Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 78 - 83)

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ

3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp

Tác giả tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của hệ thống biện pháp quản lý văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của hệ thống biện pháp quản lý hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội mà đề tài đã đề xuất.

Khi tiến hành khảo sát chúng tôi chia thành 3 mức độ:

Mức độ cần thiết của hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động văn hóa học đường gồm: Rất cần thiết: 3 điểm; cần thiết: 2 điểm; không cần thiết: 1 điểm.

Mức độ về tính khả thi của hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động văn hóa học đường gồm: Rất khả thi: 3 điểm; khả thi: 2 điểm; không khả thi: 1 điểm.

3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm

Để khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến đánh giá qua phiếu hỏi đối với 40 người

trong Hội đồng trường trung học phổ thông Phạm Hồng Thái, bao gồm 3 thầy cô trong Ban giám hiệu, 32 giáo viên chủ nhiệm, 5 cán bộ Đoàn và thành viên tiểu ban. Ngoài ra còn tiến hành phỏng vấn đối với một số đối tường để làm rõ hơn các thông tin khảo sát.

3.3.4. Kết quả khảo nghiệm

Đánh giá về tầm quan trọng, tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội, tác giả đã trưng cầu ý kiến của chuyên gia. Sau đây là kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia về biện pháp quản lý hoạt động văn hóa học đường.

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt độngvăn hóa học đường

TT Biện pháp quản lý hoạt động văn hóa học đường

Tính cần thiết Tinh khả thi

∑ X

Thứ

bậc ∑

X

Thứ

bậc 1

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong quản lý hoạt động

văn hoá học đường của học sinh 40 2.63 4 40 2.93 3

2 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động văn hoá học đường của học sinh một cách chặt chẽ và khoa học

40 2.68 3 40 2.98 1

3 Hoàn thiện hệ thống quy định quản lý hoạt

động văn hoá học đường 40 2.75 2 40 2.88 5

4 Quản lý chặt chẽ các hoạt động ngoại khóa

và sinh hoạt văn hóa tinh thần cho học sinh 40 2.88 1 40 2.95 2 5 Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong quản

lý hoạt động văn hóa học đường 40 2.55 6 40 2.85 6

6

Kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả và rút kinh nghiệm về quản lý hoạt động văn

hoá học đường của học sinh 40 2.53 5 40 2.90 4

2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3

1 2 3 4 5 6

Cần thiết Khả thi

BIỂU ĐỒ SO SÁNH SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MỨC ĐỘ CẦN THIẾT VÀ MỨC ĐỘ KHẢ THI CỦA HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP

* Nhận xét về tính cần thiết và tính khả thi cuả các biện pháp : Về tính cần thiết:

Qua bảng tổng hợp 3.1 trên cho thấy: biện pháp 4 có số điểm cao nhất là 2.88 điểm và xếp thứ nhất. Như vậy có thể thấy và đa số ý kiến cho rằng việc quản lý chặt chẽ các hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt văn hóa tinh thần cho học sinh có tác dụng rất lớn trong việc hình thành những nét đẹp văn hóa học đường cho học sinh, giúp họ rèn luyện kỹ năng sống, vận dụng kiến thức liên môn vào cuộc sống. Biện pháp 3: Hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động văn hóa học đường là có mức độ cần thiết là 2.75 xếp thứ hai, vì hiện nay gần như ở một số trường trung học phổ thông chưa có các quy định rõ về quản lý hoạt động văn hóa học đường; còn các biện pháp khác có điểm trung bình cộng từ 2.53 đến 2.68.

Về tính khả thi:

Qua bảng tổng hợp 3.1 trên cho thấy: biện pháp 2 có số điểm cao nhất là 2.98 điểm và xếp thứ nhất. Như vậy, có thể thấy việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động văn hoá học đường của học sinh một

cách chặt chẽ và khoa học có tính khả thi cao hơn cả. Tiếp theo là biện pháp 4: Quản lý chặt chẽ các hoạt động ngoại khóa và sinh hoạt văn hóa tinh thần cho học sinh có điểm trung bình cộng đạt 2.95 điểm, điều đó cũng cho thấy đây là biện pháp dễ thực hiện hơn; còn các biện pháp khác chênh lệch không nhiều vì có điểm trung bình cộng từ 2.85 đến 2.93.

Về so sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy:

Qua bảng tổng hợp 3.1 trên cho thấy: mức độ cần thiết của các biện pháp trung bình thấp nhất là 2.53 điểm, cao nhất là 2.88 điểm; mức độ khả thi của các biện pháp thấp nhất là trung bình là 2.85 điểm, cao nhất là 2.98 điểm.

Đánh giá mức độ cần thiết thì biện pháp 4: được cho là cần thiết nhất vì đây chính là một trong hình thức thực hiện nguyên lý giáo dục: Học phải đi đôi với hành, lý luận phải đi đôi với thực tiễn kết hợp với lao động sản xuất, thông qua đó học sinh được rèn luyện thái độ, kỹ năng sống tốt. Trong các nhà trường trung học phổ thông hiện nay hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt văn hóa tinh thần còn chưa được quản lý chặt chẽ, vì vậy biện pháp này đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cấp thiêt của thực tiễn nhu cầu nguyện vọng của học sinh và phụ huynh. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong quản lý, giáo dục văn hóa học đường mang tính cần thiết được cho là thấp nhất, vì quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ thông thì nhà trường giữ vai trò chủ đạo, phụ huynh học sinh phối hợp thường xuyên, các lực lượng khác ngoài xã hội chỉ là đôi khi mang tính không liên tục nhưng cũng không thể thiếu trong việc quản lý. Kết quả khảo sát mức độ khả thi cho thấy biện pháp 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý văn hoá học đường của học sinh được đánh giá trung bình với số điểm cao nhất là 2.98 điểm và khả thi nhất trong các biện pháp, vì xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý văn hoá học đường của học sinh được đánh giá là cần thiết nhất trong các biện pháp, vì muốn quản lý hoạt động văn hóa học đường thì cần phải có kế hoạch từng tuần, tháng, học kỳ, năm học. Biện pháp 5: Phối hợp giữa các lực lượng trong quản lý hoạt động văn hóa học đường kết quả cho thấy mức khả thi thấp

nhất trong các biện pháp là 2.85 điểm nhưng cũng gần điểm tuyệt đối, điều đó

đã thể hiện gần 100% các ý kiến tán đồng việc phối hợp giữa các lực lượng trong quản lý hoạt động văn hóa học đường, nó thể hiện sự tương đồng giữa mức cần thiết và mức khả thi của biện pháp này. Qua đây cho thấy mỗi biện pháp lại có những ưu điểm và những thế mạnh riêng, các biện pháp này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, tác động qua lại với nhau. Chính vì vậy khi quản lý các hoạt động văn hóa học đường cần phải thực hiện đồng đều các biện pháp trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các biện pháp nhằm phát huy hiệu quả các biện pháp quản lý; từ đó nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa học đường.

*

* *

Quá trình nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn đã xây dựng và đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động văn hóa học đường của học sinh trung học phổ thông. Đối với mỗi biện pháp tác giả đã xác định mục tiêu, nội dung và cách tiến hành phù hợp, nhằm triển khai quản lý hoạt động văn hóa học đường tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao.

Kết quả khảo nghiệm đã chứng minh các biện pháp quản lý hoạt động văn hóa học đường tôi đưa ra là có tính khả thi và hết sức quan trọng, cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình triển khai đưa nội dung, biện pháp quản lý hoạt động văn hóa học đường vào các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội đòi hỏi phải có thời gian và điều kiện tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý hoạt động văn hoá học đường của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)