Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Lạng Sơn
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí
Lạng Sơn là tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc - Bắc Bộ có toạ độ địa lý 21o19’31”- 22o27’44” vĩ độ Bắc và 106o05’38” - 107o21’48” kinh độ Đông. Có địa giới hành chính như sau:
+ Phía Đông bắc giáp Sùng Tả (Quảng Tây, Trung Quốc).
+ Phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn.
+ Phía Tây - Nam giáp với Thái Nguyên.
+ Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang.
+ Phía Đông, Đông - Nam giáp với Quảng Ninh.
+ Phía Bắc, Tây Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.
- Hình 3.1: Bản đồ vùng nghiên cứu
39
- Đặc điểm địa hình
Lạng Sơn có địa hình phức tạp gồm: vùng núi cao, vùng đá vôi, núi thấp và đồi, trong đó đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh. Dạng địa hình phổ biến ở Lạng Sơn là núi thấp và đồi, độ cao trung bình 252m so với mặt nước biển. Nơi thấp nhất là 20m ở phía Nam huyện Hữu Lũng và nơi cao nhất là núi Mẫu Sơn 1541m.
Địa hình được chia thành 3 tiểu vùng, vùng núi phía Bắc (gồm các núi đất xen núi đã chia cắt phức tạp tạo nên miền mái núi có độ dốc trên 350) vùng núi đá vôi (thuộc cánh cung Bắc Sơn - Văn Quan - Chi Lăng - Hữu Lũng, có nhiều hang động, sườn dốc đứng và có nhiều đỉnh cao trên 550m) vùng đồi núi thấp phía Nam và Đông Nam bao gồm hệ thống đồi núi thấp xen kẽ các dạng đồi bát úp, độ dốc trung bình 100–250.
Hình thế chung của địa hình là độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trong khi sông Kỳ Cùng chảy giữa máng trũng Lộc Bình - Thất Khê có hướng đi ngược lại, từ Đông Nam lên Tây Bắc. Điều này có nguyên nhân ở lịch sử cấu tạo địa chất, khi xảy ra đứt gãy, kiến tạo và địa tạo ở chu kỳ Inđôxini (trung sinh đại) và hiện tượng cướp dòng (sông Kỳ Cùng trước kia chảy vào vịnh Bắc Bộ, sau biến động nói trên đổi hướng chảy vào sông Tây Giang ở Trung Quốc).
Các dạng đồi đều có sườn dốc dưới 250, có những ngọn đồi gần giống nhau, có cùng cao độ, hình dạng đỉnh bằng sườn thoải. Các thung lũng quanh co, uốn khúc liên tục và không có bậc thềm.
- Khí tượng thuỷ văn
+ Đặc điểm khí tượng - khí hậu
Lạng Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang nét đặc trưng của vùng núi phía Bắc, mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh ít mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, có năm chịu ảnh hưởng của bão. Lạng Sơn có các khí hậu vùng đặc trưng là:
Khí hậu vùng núi cao Mẫu Sơn.
Khí hậu vùng núi vừa và thấp phía Bắc và Đông.
Khí hậu vùng núi thấp phía Nam.
Khí hậu vùng phía Tây và Tây Nam.
Nét đặc trưng của khí hậu Lạng Sơn là miền nhiệt không quá cao. Có mùa đông tương đối dài (tới 5 tháng) và khá lạnh. Lượng mưa trung bình năm là 1.200 -
40
1.600mm, với số ngày mưa là 135 ngày/năm. Nơi duy nhất có lượng mưa trên 1600mm là Mẫu Sơn (2589 mm). Nhiều nơi mưa dưới 1200mm, trong đó ít nhất là Ðồng Ðăng 1104,7mm, Na Sầm 1118,4mm. Huớng gió và tốc độ gió của Lạng Sơn vừa chịu sự chi phối của yếu tố hoàn lưu, vừa bị biến dạng bởi địa hình. Mùa lạnh thịnh hành gió Bắc, mùa nóng thịnh hành gió Nam và Đông Nam. Tốc độ gió nói chung không lớn, trung bình 0,8-2 m/s song phân hoá không đều giữa các vùng trong tỉnh; Độ ẩm cao (80% - 85%)và phân bố tương đối đều trong năm; nhiệt độ trung bình năm: 17-220C; Số giờ nắng trung bình khoảng 1600 giờ; Sự phân bố khí hậu này đã cho phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới. Đặc biệt là các loại cây trồng dài ngày như hồi, trám, quýt, hồng, đào, lê, thông, cà phê, chè, và các cây lấy gỗ.
+ Đặc điểm thủy văn
Lạng Sơn có mạng lưới sông, suối khá phát triển. Mật độ mạng lưới sông, suối của Lạng Sơn dao động trung bình từ 0,6km2 - 1,2 km/km2. Lạng Sơn có 3 sông chính là sông Kỳ Cùng, sông Thương và sông Đồng Quy. Sông Kỳ Cùng chảy về lưu vực sông Tây Giang (Trung Quốc), sông Thương chảy về lưu vực sông Thái Bình, sông Đồng Quy chảy về địa phận tỉnh Quảng Ninh.
Sông Kỳ Cùng có độ dài 243km và diện tích lưu vực 6.660km². Bắt nguồn từ vùng núi Bắc Xa cao 1166m thuộc huyện Đình Lập, sông Kỳ Cùng thuộc lưu vực sông Tây Giang Trung Quốc. Đây là con sông duy nhất ở miền Bắc Việt Nam chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, do vậy mảnh đất xứ Lạng còn được gọi là “nơi dòng sông chảy ngược”
Bảng 3.1: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Kỳ Cùng
Chiều dài (km)
Diện tích
lưu vực (km2)
Độ caoTB
lưu vực (m)
Độ dốc (%)
Độ rộngTB lưu vực
(km)
Hệ số tập trung
nước chảy
Hệ số không
cân bằng nước sông
Hệ số uốn khúc
TB
Mật độ lưới sông (km/km2)
243 6.66 386 18,8 50 2,3 6,14 2,11 0,83
(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989).
41
Sông Thương là sông lớn thứ hai của Lạng Sơn, bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước (huyện Chi Lăng) chảy trong máng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang có chiều dài 157km và diện tích lưu vực 6640km².
Bảng 3.2: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Thương
Chiều dài (km)
Diện tích lưu vực (km2)
Độ caoTB
lưu vực (m)
Độ dốc (%)
Độ rộngTB lưu vực (km)
Hệ số tập trung
nước chảy
Hệ số không
cân bằng nước sông
Hệ số uốn khúc trung bình
Mật độ lưới sông (km/km2)
157 6.64 190 13,3 67,1 1,87 - 1,87 0,82
(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989).
Sông Trung nằm ở hữu ngạn sông Thương, bắt nguồn từ vùng núi Võ Nhai, thuộc Thái Nguyên và đổ vào sông Thương tại Na Hoa, huyện Hữu Lũng, cách cửa sông Thương 97km. Đặc trưng hình thái sông được trình bày trong Bảng sau:
Bảng 3.3: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Trung
Chiều dài (km)
Diện tích lưu vực (km2)
Độ caoTB
lưu vực (m)
Độ dốc (%)
Độ rộngTB lưu vực
(km)
Hệ số tập trung
nước chảy
Hệ số không
cân bằng nước sông
Hệ số uốn khúc trung bình
Mật độ lưới sông (km/km2)
65 1.27 258 12,8 19,3 1,51 - 1,40 0,71
(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989).
Ngoài ra còn có các sông suối khác chảy qua tỉnh Lạng Sơn như:
42
Sông Ba Thín bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Quảng Tây (Trung Quốc) đổ vào bờ phải sông Kỳ Cùng ở xã Khuất Xá huyện Lộc Bình.
Bảng 3.4: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Ba Thín
Chiều dài (km)
Diện tích
lưu vực (km2)
Độ caoTB
lưu vực (m)
Độ dốc (%)
Độ rộngTB
lưu vực (km)
Hệ số tập trung
nước chảy
Hệ số không
cân bằng nước sông
Hệ số uốn khúc trung
bình
Mật độ lưới sông (km/km2)
52 320 390 14,6 10,2 1,5 0,38 2,0 0,67
(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989).
Sông Bắc Giang là phụ lưu của sông Kỳ Cùng. Sông có độ dài 114 km, diện tích lưu vực: 2670 km².
Bảng 3.5: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Bắc Giang
Chiều dài (km)
Diện tích
lưu vực (km2)
Độ caoTB
lưu vực (m)
Độ dốc (%)
Độ rộngTB lưu vực
(km)
Hệ số tập trung
nước chảy
Hệ số không
cân bằng nước sông
Hệ số uốn khúc
TB
Mật độ lưới sông (km/km2)
114 2.67 465 23,5 29 1,82 0,41 1,82 1,01
(Nguồn: Đặc điểm khí tượng thuỷ văn tỉnh Lạng Sơn, Đài KTTV Lạng Sơn, 1989)
43
Sông Kỳ Cùng tại cầu Bản Trại Sông Thương tại cầu Chi Lăng
Sông Trung, tại Hữu Lũng Sông Bắc Giang tại Hoa Thám Hình 3.2: Một số thủy vực lớn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn