Chương 2. THỰC TRẠNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TẠI CÔNG ĐOÀN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
2.3. Phân tích thực trạng hoạt động nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công đoàn tại Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
2.3.1. Tuyền truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức cán bộ công đoàn Hầu hết đội ngũ CBCĐ đều trưởng thành từ phong trào cơ sở và hoạt động công đoàn, nhiệt tình có tâm huyết với phong trào công nhân và hoạt động công đoàn, được quần chúng, cán bộ, công chức, viên chức, lao động tín nhiệm; luôn gắn bó, quan tâm đến lợi ích của công nhân, lao động, có nhiều nỗ lực khắc phục mọi khó khăn phấn đấu trong học tập, công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.
Nhìn chung CBCĐ là những người có phẩm chất đạo đức tốt, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng; Sự lãnh đạo đúng đắn của công đoàn các cấp; luôn gắn bó, quan tâm đến lợi ích của người lao động, có nhiều nỗ lực khắc phục mọi khó khăn phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Những yếu tố đó đã góp phần quan trọng vào việc đổi mới tổ chức, nội dung phương thức hoạt động, từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động công đoàn. Hầu hết cán bộ chủ chốt (Chủ tịch, Phó Chủ tịch) của các CĐCS đều tham gia cấp ủy đảng cùng cấp (khoảng 94%), một sốđồng chí tham gia Ban Thường vụ cấp uỷ (khoảng 55%).
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của CBCĐ nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, tích cực vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào hoạt động công đoàn. Các công đoàn cơ sởđã tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm của Đảng nhằm nâng cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hoài bão, lý tưởng say mê khoa học, bản lĩnh chính trị, vững vàng trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, hòng lôi kéo người lao động đi ngược lợi ích của đất nước, dân tộc.
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam căn cứ tình hình thực tiễn đã tổ chức triển khai, tuyên truyền cho đoàn viên công đoàn về việc thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tuyên truyền sâu rộng, đầy đủ tinh thần, nội dung của Nghị quyết: Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (nhiệm kỳ 2015-2020); Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đến toàn bộ cán bộ, đảng viên, người lao động. Chủ động xây dựng Kế hoạch, Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, cụ thể:
Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tham gia tổ chức cho đoàn viên, viên chức, NLĐ học tập, quán triệt các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương: Nghị quyết Hội nghị TW 4,5,6,7,8,10. Những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ được đẩy lùi và ngăn chặn được sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vận động đoàn viên, viên chức, NLĐ thực hiện chủ trương của Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đối với một số đơn vị trong Viện phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, nêu gương trước quần chúng; cải cách chính sách tiền lương
(quy chế chi tiêu nội bộ của Viện) theo tinh thần Nghị quyết số 18,19,26,27 của Ban Chấp hành Trung ương.
Công đoàn Viện Hàn lâm tổ chức tuyên truyền, kỷ niệm các ngày lễ lớn cũng như các sự kiện lớn của đất nước, của Thủ đô Hà Nội, của Viện Hàn lâm, tuyên truyền đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các hoạt động đã thu hút đông đảo cán bộ, viên chức, NLĐ tham gia, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, tự hào về truyền thống Việt Nam, truyền thống của Viện; vun đắp và nâng cao tính nhân văn, tinh thần tình nguyện và trách nhiệm của cán bộ, viên chức, NLĐ đối với Viện Hàn lâm và xã hội.
Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức tuyên truyền trước, trong, sau Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp, Đại hội Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2017- 2022); kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 90 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019)… với nhiều hoạt động như: các chương trình gặp mặt, hội diễn văn hóa – văn nghệ, thể dục, thể thao và các chương trình về nguồn…
Công đoàn Viện Hàn lâm tổ chức thăm dò dư luận xã hội, chủ động nắm bắt tình hình tư tưởng cán bộ, viên chức, NLĐ…và tiếp xúc với cán bộ, viên chức, NLĐ để nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng, thái độ hoặc những bức xúc về tình hình thế giới, sự kiện trong nước và những vấn đề nổi cộm; giúp cấp ủy nắm bắt được dư luận xã hội, diễn biến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, viên chức, NLĐ để sớm phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh. Qua đó kịp thời định hướng tư tưởng và đề nghị biện pháp xử lý thích hợp, góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn ổn định an ninh tư tưởng trong Viện Hàn lâm.
Đến nay, nhiều cán bộ, viên chức, NLĐ đã đề cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống; gương mẫu đi đầu, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gương mẫu, giản dị, tận tụy,
thân thiện, trách nhiệm; làm việc đúng giờ, nghiêm túc; ý thức tiết kiệm tài sản công được nâng lên...
Nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác, Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội nghị tuyên truyền sâu rộng cho toàn thể cán bộ, viên chức, NLĐ những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đã khơi dậy trong mỗi con người niềm tự hào dân tộc, đoàn kết vượt qua mọi khó khăn trong công việc, cuộc sống để rèn luyện bản lĩnh chính trị, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng làm gương cho quần chúng noi theo.
Các công đoàn trực thuộc đã gắn tuyên truyền, giáo dục đội ngũ công đoàn, người lao động với việc phát động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhờ đó đã làm chuyển biến tích cực về nhận thức, đồng thời gắn với hành động làm theo lời Bác, nhất là việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của công đoàn; Đã chỉ đạo các cấp công đoàn thực hiện nghiêm túc nội dung các bước của cuộc vận động; tiến hành kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; thông qua cuộc vận động để quản lý và rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ công đoàn; Đã phối hợp với Đảng ủy Viện Hàn lâm tiến hành triển khai học tập các chuyên đề như: Chuyên đề “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (năm 2016), “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (năm 2018) và “Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” (năm 2019).
Cán bộ công đoàn đánh giá về công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức cán bộcông đoàn:
Bảng 2.9. Đánh giá về công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức cán bộ công đoàn
Nội dung Sốlƣợng
(người) Tỷ lệ (%)
Rất vững vàng 89 52,66
Vững vàng 75 44,38
Chưa vững vàng 05 2,96
Cộng: 169 100
(Nguồn: Điều tra của tác giả) Đánh giá về công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức cán bộ công đoàn, qua khảo sát 169 phiếu được hỏi, có 89 người trả lời rất vững vàng (chiếm 52,66%), 75 người trả lời vững vàng (chiếm 44,38%), 05 người trả lời chưa vững vàng (chiếm 2,96%).
2.3.2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, tuyển dụng, điều động, luân chuyển cán bộ công đoàn
Điều động, luân chuyển cán bộ là khâu quan trọng của công tác cán bộ, tạo điều kiện rèn luyện, bồi dưỡng, thử thách cán bộ, đặc biệt là cán bộ nguồn, cán bộ trẻ, cán bộ trong diện quy hoạch. Căn cứ vào yêu cầu, vào tiêu chuẩn đối với CBCĐ để xây dựng kế hoạch và thực hiện việc luân chuyển, điều động cán bộ cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn của mỗi đơn vị. Viện Hàn lâm và các đơn vị trực thuộc thực hiện việc tuyển dụng, điều động, luân chuyển cán bộ theo quy định của luật cán bộ viên chức.
Đối với Công đoàn Viện Hàn lâm và các công đoàn trực thuộc, thực hiện xây dựng chiến lược, quy hoạch đội ngũ CBCĐcho nhiệm kỳ hoạt động.
Ban Chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm xây dựng kế hoạch quy hoạch đội ngũ CBCĐ đặc biệt là quy hoạch Ban Thường vụ. Trước mỗi kỳ đại hội, Ban Chấp hành Công đoàn Viện Hàn lâm xây dựng kế hoạch quy hoạchBan Chấp hành, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Công đoàn Viện Hàn lâm; xin
ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy Viện Hàn lâm và Công đoàn Viên chức Việt Nam về dự kiến danh sách quy hoạch.
Đối với các công đoàn trực thuộc, thực hiện sự chỉ đạo của Công đoản Viện Hàn lâm về công tác quy hoạch đội ngũ CBCĐ cho nhiệm kỳ mới, Ban Chấp hành Công đoàn đơn vị xây dựng kế hoạch quy hoạch ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ công đoàn, nhất là cán bộ giữ chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, thông qua ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp, đảm bảo đúng điều kiện, tiêu chuẩn của ủy viên Ban Chấp hành theo quy định.
Đảm bảo cơ cấu hợp lý trong việc xây dựng Ban Chấp hành của mỗi kỳ đại hội là tiền đề quan trọng của hoạt động công đoàn đơn vị. Việc lựa chọn, xây dựng Ban Chấp hành công đoàn cơ sở gồm các ủy viên có năng lực, trình độ, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm, có uy tín trong phong trào cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và hoạt động công đoàn để lãnh đạo công đoàn viên thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình và nhiệm vụcủa tổ chức Công đoàn Việt Nam trong giai đoạn mới.
Việc lựa chọn, giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phải dựa vào tiêu chuẩn, điều kiện là chính trên cơ sở đó phấn đấu thực hiện cơ cấu.
Những người được giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở là công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của tổ chức công đoàn và theo hướng dẫn của công đoàn Viện Hàn lâm.
Công tác nhân sự phải được tiến hành theo đúng quy trình, quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Công đoàn Viên chức Việt Nam.
Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở do Đại hội bầu ra phải có bản lĩnh đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và đoàn viên công đoàn. Việc xây dựng Ban Chấp hành công đoàn phải căn cứ tiêu chuẩn là chính, có số lượng và cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của công đoàn cơ sở.
Qua theo dõi hồ sơ đại hội công đoàn nhiệm kỳ 2017 – 2022 của các đơn vị tại Văn phòng công đoàn Viện Hàn lâm cho thấy, Ban Chấp hành công đoàn các đơn vị đã đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện của ủy viên Ban Chấp hành. Cơ cấu Ban Chấp hành công đoàn đã đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa 3 độ tuổi: dưới 40 tuổi (chiếm khoảng 50,5%), từ 40 đến dưới 50 tuổi (chiếm 42,5%), còn lại trên 50 tuổi trở lên; đảm bảo tính kế thừa, phát triển; tỉ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành đạt tiêu chuẩn theo quy định trên 30%. Điều này cho thấy, tuổi tham gia ban chấp hành công đoàn đã có sự trẻ hóa (dưới 40 tuổi chiếm trên 50%), con số này so với các nhiệm kỳ trước tăng lên nhiều. Trước đây, số cán bộ có độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi tham gia Ban Chấp hành công đoàn chiếm tỷ lệ khá cao (gần 60%).
Cán bộ công đoàn đánh giá về công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch cán bộ công đoàn:
Bảng 2.10.Đánh giá của cán bộ công đoàn về công tác quy hoạch cán bộ công đoàn
Nội dung Sốlượng (người) Tỷ lệ (%)
Rất quan trọng 125 73,96
Quan trọng 44 26,04
Không quan trọng 0 0
Cộng: 169 100
(Nguồn: Điều tra của tác giả) Tổng số 169 phiếu được hỏi đánh giá về công tác quy hoạch cán bộ công đoàn, có 125 phiếu trả lời rất quan trọng (chiếm 73,96%), 44 phiếu trả lời quan trọng (chiếm 26,04%). Điều này cho thấy, công tác quy hoạch cán bộ công đoàn là công tác quan trọng trong việc xây dựng Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn để lãnh đạo hoạt động của công đoàn cơ sở.
2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm cập nhật thông tin, tri thức, nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, bồi dưỡng kiến thức, luyện kỹ năng đặc biệt là
những kiến thức, kỹ năng phù hợp với cán bộ làm công tác công đoàn. Nội dung, chương trình, hình thức bồi dưỡng CBCĐ phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ, vị trí việc làm và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
Trong nhiều năm qua, Công đoàn Viện Hàn lâm luôn quan tâm đến
công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ. Hàng năm, Văn phòng công đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng CBCĐ trình Ban Thường vụ phê duyệt. Công tác này đã có nhiều chuyển biến tích cực, đem lại những hiệu quả nhất định và dần nâng cao chất lượng bồi dưỡng CBCĐ. Các công đoàn cơ sở đã chủđộng nâng cao chất lượng CBCĐ từ cấp tổ trở lên, một sốđơn vị đã phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn kết hợp giao lưu trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các CĐCS trong Viện Hàn lâm. Từ năm 2015 – 2019, Công đoàn Viện Hàn lâm đã tổ chức 16 lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 1.500 lượt cán bộ công đoàn cơ sở. Một số công đoàn cơ sở có sốlượng đoàn viên lớn đã chủ động tổ chức hoặc phối hợp với công đoàn cơ sở trong Viện Hàn lâm, tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác công đoàn cho CBCĐ từ cấp tổ trở lên, nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ công tác công đoàn và kỹnăng, phương pháp hoạt động công đoàn trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ bước đầu đã có chuyển biến tích cực, đặc biệt là sau khi có các Nghị quyết của Tổng Liên đoàn và hướng dẫn của Công đoàn Viên chức Việt Nam. Qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụđã giúp cho cán bộ công đoàn các cấp hiểu được lý luận nghiệp vụ công tác công đoàn, có được phương pháp, kỹ năng hoạt động, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm còn có một số tồn tại, hạn chế sau:
Một số nội dung chương trình đào tạo đã có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn bất cập, nhiều chuyên đề nội dung giáo trình chưa thống nhất, chồng chéo
lẫn nhau, còn nặng về lý luận ít về nghiệp vụ và kỹnăng hoạt động, chưa sát thực tế.
Một số lớp tập huấn, phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp truyền thống, chưa sử dụng phương pháp tích cực, nên chưa phát huy được trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn phong phú của cán bộ trong quá trình học tập.
Mặc dù đã có Nghị quyết của Tổng Liên đoàn là dành 15% nguồn chi ngân sách hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, tuy nhiên kinh phí dành cho đào tạo tại công đoàn cơ sở còn thấp.
Một sốcông đoàn cơ sở, nhất là công đoàn cơ sở có sốlượng đoàn viên ít (từ dưới 30 đoàn viên) chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo cán bộ công đoàn; người sử dụng lao động vẫn chưa tạo điều kiện thời gian cho cán bộcông đoàntham gia đào tạo.
Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, kết quả bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong những năm gần đây (từ 2015 - 2019) như sau:
Bảng 2.11. Kết quả tập huấn, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn Năm Kết quả tập huấn, bồi dƣỡng
Số lớp Số lượt người
2015 04 360
2016 03 290
2017 03 269
2018 03 289
2019 03 291
Cộng: 16 1.499
(Nguồn: Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) Công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ công đoàn luôn được Công đoàn Viện Hàn lâm quan tâm. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Công doàn đã xây dựng chương trình công tác cả nhiệm kỳtrong đó có nội dung tập huấn cán bộ công đoàn hàng năm. Từ năm 2015 – 2019, Ban Thường vụ Công