Phòng tránh tai nạn do các con vật gây ra

Một phần của tài liệu PHONG TRANH TAI NAN THUONG TICH (Trang 29 - 36)

a. Nhận biết ong đốt:

- Vết đốt thường đau có thể sưng tấy đỏ, cần chú ý tìm ngòi côn trùng còn cắm vào da.

- Biểu hiện dị ứng: ngứa, nổi mẩn ngứa hoặc phù nề trên da hoặc niêm mạc, một số trường hợp có thể dẫn đến choáng, trụy tim

mạch, suy thở.

b. Nguyên nhân thường gặp:

- Đi vào nơi có ong. - Chọc phá tổ ong.

c. Cách phòng tránh ong đốt

- Tránh tiếp xúc với ong. - Không chọc phá tổ ong.

- Khi đi vào rừng tránh mặc quần áo sáng màu, sặc sỡ; không dùng nước hoa; không đi chân đất, các mỹ phẩm có mùi thơm và ngọt;

không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưỡi che, đi găng tay, mặc quần áo dày, kín (nếu có thể).

- Khi gặp ong bay, không được chạy, cần đứng/ngồi im, không cử động.

d. Sơ cứu khi bị ong đốt

- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.

- Lấy bỏ ngòi.

- Rửa vết đốt bằng xà phòng, nước sạch hoặc khử trùng bằng cồn.

- Băng nhẹ vết đốt bằng gạc sạch.

- Chườm lạnh vùng đốt.

- Theo dõi, phát hiện các dấu hiệu dị ứng, nhiểm độc.

- Gọi cấp cứu và đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế nếu có một trong các biểu hiện sau:

+ Số lượng vết đốt nhiều từ 5 nốt trở lên.

+ Bị ong rừng đốt.

+ Bị đốt vào vùng mặt, cổ, miệng, họng (có thể gây tắc thở hoặc mù mắt).

+ Bệnh nhân có dấu hiệu: Đau nhiều, sưng nề nhiều ở vùng bị đốt;

mẩn ngứa; khó thở; mệt nhiều; đái ít; vàng mắt, vàng da.

- Không tự dùng thuốc, không bôi vôi.

6.2 Rắn cắn

a. Nguyên nhân thường gặp

Trẻ em có thể bị rắn cắn khi đi vào nơi có rắn độc sinh sống như đi rừng, bụi rậm; trêu nghịch rắn nuôi trong các trang trại hoặc nhà hàng.

b. Cách nhận biết khi bị rắn cắn - Nhóm rắn hổ:

+ Rắn cạp nong, rắn cạp nia: có thể thấy vết rắn cắn, thường không có dấu hiệu đau, phù nề, hoại tử.

+ Rắn hổ mang, rắn hổ chúa: vết cắn đau buốt, phù nề lan tỏa và có thể hoại tử tím đen.

Triệu chứng: khó chịu, buồn nôn, vã mồ hôi, sụp mí mắt, giãn con người, khó nói, khó nuốt, thở yếu, rối loạn tim mạch, suy thở,…

- Nhóm rắn lục:

+ Tại chỗ cắn thường sưng tấy nhanh, phù to cứng, sau đó xuất hiện hoại tử tím đen, phỏng rộp.

+ Sau vài ngày có thể dẫn đến hoại tử, nhiểm khuẩn.

+ Toàn thân chóng mặt, rối loạn tiêu hóa. Có thể biểu hiện trụy tim mạch, chảy máu nhiều nơi, đái ít hoặc không có nước tiểu.

c. Sơ cứu khi bị rắn cắn

- Để nạn nhân nằm im, không đi lại hoặc chạy.

- Rửa sạch vết cắn, sát khuẩn tại chỗ bằng nước muối hoặc thuốc sát khuẩn.

- Băng ép vết cắn bằng băng bản rộng.

- Có thể rạch rộng vết cắn và nặn hút máu ngay sau khi bị rắn cắn.

- Bất động và để vùng bị rắn cắn thấp hơn ngực để nọc độc chậm lan vào tim.

- Đưa đến cơ sở y tế.

d. Cách phòng tránh - Tránh các bụi rậm

- Đi ủng cao, mặc quần vải dày hoặc dùng gậy khua nếu phải đi vào nơi có thể có rắn.

6.3 Chó cắn

a. Khái niệm bệnh dại

- Bệnh dại là do vi rút dại truyền qua nước bọt của các con vật bị nhiễm bệnh dại (chó, mèo, cáo, chồn…). Bệnh dại là bệnh gây tử vong. Hiện nay y học chỉ dự phòng

được bệnh dại, không điều trị được bệnh dại lên cơn.

Thời gian bị cắn đến khi phát bệnh dại: 1 tuần đến 1 năm, trung bình là 40 ngày, trong khoảng thời gian này, nên được tiêm phòng dại.

b. Nguyên nhân thường gặp - Trêu chọc chó.

- Chó không được tiêm phòng dại có thể dễ bị mắc bệnh dại và truyền sang người khác .

c. Sơ cứu ban đầu

- Đưa nạn nhân ra xa khỏi chó.

- Theo dõi chó trong khoảng thời gian 7 – 15 ngày.

- Sơ cứu vết cắn:

+ Rửa vết cắn bằng xà phòng, sát khuẩn tại chỗ bằng nước muối hoặc dung dịch rửa vết thương. Không khâu kín vết thương.

+ Băng nhẹ và phủ vết thương bằng gạc sạch.

+ Cầm máu bằng cách băng ép nếu vết thương chảy máu nhiều.

+ Đưa nạn nhân đến tham vấn tại cơ sở y tế tiêm phòng dại.

d. Cách phòng tránh

- Dạy cho trẻ em không trêu chọc chó.

- Luôn cảnh giác chó nhưng không bỏ chạy, không la hét hoặc gây sự chú ý, cố gắng bình tĩnh và xa rời chó; goi người hỗ trợ và không nhìn thẳng vào mắt chó. Trong trường hợp chó bị tấn công, nên

dùng gậy để tự vệ.

- Nhanh chóng phát hiện và khống chế những con chó có biểu hiện bị bệnh dại.

- Tiêm phòng dại và đeo rọ mõm khi cho chó ra ngoài.

6.4 Trâu, bò húc

a. Nguyên nhân:

- Trêu chọc, đánh đập trâu bò làm chúng tức giận và húc.

Xem hoặc đến gần trâu bò đang húc nhau.

- Gặp trâu, bò điên hoặc xổng chuồng sau khi bị nhốt.

b. Sơ cứu ban đầu:

- Giúp trẻ bình tĩnh để tránh quá sợ hãi và bị sốc.

- Sơ cứu vết thương đúng nguyên tắc: cầm máu nếu bị chảy máu, bất động nếu bị gãy xương.

- Chuyển đếncơ sở y tế.

c. Các biện pháp phòng tránh:

- Giúp cho trẻ nhận biết sự nguy hiểm nếu bị trâu, bò húc.

- Không đến gần trâu, bò.

- Không trêu chọc, đánh đập trâu, bò

- Không xem và đến gần trâu bò đang húc nhau.

Một phần của tài liệu PHONG TRANH TAI NAN THUONG TICH (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(56 trang)