CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu
Thu thập các số liệu, dữ liệu và tổng hợp tài liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu:
- Các số liệu ghi trên nhãn mác bao bì sản phẩm, các số liệu thống kê về tình hình chăn nuôi lợn tại Việt Nam và trên thế giới thu thập từ các cơ quan chức năng như: Tổng cục thống kê, Cục chăn nuôi, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Báo cáo khoa học, Thống kê của Ban chăn nuôi thú y xã Đỗ Động,…
- Các bài báo, tài liệu trong nước và quốc tế về hàm lượng P đầu vào, P đầu ra trong hoạt động chăn nuôi lợn, và quá trình áp dụng phân tích dòng vật chất MFA.
- Các tiêu chuẩn trong lấy mẫu và bảo quản mẫu theo các tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng (TCVN 6663-1:2011; TCVN 6663-3:2016)
Formatted: Centered
2.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn, khảo sát thực địa
Điều tra thông tin về tình hình chăn nuôi lợn tất cả các cơ sở trên địa bàn được thu thập từ Ban chăn nuôi thú y xã Đỗ Động, từ đó đánh giá và lựa chọn 2 trang trại chăn nuôi lợn thịt mang tính đại diện cho khu vực để tiến hành lấy mẫu phân tích gồm: phân thải, nước thải, nguồn nước sử dụng cho chăn nuôi lợn và phỏng vấn chủ trang trại, nội dung phỏng vấn gồm những nội dung chính như sau:
Lượng thức ăn, lượng nước uống, lượng nước tắm rửa vệ sinh chuồng trại, lượng phân thải, lượng nước thải phát sinh, phương thức thu gom chất thải, liều lượng và cách thức sử dụng của thuốc thú y, vacxin trong hoạt động chăn nuôi, thời gian chăn nuôi… Kết quả điều tra được thể hiện ở phụ lục số 01.
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu - Hai trang trại được tiến hành lấy mẫu như sau:
Việc lấy mẫu chất thải là phân tích hàm lượng P trong đó. Lượng thức ăn cho lợn theo từng giai đoạn quyết định quan trọng đến hàm lượng P trong chất thải nên ta tiến hành lấy mẫu ở 3 giai đoạn tăng trưởng của lợn với nhu cầu về thức ăn khác nhau như sau: Giai đoạn từ 10 - 15 kg (nhu cầu thức ăn dưới 1kg thức ăn/con/ngày), giai đoạn từ 15 - 50 kg (nhu cầu thức ăn trên 1kg thức ăn/con/ngày), giai đoạn trên 50 kg (nhu cầu thức ăn trên 2kg thức ăn/con/ngày). Cụ thể mỗi một trang trại lấy mẫu ở 3 giai đoạn tăng trưởng của lợn như trên. Mỗi giai đoạn lấy 3 mẫu nước thải tại tại cùng một vị trí mương thu gom nước thải và 3 mẫu phân tươi tại tại cùng một vị trí chuồng nuôi để tiến hành phân tích P tổng.
- Lấy 2 mẫu nước giếng khoan sử dụng cho lợn uống, tắm và rửa chuồng trại tại 2 trang trại để tiến hành phân tích P tổng (độ sâu giếng khoảng 30-40 mét).
- Mẫu được lấy tuân theo hướng dẫn lấy mẫu và bảo quản mẫu, mẫu được đựng trong hộp nhựa sạch không có chứa hóa chất, bọc trong túi nilon đen.
Comment [oh5]: Có phụ lục câu hỏi phỏng vấn thì ghi ở đây để người đọc biết mà tìm
- Mẫu được bảo quản thường và vận chuyển ngay về phòng thí nghiệm (Phòng Công nghệ cao và Phân tích chất lượng môi trường, Công ty Cổ phần kỹ thuật môi trường Đại Việt – Giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc và phân tích có số hiệuVimcerts 237). Phân tích trong vòng 7 ngày kể từ khi lấy mẫu. Phương pháp phân tích mẫu thực hiện theo các tiêu chuẩn sau:
+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6202:2008 về chất lượng nước – xác định P – phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat [23]
+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9466:2012 về chất thải rắn – Hướng dẫn lấy mẫu từ đống chất thải [24]
+ Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8904:2011 về chất lượng đất – xác định P tổng – phương pháp so màu [25]
Bảng 2.1. Danh sách phân tích mẫu phốt pho tổng của 2 trang trại Giai đoạn Kí hiệu mẫu
trang trại 1
Kí hiệu mẫu trang trại 2
Loại mẫu Vị trí lấy mẫu
Giai đoạn lợn từ 10- 15 kg
P(n) 1.1 P(n) 2.1
Phân tươi
Phân tươi được lấy trong
chuồng/
Nước thải được lấy tại
mương thu nước thải trong chuồng P(n) 1.2 P(n) 2.2
P(n) 1.3 P(n) 2.3 N(n) 1.1 N(n) 2.1
Nước thải N(n) 1.2 N(n) 2.2
N(n) 1.3 N(n) 2.3
Giai đoạn lợn từ 15- 50 kg
P (g) 1.1 P(g) 2.1
Phân tươi P(g) 1.2 P(g) 2.2
P(g) 1.3 P(g) 2.3 N(g) 1.1 N(g) 2.1
Nước thải N(g) 1.2 N(g) 2.2
N(g) 1.3 N(g) 2.3
Giai đoạn lợn trên 50 kg
P(x) 1.1 P(x) 2.1
Phân tươi P(x) 1.2 P(x) 2.2
P(x) 1.3 P(x) 2.3 N(x) 1.1 N(x) 2.1
Nước thải N(x) 1.2 N(x) 2.2
N(x) 1.3 N(x) 2.3 Nước cho lợn
uống, tắm rửa vệ G1 G2 Tại nguồn
nước cấp
sinh chuồng trại
2.2.4. Phân tích dòng vật chất MFA với phần mềm STAN - Phần mềm STAN được sử dụng là phiên bản 2.6.801 [37]
- Các thông số đầu vào đầu ra:
+ Đầu vào: Thức ăn, thức ăn thừa, nước, dược phẩm
+ Đầu ra: Phân thải, nước thải, xác lợn chết, thất thoát vào môi trường
- Phần mềm STAN dựa trên các số liệu tính toán từ bốn loại công thức tính toán:
+ Công thức tính toán cân bằng:
∑đầu vào = ∑đầu ra + thay đổi tổn thất
+ Công thức tính toán dựa trên hệ số luân chuyển:
đầu ra x = hệ số luân chuyển đến đầu ra x + ∑đầu vào + Công thức tính toán tổn thất:
tổn thấtgiai đoạn i+1 = tổn thấtgiai đoạn + thay đổi tổn thấtgiai đoạn i
+ Công thức tính toán dựa trên nồng độ vật chất:
Khối lượngvật chất = khối lượnghàng hóa + nồng độvật chất
Dựa trên bốn công thức trên, những dữ liệu cần thiết sẽ được sử dụng tính toán và những dữ liệu không sử dụng trong tính toán sẽ được tự động sử dụng để kiểm chứng các dữ liệu chưa biết (dữ liệu đối chiếu). Tất cả các dữ liệu hiện có trong các lớp và chu kỳ sẽ được sử dụng một cách đồng thời. Do đó, các lỗi trong quá trình tính toán sẽ được tự động phát hiện thông qua các phép kiểm tra xác suất.
Bảng 2.2. Các thông số trong tính toán nghiên cứu Stt Thông số
P tổng (P)
Các tính toán Ghi chú
1 P trong thức ăn
Tính toán dựa vào số liệu thu thập được từ bao bì sản phẩm
Các dòng có P tổng < 0,1% so với tổng lượng P thì coi như = 0 trong quá trình tính toán
2 P trong thức ăn thừa
Tính toán dựa theo khảo sát lượng thức ăn thừa thực tế
3 P trong nước giếng (uống, tắm, rửa chuồng)
Tính toán dựa vào số liệu phân tích mẫu nước giếng khoan
4 P trong dược phẩm
Tính toán dựa vào số liệu thu thập được từ bao bì sản phẩm
5 P trong phân thải
Tính toán dựa vào số liệu phân tích phân thải
6 P trong nước thải
Tính toán dựa vào số liệu phân tích nước thải
7 P tích trữ ở
lợn Nghiên cứu tài liệu tham khảo
8 P trong lợn chết
Vì thời gian có hạn và dịch bệnh kéo dài tại thời điểm thực hiện luận văn nên tác giả không có điều kiện để nghiên cứu chi tiết thông số này. Trong tính toán coi như không có lợn chết P = 0
9 P thất thoát
Tính toán dựa vào cân bằng vật chất:
Tổng vào = Tổng ra + thay đổi tổn thất (nếu có)