Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực miền Tây Nghệ An

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng tư liệu viễn thám phục vụ cho việc giám sát các hoạt động khai thác mỏ lộ thiên trái phép khu vực miền tây nghệ an (Trang 64 - 67)

Chương 3 Thực nghiệm ứng dụng tư liệu viễn thám trong công tác nghiên cứu hiện trạng lớp phủ rừng để giám sát các vùng mỏ lộ thiên

3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực miền Tây Nghệ An

Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, Quỳ Hợp là huyện miền núi có vị trí địa lý khá thuận lợi, phía Bắc giáp huyện Quỳ Châu, phía Nam giáp huyện Tân Kỳ, Con Cuông, phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn, phía Tây giáp huyện Con Cuông, Tương Dương và một phần huyện Quỳ Châu. Từ Quỳ Hợp chúng ta có thể ngược theo Quốc lộ 48 nối với Quốc lộ 7 qua huyện Tương Dương và Kỳ Sơn chừng 150 km sẽ đến được nước bạn Lào. Nếu xuôi dòng theo Quốc lộ 48, Quỳ Hợp chỉ cách thành phố Vinh 120km, cách thủ đô Hà Nội 340km.

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu

63

3.1.2 Điu kin kinh tế xã hi

* Quỳ Hợp là một huyện giàu tiềm năng khoáng sản và thế mạnh để phát triển kinh tế. Với diện tích đất tự nhiên của huyện là 94.220,55 ha đứng thứ 7 diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp có 15.178,08 ha chiếm 16%, đất lâm nghiệp có rừng 65.113,48 ha chiếm 69%. Quỳ Hợp được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, khoáng sản như: thiếc, đá vôi trắng (đá hoa trắng), đá ốp lát các loại, nước khoáng thiên nhiên, đá vôi và đất sét; một số loại khoáng sản quý hiếm: đá Rubi, Safia, Spaner….góp phần làm giàu cho quê hương vững bước trên con đường hội nhập và phát triển. Quỳ Hợp có nhiều đỉnh núi cao, đồ sộ như Pù Huống và Pù Khạng, với những hang động, sông suối, với những thảm thực vật đa dạng, phong phú và những di tích lịch sử….đã tạo cho Quỳ Hợp một cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, là nơi tham quan du lịch cho nhiều du khách gần xa như: khe nước Lạnh, hồ Thung Mây ở thị trấn Quỳ Hợp; thác Bản Bìa ở Châu Lý; thác Bản Tạt ở Yên Hợp; bãi tập - Lê Lợi ở Đồng Hợp, Tam Hợp….

* Dân số của huyện Quỳ Hợp có 125.367 người; với 3 dân tộc anh em Thái, Thổ, Kinh trong đó dân tộc Thái, Thổ chiếm 52% dân số cả huyện.

Cùng với chiều dài lịch sử của đất nước, cộng đồng các dân tộc anh em Thái, Thổ, Kinh trên quê hương Quỳ Hợp đã cùng chung lưng, đấu cật khai hoang, vỡ đất, ra sức xây dựng xóm làng xây dựng huyện Quỳ Hợp ngày càng đổi thay, khởi sắc và giàu bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.

* Cách thành phố Vinh khoảng 50 km về phía Bắc là đường Quốc lộ 48, đây là tuyến đường giao thông chính nối các huyện miền Tây tỉnh Nghệ An và là trục giao thông chính của huyện Quỳ Hợp. Ngoài ra có đường tỉnh lộ 532 có chiều dài khoảng 30km nối từ xã Tam Hợp đến xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp. Đây là tuyến đường vận tải quan trọng để phục vụ khai thác và vận tải mỏ.

64

* Trong những năm qua, kinh tế - xã hội và dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện Quỳ Hợp phát triển tương đối mạnh, kể cả tốc độ tăng trưởng, khối lượng, giá trị hàng hoá dịch vụ, cơ sở mạng lưới kinh doanh và các thành phần kinh tế.

* Về vùng sản xuất, các khu dân cư và nông thôn, Quỳ Hợp có thể chia thành 2 vùng khá rõ đó là vùng cao và vùng thấp, vùng cao chủ yếu phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp và khai thác nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp; vùng thấp chủ yếu phát triển nguồn nguyên liệu mía cung cấp cho nhà máy đường Nghệ An Tate & Lyle và các cây công nghiệp;

cây ăn quả như cao su, cà phê và cam ...

* Về sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, Quỳ Hợp đã có 2 khu công nghiệp nhỏ đó là khu công nghiệp nhỏ Thung Khuộc - thị trấn Quỳ Hợp, diện tích 26,1 ha, với 24 doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất; khu công nghiệp nhỏ Châu Quang, diện tích rộng 21,6 ha, với 18 doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất. Sắp tới đã và đang quy hoạch xây dựng khu công nghiệp nhỏ Nghĩa Xuân - Minh Hợp diện tích gần 100 ha; khu công nghiệp nhỏ Châu Lộc; làng nghề xã Thọ Hợp đây là những làng nghề để phục vụ chế biến khoáng sản xuất khẩu và tiêu thụ trên thị trường nội địa. Trên địa bàn huyện Quỳ Hợp hiện có 08 doanh nghiệp nhà nước; 03 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động 195 doanh nghiệp, gồm: 83 Công ty TNHH; 27 Công ty CP; 57 DNTN; 13 HTX; và 15 XN,CN khác. Về dịch vụ - thương mại trên địa bàn có 2.532 hộ đang hoạt động và đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh.

3.1.3 Tình hình khai thác m l thiên trái phép min Tây Ngh An

Trong những năm gần đây một số loại khoáng sản có giá trị tăng lên cao. Vì vậy, công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh, ngày càng nhiều nhà đầu tư tham gia vào thăm dò, khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, một số vùng có tài nguyên khoáng sản chưa được nhà nước cấp phép hoạt động khoáng

65

sản, nhiều tổ chức, cá nhân dùng mọi thủ đoạn tranh thủ khai thác mỏ thiên lộ trái phép. Do đó, tình hình khai thác mỏ lộ thiên trái phép trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xu thế gia tăng. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, năm 2008 chỉ riêng trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đã có trên 80 tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép. Các loại khoáng sản trái phép chủ yếu là đá hoa trắng (đá vôi trắng), quặng thiếc, mangan, quặng chì - kẽm… đây là những loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao. Tình hình đó không chỉ làm nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, nhà nước thất thu mà còn làm cho môi trường bị huỷ diệt, đời sống kinh tế của người dân bị đảo lộn.

Hình 3.2.Tình trạng chặt phá rừng để khai thác mỏ lộ thiên trái phép (do PC 36 Công an Nghệ An cung cấp)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng tư liệu viễn thám phục vụ cho việc giám sát các hoạt động khai thác mỏ lộ thiên trái phép khu vực miền tây nghệ an (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)