Thực trạng hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 38 - 56)

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ

2.3. Thực trạng hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay có rất nhiều ưu điểm:

Thứ nhất là: Hoạt động học tập tích cực.

Đa số học sinh thực hiện tốt nội quy, có động cơ, mục đích học để lập nghiệp, lập thân, nhiều em đạt kết quả cao trong học tập cũng như đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi thành phố, quốc gia, quốc tế, tham gia nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức liên môn. Nhiều em đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn của gia đình để học tốt như em Hiếu của trường Hà Nội Amstecdam…Phong trào thực hiện “Hai không” rất tốt như không mắc bệnh thành tích, không tiêu cực trong kiểm tra thi cử; nhà trường luôn tạo môi trường lành mạnh, thân thiện để các em được phát triển toàn diện cá nhân.

Thứ hai là Hoạt động văn hóa ứng xử, giao tiếp của học sinh .

Đa số học sinh đã thực hiện theo văn bản quy định của nhà trường về phong cách học sinh thủ đô văn minh, thanh lịch.

Học sinh thực hiện tốt các quy định về giờ giấc, trang phục, đầu tóc, giầy dép, giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường xung quanh…

Luôn thân thiện với bạn bè và mọi người xung quanh, luôn kính trọng, lễ phép với thầy cô cũng như những người lớn tuổi. Học sinh đã lập trên trang mạng xã hội các hội như hội ủng hộ thày cô, Fan hâm mộ thày cô giáo yêu thích nhất. Học sinh luôn chủ động , tích cực tham gia tổ chức các hoạt động như văn nghệ, “Nét bút tri ân”, bông hoa điểm 9,10 dâng tặng thày cô…Điều đó đã thể hiện tình cảm kính trọng, yêu mến của các em đối với thày cô giáo.

Phong cách học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay vừa giàu truyền thống, vừa năng động, sáng tạo và hiện đại. Phong cách hiện đại và truyền thống của học sinh Hà nội được thể hiện thông qua cách các em lựa chọn những bộ trang phục phù hợp với các loại hình hoạt động. Sự năng động sáng tạo còn được thể hiện trong việc các em luôn muốn chủ động

tự khẳng định “Cái tôi trưởng thành” trong việc lựa chọn địa điểm tham quan, các hình thức hoạt động giao lưu văn nghệ, các trò chơi trong các buổi dã ngoại phong phú, bổ ích và hấp dẫn.

Thông qua các buổi giao lưu văn nghệ theo chủ đề vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa, các cuộc thi học sinh thanh lịch, nét đẹp tràng an, nữ sinh duyên dáng hà thành trong những năm qua đã thể hiện vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn của các em học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội vừa truyền thống, hiện đại và năng động, sáng tạo.

Học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội luôn tiếp thu văn hóa tiên tiến của thời đại nhưng các em cũng luôn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, Ý thức tự tôn dân tộc, các giá trị truyền thống đạo đức như uống nước, nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, kính thày yêu bạn, một miếng khi đói bằng một gói khi no, lòng nhân ái, cách giao tiếp ứng xử nhẹ nhàng, lịch lãm...Luôn được thể hiện bằng những việc làm cụ thể như phong trào tắp lửa tại nghĩa trang thành phố nhân ngày thương binh liệt sỹ, tham gia thăm viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tích cực ủng hộ quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, thiên tai, phong trào tình nguyện chia sẻ mùa thi đại học cho các bạn tỉnh ngoài về Hà nội dự thi…

Thứ ba là: Các hoạt động bảo vệ môi trường đa số thực hiện tốt khi có

phong trào “Học sinh không vứt rác bừa bãi”, “Học sinh thấy rác là nhặt”.

Nhiều Học sinh hăng hái tham gia các buổi tọa đàm bảo vệ môi trường, các phong trào “Chủ nhật xanh”, phong trào “Bảo vệ môi trường, chống biến đổi về khí hậu”, tích cực tham gia cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn bảo vệ môi trường sống…

Những mặt tích cực trên cần được nhân rộng và là điều kiện thuận lợi trong việc quản lý hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay còn tồn tại một số mặt chưa tốt như sau:

Thứ nhất là: Về hoạt động học tập

Học sinh còn nghỉ học không lý do chính đáng, trốn tiết, lười học bài cũ, ngủ gật , ăn quà vặt, sử dụng điện thoại trong giờ học, gian lận trong kiểm tra , thi cử vi phạm ở mức cao, bài giảng của giáo viên chưa được hấp dẫn để nhiều học sinh nói chuyện riêng trong giờ học.

Thứ hai là: Về hoạt động giao tiếp, ứng xử và các hoạt động khác.

Một số học sinh còn vi phạm đạo đức, văn hóa, môi trường và pháp luật như: Hiện nay có một bộ phận nhỏ đã không giữ được vẻ đẹp của tình bạn như: Giao tiếp ứng xử thì văng tục, chửi bậy, những câu hỏi và trả lời cộc lốc, nói lóng đang trở thành trào lưu của học sinh. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh tỏ ra vô lễ, coi thường thầy cô, đánh mất tình cảm thiêng liêng của tình thầy trò như gặp thầy cô không chào hỏi, đằng sau gọi thầy cô là ông, bà, thằng, con khi không bằng lòng về thầy cô. Quan hệ thầy trò bị thương mại hoá do tình trạng dạy thêm học thêm...

Việc thực hiện trang phục, đầu tóc vẫn còn có những em thực hiện đối phó, còn mặc quần bò, quần bó sát người, tóc nhuộm các màu, cắt tóc giống kiểu

“Thần tượng”. Một số học sinh ăn mặc chạy theo mốt, mỗi khi rời ghế nhà trường đi học thêm chỗ khác là các em mặc những bộ váy quá ngắn, áo hở cổ, trễ sâu, phấn son...Làm cho các thầy cô không nhận ra học trò của mình, nhiều em ham chơi, đua đòi lao vào cờ bạc, lô đề, mại dâm, trộm cắp, đâm chém nhau. Bạo lực học đường đang là vấn nạn trên địa bàn Hà Nội, một số em chỉ va chạm nhẹ đã sẵn sàng lao vào đánh bạn, hoặc gọi người đánh hội đồng, hạ nhục nhân phẩm danh dự của nhau không thương xót. Hiện tượng tàng trữ, lưu truyền văn hoá đồi truỵ độc hại làm tha hoá về đạo đức lối sống của học sinh… Những việc vi phạm đó đã đánh mất hình ảnh đẹp, trong sáng nơi học đường. Học sinh còn nhiều em chưa trở thành thói quen tự giác vứt rác đúng nơi quy định, có học sinh ăn quà bánh vứt rác luôn tại sân trường, lớp học cho lao công dọn vì các em này cho rằng việc quét rác là của lao công. Lối sống thờ ơ, vô trách nhiệm với cộng

đồng, tập thể vẫn còn tồn tại trong ý thức của một số học sinh cần phải tiếp tục giáo dục.

Việc chia sẻ tri thức khoa học, ước mơ, hoài bão với nhau rất ít chủ yếu là chia sẻ với nhau về sở thích thời trang, âm nhạc, thần tượng, phim ảnh, kể cả tình cảm yêu đương cũng đem phơi bày trên facebook. Hút thuốc, đánh bạc, đánh nhau, vi phạm luật giao thông, sử dụng điện thoại di động không đúng mục đích, sử dụng Internet “đen”, nghiện Game quên ăn quên ngủ, bỏ nhà đi bụi, đặc biệt là thi thoảng có học sinh vô lễ với giáo viên và người lớn tới. Việc tiêu pha lãng phí; trộm cắp; đánh nhau; sống thử; coi thường pháp luật, vi phạm an toàn giao thông, cờ bạc... Diễn ra ngày càng nhiều trong các nhà trường. Có thể nói, bộ phận học sinh, sinh viên có những biểu hiện thiếu văn hóa ngày càng lớn dần. Những thực trạng đó đó đòi hỏi nhà trường phải tăng cường quản lý học sinh bằng nội quy và các thiết chế khác, thực hiện quản lý quá trình giáo dục văn hóa học đường, giáo dục hành vi văn hóa học đường thông qua các giờ dạy học trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ; hoạt động tự quản của học sinh, có phối hợp giáo dục giữa các tổ chức giáo dục trong và ngoài nhà trường; giữa Gia đình - Nhà trường – Xã hội tốt hơn nữa.

Một số học sinh khi sử dụng Facebook còn có biểu hiện thiếu văn hóa:

Để tìm hiểu về số lượng học sinh sử dụng Facebook, phóng viên báo gia đình đã làm cuộc khảo sát nhỏ tại một số trường phổ thông tại Hà Nội số học sinh nói rằng có sử dụng Facebook chiếm khoảng 80%. Còn tại các trường trung học phổ thông như: Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, Nhân Chính, Kim Liên, Đống Đa, Phan Huy Chú, Trần Phú, Việt Đức, số học sinh xác nhận sử dụng Facebook trên 90%.

Trường học “Đau đầu” vì tình trạng học sinh mải mê Facebook, nói xấu gia đình để bảo vệ thần tượng, sử dụng ngôn từ tục tĩu… Khiến phụ huynh và nhà trường phải đau đầu. Gần đây một vài học sinh đã dùng Facebook để ra

“Tuyên ngôn” với lời lẽ thóa mạ, xúc phạm thầy cô giáo. Tại Hà Nội, lãnh

đạo mô ̣t số trường cũng phải “Đau đầu” khi giải quyết các trường hợp học sinh mải mê Facebook, phát ngôn bừa bãi về thầy cô, nhà trường. PGS Văn Như Cương cho hay: “Tình trạng học sinh sử dụng Facebook một cách tràn lan, không kiểm soát như hiện nay là đáng báo động, cần phải có biện pháp để chấn chỉnh hiện tượng này. Thực tế cho thấy, học sinh đa phần bây giờ đều sử dụng Facebook không đúng cách, các em sử dụng thiếu nhận thức, hễ có việc gì trên mạng là xúm vào phản ứng, bình luận dù không biết cụ thể việc đó thế nào. Học sinh còn tụ tập nói xấu nhau trên facebook gây mâu thuẫn dẫn đến bạo lực học đường.

Bởi vậy, trường học cần phải nâng cao biện pháp giáo dục, chỉ bảo các em thận trọng trong lời nói, việc làm của mình”, tuy nhiên, cho đến nay, thực tế biểu hiện của văn hóa học đường trên địa bàn thành phố Hà Nội đang còn nhiều vấn đề bức xúc, cần phải suy ngẫm. Chưa vội nói đến việc xây dựng cơ sở vật chất trường học khang trang, đạt chuẩn (vì điều kiện kinh tế của chúng ta còn nhiều khó khăn) mà hãy nói tới hai vấn đề: Xây dựng môi trường giáo dục và xây dựng văn hóa ứng xử, giao tiếp những nội dung không cần nhiều tiền cũng có thể làm tốt được. Bất cứ ai quan tâm đến giáo dục cũng có thể chỉ ra được những nơi chưa tốt về môi trường giáo dục. Các hiện tượng: nói xấu người khác ngay cả trên mạng, truy cập Internet “đen”; dối trá, nói tục, chửi thề; cãi vã với cha mẹ, người trên; vô lễ với thầy cô giáo; xả rác bừa bãi;

phá hoại môi trường; sử dụng điện thoại di động không đúng mục đích…

Để giải quyết căn bản “vấn nạn ảo”, theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học - Tâm lý giáo dục Hà Nội: “Qua những vụ việc vừa qua trên Facebook có thể thấy, việc dạy kỹ năng sống cho học sinh ở nhiều nơi vẫn còn yếu. Trường chỉ tìm cách ra kỷ luật mà không chỉ rõ cho học sinh thấy khuyết điểm để khắc phục. Nhà trường, gia đình cũng cần có sự chia sẻ với học trò để định hướng, hướng dẫn các em tôn trọng người khác”.

Ở cổng các trường học số thanh niên vãng lai không có việc làm thường xuyên tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học tham gia hút thuốc, uống rượu, cờ bạc, cắm quán, đánh nhau và nhiều tệ nạn khác, làm cho số học sinh yếu về rèn

luyện đạo đức của trường, vi phạm an toàn giao thông ngày càng tăng…Kết quả khảo sát ý thức thực hiện nội quy của học sinh như sau: Ý kiến học sinh cho rằng học sinh bỏ học trốn tiết phổ biến là 22%, không phổ biến là 60%, học sinh nói tục, chửi thề có 48% ý kiến cho rằng là rất phổ biến. Học sinh giải quyết mâu thuẫn: Có 34% ý kiến cho rằng học sinh thường giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, 28% ý kiến cho rằng học sinh giải quyết bằng cách chửi nhau qua mạng, 28% cho rằng có xu hướng giải quyết bằng hòa giải. Hiện tượng học sinh hút thuốc lá, sử dụng ma túy “đá” không nhiều nhưng vẫn còn.

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát tại trường trung học phổ thông Phạm Hồng Thái, Ba Đình cho thấy kết quả như sau:

Nguyên nhân học sinh nói tục chửi thề ở nhà trường hiện nay

Số lượng người điều tra

Số lượng người có ý

kiến đồng

Tỉ lệ %

Do thói quen xấu… 50 23 46

Bắt chước bạn để hòa đồng 50 32 64

Ảnh hưởng xấu từ môi trường… 50 29 58

Nói tục, chửi thề được coi là hình thức giải

tỏa Stress 50

30 60

Nói tục, chửi thề là do HS vi phạm nhưng

chưa có hình thức xử lý 50

14 28

Nạn chửi tục do gia đình vô trách nhiệm, xã hội thờ ơ, thầy cô chỉ chú ý “dạy chữ”,

ít thời gian dạy “Người” 50

24 48

Nguyên nhân học sinh hút thuốc lá, còn dùng matuy, đánh bạc, vi phạm an toàn giao thông, nghiện “intenet đen”

Số lượng người điều tra

Số lượng người có ý

kiến đồng

Tỉ lệ % Do gia đình thiếu quan tâm hoặc nuông chiều 50 23 46

Do bạn bè xấu lôi kéo 50 19 38

Muốn thể hiện là dân chơi 50 21 42

Để hòa đồng với các bạn 50 23 46

Thiếu kiến thức về hậu quả tệ nạn xã hội trên 50 24 48

Nguyên nhân học sinh nói tục chửi thề ở nhà trường hiện nay

Số lượng người điều tra

Số lượng người có ý

kiến đồng

Tỉ lệ % Do ảnh hưởng bởi phim truyện bạo lực 50 21 42

Ảnh hưởng các trò chơi game bạo lực 50 20 40 HS chưa được trang bị kỹ năng giao tiếp ứng xử 50 21 42 HS không có kỹ năng quản lý cảm xúc,

kiềm chế bản thân 50 30 60

Bị bạn bè rủ rê lôi kéo 50 22 44

Thích cảm giác nhìn thấy người khác bị

hành hạ đau đớn 50 16 32

Do HS muốn xưng hùm, xưng bá 50 28 56

Do tính cách bị ảnh hưởng từ môi trường

Sống của gia đình 50 21 42

Theo kết quả khảo sát trên, thì đa số ý kiến cho rằng vi phạm văn hóa học đường của học sinh là do ảnh hưởng bởi môi trường sống, thiếu sự quan tâm của cha mẹ, thày cô, do sự thay đổi về tâm sinh lý, thiếu sự rèn luyện bản thân, thiếu định hướng giáo dục kịp thời…

Song quan trọng nhất, theo chúng tôi vẫn là nguyên nhân từ khâu quản lý các hoạt động văn hóa học đường của học sinh chưa tốt. Đây chính là yêu cầu bức thiết cần phải chú trọng hơn nữa việc quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ thông hiện nay, đồng thời cần phải tìm ra các giải pháp để quản lý hoạt động văn hóa học đường chặt chẽ, hiệu quả hơn.

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông của thành phố Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của những hạn chế

2.4.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh về quản lý văn hoá học đường của học sinh

Đa số cho rằng quản lý văn hoá học đường học sinh là cần thiết song vẫn còn một bộ phận nhỏ cho rằng cần tập trung vào quản lý hoạt động học tập, học sinh đỗ đại học là được.

Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về quản lý văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông được đánh giá như sau:

Cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đều nhận thức được tầm quan - trọng của việc quản lý văn hoá học đường cho học sinh khi cho ở mức độ rất cần thiết là 86.2% vì quản lý văn hoá học đường để tạo môi trường lành mạnh, để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh; quản lý văn hoá học

đường nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh, tôn trọng pháp luật, có kỹ năng “mềm”biết ứng xử giao tiếp, chống bạo lực học đường, có

văn hoá khi sử dụng điện thoại, mạng internet…

Tuy nhiên, vẫn còn có những cán bộ quản lý và giáo viên hiểu một cách chưa đầy đủ về ý nghĩa của công tác này khi cho một số nội dung là không quan trọng như: Quản lý văn hoá học đường giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường; quản lý văn hoá học đường để học sinh có ý thức giữ gìn của công do đó phần nào có ảnh hưởng tới quá trình triển khai, tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường

Nhận thức của phụ huynh về quản lý văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông được đánh giá như sau:

Đa số phụ huynh đồng ý nội dung về quản lý văn hoá học đường để xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh giúp học sinh trở thành những con ngoan, trò giỏi Phụ huynh đồng ý nội dung về quản lý văn hoá học đường là để phát triển giáo dục toàn diện cho học sinh; phụ huynh đồng ý nội dung về quản lý văn hoá học đường để tạo nên những đức tính và phẩm chất tốt đẹp cho học sinh.

Như vậy phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý văn hoá học đường cho học sinh. Đây là yếu tố thuận lợi cho trường trong triển khai quản lý hoạt động văn hoá học đường

Nhận thức của học sinh về quản lý văn hoá học đường đánh giá như sau:

Đa số học sinh thấy được tính rất cần thiết phải quản lý hoạt động văn hóa học đường để giúp học sinh hoàn thiện nhân cách, có thái độ niềm tin vào những điều tích cực, sống có hoài bão, ước mơ lành mạnh, tích cực, có

hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, hạn chế những hành động bột phát vi phạm văn hóa học đường. Sau đây là kết quả khảo sát:

Bảng 2.1: Đánh giá nhận thức của cán bộ giáo viên, học sinh về sự cần thiết quản lý văn hóa học đường.

Mức độ CBGV % Học sinh % TB

Rất cần thiết 25 86.2 83 83 84.6

Cần thiết 4 13.8 4 0.4 7.1

Bình thường 0 0 3 0.3 0.3

Không cần thiết 0 0 0 0 0

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 38 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)