị bỏ như bao bì, kim tiêm, chai lọ đựng thức ăn hay thuốc thú y… là nguồn quan trọng dễ gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là các bệnh phẩm thú y, thuốc khử trùng, bao bị đựng thuốc được xếp vào loại chất thải nguy hại, cần có biện pháp xử lý như chất thải nguy hại.

Khí thải

Chăn nuôi là một ngành tạo ra nhiều khí thải nhất. Theo Hobs và cộng sự (1995) có tới hơn 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là: CO2, CH4, NH3, NO2, H2S, indol, mecaptal,… và hàng loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi gây độc cho gia súc, cho con người và môi trường.

Ở những khu vực chăn nuôi có chuồng trại thông thoáng kém dễ tạo ra các khí độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh khu vực chăn nuôi.

Ở điều kiện bình thường, các chất thải như phân, nước tiểu nhanh chóng phân hủy tạo ra hàng loạt các chất khí có khả năng gây độc cho con người và vật nuôi, nhất là các bệnh về hô hấp, về mắt, tổn thương niêm mạc mắt, gây ngạt thở, sẩy thai và có thể dẫn tới tử vong.

Tiếng ồn

Tiếng ồn trong chăn nuôi lợn thường gây nên bởi hoạt động của lợn, hoặc các hoạt động của máy công cụ sử dụng trong chăn nuôi. Trong chăn nuôi tiếng ồn chỉ xảy ra ở thời điểm nhất định (thường là thời điểm cho lợn ăn). Tuy nhiên tiếng ồn gây ra là những âm thanh chói tai, khó chịu, đặc biệt là chuồng kín. Người tiếp xúc với dạng tiếng ồn này kết hợp với bụi và nồng độ khí độc cao dễ rơi vào tình trạng căng thẳng dẫn đến ảnh hưởng tới trạng thái tâm lý, sức khỏe và sức đề kháng bệnh tật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phân tích đánh giá dòng thải chứa phốt pho từ hoạt động chăn nuôi lợn quy mô trang trại (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)