Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN TẠI CÔNG ĐOÀN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công đoàn
3.2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn
Các cấp công đoàn cần làm cho đội ngũ CBCĐ ý thức đầy đủ rằng không đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ của người CBCĐ trước những yêu cầu phát triển của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Do vậy, đào tạo bồi dưỡng cán bộ là vấn đề hết sức quan trọng, có vai trò quyết định đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và yêu cầu công tác cán bộ công đoàn của các cấp, các ngành để xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cho phù hợp với yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ.Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn theo chức danh gắn lý thuyết với thực hành, bổ sung các kỹ năng xử lý tình huống nảy sinh trong thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tạo điều kiện để cán bộ, đoàn viên công đoàn có thể tiếp cận các chương trình đào tạo một cách thuận lợi, dễ dàng.
Đa dạng hóa nội dung và hình thức đào tạo:
Cần đa dạng hoá các hình thức đào tạo cán bộcông đoàn để mọi cán bộ công đoàn có cơ hội, điều kiện được đào tạo. Đối với cán bộ trẻ trong diện quy hoạch cần được đào tạo cơ bản, tập trung, nhằm trang bị cho họ một cách có hệ thống và tương đối toàn diện những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kết hợp với việc nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, kiến thức pháp luật. Đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách, cần coi công tác bồi dưỡng là giải pháp chủ yếu để nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn cho cán bộ công đoàn. Bởi vì, trước hết cán bộ công đoàn không chuyên trách ởcơ sở thường biến động, hoạt động của họ không phải là một nghề, nên đào tạo dài hạn sẽ lãng phí vật chất của xã hội, nguồn nhân lực của đơn vị và thời gian lao động của cá nhân. Với đối tượng này các cấp công đoàn chỉ nên bồi dưỡng thường xuyên ngắn ngày để đáp ứng với công việc được giao, phù hợp với điều kiện của đơn vị.
Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách thì cần phải được đào tạo bài bản, cẩn thận hơn để họ thực sự làm việc với “nghề” công đoàn. Cần ưu tiên và tạo điều kiện cho cán bộ chuyên trách được đào tạo tập trung hoặc tại chức dài hạn. Đồng thời cán bộcông đoàn chuyên trách vẫn cần phải thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ.
Về nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cần căn cứ vào nhiệm cụ của từng cấp, từng loại cán bộ để lựa chọn những vấn đề sẽ đào tạo, bồi dưỡng cho thiết thực, phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng cán bộ. Chú trọng đổi mới nội dung phương pháp đào tạo, cần quán triệt phương châm lý luận gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, đào tạo bồi dưỡng phải đảm bảo hiệu quả và thiết thực.
Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên kiêm chức:
Thực tế cho thấy, thời gian qua báo cáo viên, giảng viên tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng ở công đoàn cơ sở và Công đoànViện Hàn lâm chủ
yếu là cán bộ, công chức từ các ban chuyên đề của Công đoàn Viên chức Việt Nam về giảng dạy và truyền đạt. Giảng viên tại công đoàn cấp trên cơ sở Viện Hàn lâm vì nhiều nguyên nhân còn chưa phát huy tốt trách nhiệm của mình.
Để nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của đội ngũ giảng viên kiêm chức, phục vụ tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Kiện toàn lại đội ngũ giảng viên kiêm chức công đoàn đảm bảo số lượng, chất lượng và hoạt động có hiệu quả. Cán bộ chọn làm giảng viên kiêm chức phải là cán bộ có trình độ, kinh nghiệm hoạt động công đoàn, có khả năng và phương pháp giảng dạy.
Cần xây dựng quy chế hoạt động để quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi giảng viên, đặc biệt quan tâm đến chế độ, chính sách, tạo điều kiện về phương tiện, vật chất để thu hút nhiều cán bộ công đoàn có đủ năng lực tham gia làm giảng viên kiêm chức.
Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng bổ sung kiến thức hoặc cử giảng viên kiêm chức đi đào tạo nâng cao trình độ, đặc biệt là đào tạo kỹnăng giảng dạy theo các phương pháp mới. Tranh thủ các nguồn lực tổ chức cho đội ngũ giảng viên kiêm chức đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Hàng năm, tổ chức hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm trao đổi kỹnăng, học tập kinh nghiệm, đánh giá nhận xét kết quảđạt được để phát huy, tìm ra những tồn tại hạn chếđể khắc phục.
Xây dựng tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ CĐCS:
Cần xây dựng tiêu chuẩn các chức danh CBCĐ làm căn cứ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, bầu chọn đánh giá và quy hoạch CBCĐ cho phù hợp với thực tế tại các đơn vị, cơ quan. Ngoài tiêu chuẩn các bộ chung, cán bộ CĐCS cần có bản lĩnh vững vàng, tâm huyết, nhiệt tình với công tác công đoàn; có năng lực về chuyên môn; phẩm chất đạo đức và lối sống tốt; có nghiệp vụ, phương pháp công tác CĐ, có sức khỏe.
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ:
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ với đặc thù là cán bộ quần chúng, đặc biệt những kiến thức đào tạo, bồi dưỡng trang bị cho cán bộ phải vừa rộng vừa sâu; phải kết hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức cơ bản với kiến thức chuyên ngành. Cần đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ, coi công tác bồi dưỡng cán bộ là giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Cần có đầu tư thỏa đáng về tài chính và quỹ thời gian để tạo điều kiện cho cán bộ CĐCS đều được đào tạo nghiệp vụ công đoàn.
Việc đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với yêu cầu công tác công đoàn tránh hình thức, phải có trọng tâm, trọng điểm, hình thức, phương pháp và nội dung bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng CBCĐ. Cần coi trọng nội dung bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng hoạt động cho CBCĐ đó là: Kỹ năng tổ chức phong trào; Kỹ năng diễn thuyết; Kỹ năng tổ chức hội nghị, hội thảo; Kỹ năng đàm phán, thương lượng tập thể.
Coi trọng công tác quy hoạch CBCĐ:
Công tác quy hoạch phải được coi trọng, đảm bảo tính dân chủ, khách quan, có sự phối hợp chặt chẽ giữa CĐCS và công đoàn cấp trên. Có hình thức động viên cán bộ tham gia nhiều nhiệm kỳ. Có cơ cấu hợp lý về độ tuổi khắc phục sự hẫng hụt nhất là chức danh chủ tịch CĐCS. Hàng năm sau khi đánh giá xếp loại CĐCS, công đoàn cấp trên có thể xem xét cùng thống nhất với lãnh đạo cơ quan, đơn vị điều chỉnh nguồn quy hoạch cho phù hợp.
Để đổi mới, nâng cao chất lượng công tác bầu cử CBCĐ trước hết cần phải nâng cao hơn nữa nhận thức về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của đoàn viên trong việc bầu cử CBCĐ, xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh. Việc lựa chọn Ban Chấp hành công đoàn cơ sở phải đảm bảo tiêu chuẩn, thiết lập, kiện toàn BCH, Ban Thường vụ, Chủ tịch CĐCS phải đặc biệt chú trọng tính độc lập của tổ chức CĐ. Cần ưu tiên lựa chọn CBCĐ do đoàn viên giới thiệu và bầu chủ tịch CĐCS tại đại hội để CBCĐ thực sự là những thủ lĩnh của đoàn viên công đoàn. Hạn chế sự can thiệp quá sâu của chuyên môn, chi bộ cơ quan đối với tổ chức CĐCS.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát cán bộ công đoàn.
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của CBCĐ phải được tiến hành từ hai phía, phía lãnh đạo quản lý là cấp uỷ, chuyên môn, Ban chấp hành Công đoàn, các tổ chức chính trị và phía người lao động. Kết quả đánh giá CBCĐ phải được xem xét khen thưởng, kỷ luật. Công tác kiểm tra giám sát cán bộ phải quan tâm đến việc tự kiểm tra, tự quản lý của mỗi cấp công đoàn và mỗi cán bộ.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về nâng cáo chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn và thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn tại Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, luận văn đã đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộcông đoàn thuộc Công đoàn Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong đó tập trung vào nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng cán bộ công đoàn; tăng cường công tác giáo dục chính trịtư tưởng, phẩm chất đạo đức và lối sống cho cán bộ công đoàn; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Đẩy mạnh công tác hoạt động nâng cao thể lực và hoàn thiện chính sách đảm bảo lợi ích vật chất tinh thần cho cán bộ công đoàn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
- Chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn được thể hiện trên các yếu tố đó là chất lượng của mỗi cán bộ công đoàn và cơ cấu, sốlượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ công đoàn. Chất lượng của mỗi cán bộ công đoàn (chất lượng của mỗi chức danh cán bộcông đoàn), được đánh giá bằng tâm lực, thể lực và trí lực của mỗi cán bộ, được biểu hiện cụ thể bằng tư tưởng chính trị; đạo đức nghề nghiệp; trình độ chuyên môn; phương pháp, kỹnăng hoạt động công đoàn và sức khỏe để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, giáo dục, động viên thuyết phục CBCCVC-LĐ, đểđáp ứng yêu cầu hoạt động công đoàn.
- Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn gồm 2 nhóm tiêu chí: Thứ nhất là các tiêu chí đánh giá chất lượng của mỗi cán bộ công đoàn thể hiện việc đánh giá trên 4 tiêu chí (nhận thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; kiến thức chuyên môn; sức khoẻ; phương pháp và kỹ năng hoạt động công đoàn); thứ hai là các tiêu chí về sốlượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ công đoàn. Chất lượng đội ngũ cán bộcông đoàn luôn bịtác động bởi các yếu tố như: Nhận thức của đội ngũ cán bộ công đoàn; môi trường hoạt động, công tác của cán bộcông đoàn; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộcông đoàn và chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộcông đoàn; môi trường bên ngoài.
- Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, cần phải nghiên cứu cơ sở lý luận, kinh nghiệm hoạt động của công đoàn một số bộ, ngành, đồng thời xem xét tổng kết kinh nghiệm từ thực tế công tác xây dựng đội ngũ cán bộcông đoàn trong những năm vừa qua.
- Trong những năm qua, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn đã đạt được những thành tựu như: Đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công đoàn tăng về số lượng; xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ công đoàn cân đối, hợp lý; đáp ứng được yêu cầu của hoạt động công đoàn; trình độ học vấn chuyên môn nghề nghiệp năng lực lãnh đạo và quản lý được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn.
Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì đội ngũ cán bộcông đoàn còn có tồn tại hạn chế sau: cơ cấu đội ngũ cán bộ công đoàn chưa thực sự hợp lý, còn thiếu hụt cán bộ kế cận; trình độ đội ngũ cán bộ công đoàn chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu phát triển; công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng có đổi mới; vẫn còn cán bộ công đoàn cơ sở chưa năng động trong cơ chế thị trường; năng lực tổ chức hoạt động công đoàn của cán bộcông đoàn còn hạn chế; việc đánh giá cán bộcông đoàn hàng năm chưa sát, tiêu chí chưa rõ ràng; một bộ phận chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công đoàn.
- Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn trong hội nhập quốc tế, cần tập trung vào giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộcông đoàn.
Hai là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức và lối sống cho cán bộcông đoàn.
Ba là, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộcông đoàn.
Bốn là, nâng cao chất lượng đánh giá, bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ công đoàn.
Năm là, hoàn thiện chính sách bảo đảm lợi ích vật chất, tinh thần cho cán bộ công đoàn.
Sáu là, đẩy mạnh các hoạt động nâng cao thể lực đội ngũ cán bộcông đoàn.
2. Khuyến nghị
Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, tác giả xin có một số khuyến nghị đối với Công đoàn Viên chức Việt Nam như sau:
1. Tiếp tục xây dựng chiến lược cán bộ công đoàn về lâu dài, lấy đó làm cơ sở để hoạch định chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.
2. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn để thực hiện mục tiêu Nghị quyết 03/NQ-BCH của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam khoá XII về công tác cán bộ công đoàn trong tình hình mới.
3. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ các giải pháp: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên kiêm chức đủ sức đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng, tập huấn. Quan tâm bồi dưỡng lý luận nghiệp vụ công đoàn, kiến thức về tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công đoàn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN (2018), Văn kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII.
2. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 1266/QĐ-BYT ngày 21/3/2020 ban hành quy định tiêu chuẩn phân loại sức khỏe cán bộ và mẫu phiếu khám sức khỏe cán bộ.
3. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Mai Quốc Chánh (2000), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
5. Vũ Đình Dũng (2019), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh Bắc Kạn”, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2011), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Lê Thanh Hà (2014), Giáo trình Quản trị nhân lực tập II, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
8. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong thời kì CNH –HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Lê Văn Kỳ (2018),“Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa”, Luận án Tiến sĩ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
10. Bùi Văn Minh (2017), “Chất lượng công chức trong cơ quan hành chính nhà nước các tỉnh Miền núi phía Bắc, nghiên cứu tại tỉnh Điện Biên”, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
11. Bùi Văn Nhơn (2006), Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội, NXB Tư pháp, Hà Nội.
12. Đình Phúc, Khánh Linh (2012), Quản lý nhân sự, NXB Tài chính, Hà Nội.
13. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm đồng (chủ biên) (2010), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật Cán bộ công chức.
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Viên chức số 58/2010/QH12, bổ sung một sốđiều theo Nghị Quyết số 51/2001/QH10.
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung mới nhất: Bộ luật Lao động chính sách đãi ngộ, hỗ trợ, tạo việc làm đối với người lao động (theo luật việc làm), NXB Lao động - Xã hội.
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Luật Công đoàn Việt Nam.
18. Phan Thanh Tâm (2000), "Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu CNH-HĐH đất nước", Luận án tiến sĩ chuyên ngành quản trịkinh doanh, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
19. Phạm Đức Toàn (2014), “Quản lý nguồn nhân lực và vấn đề thu hút công chức tâm huyết cống hiến”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước.
20. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2018), Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII).
21. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2017), Hướng dẫn số 134/HD-TLĐ ngày 07/02/2017 về công tác nhân sự ban chấp hành.
22. Phạm Đức Thành (2011), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
23. Nguyễn Phú Trọng, “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHXH 05-03.
24. Trường Đại học Công đoàn (2013), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, NXB Lao động, Hà Nội.
25. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2019), Báo cáo của Công đoàn, Hà Nội.
26. Nguyễn Viết Vượng (2010), Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam đầu thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.