Nhận xét về kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng tư liệu viễn thám phục vụ cho việc giám sát các hoạt động khai thác mỏ lộ thiên trái phép khu vực miền tây nghệ an (Trang 78 - 83)

Chương 3 Thực nghiệm ứng dụng tư liệu viễn thám trong công tác nghiên cứu hiện trạng lớp phủ rừng để giám sát các vùng mỏ lộ thiên

3.6 Nhận xét về kết quả thực nghiệm

Qua nghiên cứu và làm thực nghiệm thành lập bản đồ vị trí khai thác mỏ lộ thiên trái phép bằng phương pháp chồng xếp bản đồ cấp phép khai thác mỏ lộ thiên và bản đồ hiện trạng các vùng khai thác mỏ lộ thiên được thành lập từ bản đồ hiện trạng lớp phủ bề mặt đất, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

1. Bản đồ vị trí khai thác các mỏ lộ thiên trái phép được thành lập đạt độ chính xác cao, độ chính xác của bản đồ phụ thuộc vào độ chính xác của kết quả giải đoán ảnh.

2. Phương pháp viễn thám cho phép giám sát các vùng mỏ khai thác lộ thiên trái phép một cách chính xác. Phương pháp này càng tỏ ra hữu ích đối với những khu vực rừng sâu núi thẳm, xa dân cư, xa đường đi lại.

3.Phương pháp này do phần lớn tiến hành trong phòng nên giá thành hạ, ít bị ảnh hưởng của thời tiết, địa hình và cho phép xác định nhanh chóng các vùng mỏ lộ thiên khai thác trái phép nhờ ảnh vệ tinh được cập nhật liên tục.

77 Bản đồ địa hình

và số liệu GIS Tư liệu viễn thám

Nhập ảnh

Tăng cường chất lượng ảnh

Nắn chỉnh hình học

Cắt ảnh theo ranh giới

khu vực nghiên cứu Chọn vùng ẫ

Tính số liệu thống kê vùng

Không đạt Đạt

Giải đoán ảnh vệ tinh

Ảnh đã giải đoán

Bản đồ vị trí khai thác các mỏ lộ thiên

Chồng xếp với bản cấp phép khai thác các mỏ lộ

hiê

Bản đồ vị trí các mỏ lộ thiên khai thác trái phép

Hình 3.4 Quy trình các bước giám sát hoạt động khai thác trái phép mỏ lộ thiên bằng ảnh vệ tinh

Đánh giá độ chính xác kết quả giải

78

KẾT LUẬN

Cùng với những thành tựu của con người trong việc chinh phục vũ trụ thì công nghệ viễn thám đã và đang được phát triển mạnh mẽ trở thành một phương tiện rất có hiệu quả trong nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên. Một trong các ứng dụng đó là thành lập bản đồ lớp phủ bề mặt và bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng, từ bản đồ này kết hợp với các tài liệu khác ta có thể giám sát các mỏ lộ thiên khai thác trái phép .

Sau khi nghiên cứu và thực nghiệm ứng dụng tư liệu viễn thám đểvgiám sát các mỏ lộ thiên khai thác trái phép ở khu vực miền Tây Nghệ An có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Sử dụng ảnh vệ tinh SPOT-5 có độ phân giải 2,5m kết hợp với các tài liệu khác có thể thành lập các bản đồ lớp phủ bề mặt trái đất tỷ lệ 1: 25.000 và tỷ lệ nhỏ hơn.

2. Ảnh vệ tinh có độ phân giải không gian cao cho phép ta xác định được các loại rừng một cách chính xác mà không đòi hỏi khối lượng công tác điều tra thực địa nhiều. Điều đó cho phép nâng cao độ chính xác và tính kinh tế khi thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng phục vụ cho mục đích giám sát các hoạt động khai thác mỏ lộ thiên trái phép.

3. Nhờ khả năng chụp lặp lại sau một khoảng thời gian nhất định nên vệ tinh cung cấp cho ta thông tin kịp thời nhất về hiện trạng lớp phủ rừng. Vì vậy, có thể thành lập bản đồ hiện trạng lớp phủ rừng một cách dễ dàng, nhanh chóng, cho nên giúp ta giám sát chính xác và kịp thời vị trí các mỏ lộ thiên khai thác trái phép ở vùng rừng núi.

4. Sau khi giải đoán bình đồ ảnh vệ tinh khu vực nghiên cứu, chúng ta sẽ biết những nơi có hoạt động khai thác khoáng sản (kể cả có phép và không phép), sau đó chúng ta chồng xếp lên bản đồ cấp phép khai thác mỏ lộ thiên, chúng ta có được bản đồ vị trí các mỏ lộ thiên khai thác trái phép.

79

5. Ảnh vệ tinh SPOT-5 hoàn toàn có thể sử dụng để giám sát việc khai thác mỏ lộ thiên trái phép, hiệu quả của việc ứng dụng này ngày càng cao khi khu vực khai thác mỏ lộ thiên trái phép ở nơi rừng sâu núi thẳm, điều kiện đi lại khó khăn.

6. Để nhận dạng các vùng mỏ lộ thiên đang khai thác, ta nên dùng ảnh tổ hợp màu giả mà kênh cận hồng ngoại được nhuộm mầu đỏ, do đó những nơi cây cối bị chặt phá sẽ có màu trắng nổi bật trên nền mầu đỏ của thảm thực vật nguyên sinh. Đây là điều kiện cần đặc biệt lưu ý khi ứng dụng tư liệu viễn thám để giám sát các vùng mỏ lộ thiên khai thác trái phép.

80

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1. Phạm Vọng Thành (Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội), Hồ Phan Long (Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An) “Giám sát hoạt động khai thác trái phép các mỏ lộ thiên ở tây Nghệ An bằng ảnh vệ tinh SPOT-5”, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường kỳ 1 – tháng 9/2010.

81

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng tư liệu viễn thám phục vụ cho việc giám sát các hoạt động khai thác mỏ lộ thiên trái phép khu vực miền tây nghệ an (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)