Phòng tránh điện giật, sét đánh

Một phần của tài liệu PHONG TRANH TAI NAN THUONG TICH (Trang 41 - 46)

10.1 Phòng tránh tại nạn do sét đánh

a. Khái niệm : Sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và mặt đất hay giữa các đám mây mang các điện tích khác dấu.

b. Cấp cứu người bị sét đánh

- Ngoài làm cháy, bỏng, sét còn gây tác hại hệ thần kinh, gãy xương, mất thính giác, thị giác hay trí nhớ. Người bị sét đánh cần được cứu trợ ngay tức khắc. Nếu người bị sét đánh bị ngất (tim ngừng đập, tắt thở) phải thực hiện khẩn cấp các động tác hô hấp, trợ tim nhân tạo.

- Tìm những nơi bị gãy, đặc biệt cẩn thận không di dời nạn nhân nếu nghi ngờ bị gãy cột sống. Để những chỗ bị bỏng khô và tìm cáh nhanh nhất để đưa nạn nhân tới bệnh viện.

c. Cách phòng tránh sét đánh - Khi ở trong nhà:

+ Rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có dông gần xảy ra.

Tránh xa dây điện thoại, dây điện và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất 1m.

+ Đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết.

+ Rút ăng-ten ra khói ti vi khi có dông.

- Nếu ngoài trời, tuyêt đối không trú mưa dưới cây cối, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại. Nên tìm chỗ kho ráo và vị trí thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất, nên nhón chân, không nên nằm xuống đất. Đặc biệt không đứng thành nhóm người gần nhau.

10.2 Phòng tránh tai nạn do điện giật a. Nguyên nhân bị điện giật

- Vô tình hoặc không nắm vững các nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện.

- Cơ thể người tiếp xúc với hai cực của nguồn điện. Thông thường, chân người tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với đất được coi là một cực, cực còn lại là một bộ phận bất kỳ nào đó của cơ thể tiếp xúc với nguồn điện.

b. Những tổn thương do điện giật

- Khi bị điện giật có thể gặp phải tình trạng bỏng rất nguy hiểm. Khi dòng điện đi qua cơ thể sẽ xuất hiện bỏng ở nhiều vị trí với nhiều

mức độ khác nhau.

- Điện giật gây chấn thương, làm tay chân nạn nhân co quắp vì bỏng, ngừng thở, tim ngừng đập. Mặt nạn nhân trắng bệch rồi tím dần, nạn nhân ngất không bắt được mạch, đồng tử giãn to. Những trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

c. Cach sơ cứu khi có người bị điện giật

- Khẩn trương cắt nguồn điện ngay lập tức tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện.

- Đứng trên vật khô cách điện như hộp gỗ, tấm cao su hay nhựa, dùng các vật làm bằng gỗ khô đẩy người bị nạn ra khỏi nguồn điện.

- Tuyệt đối không được sờ vào người bị nạn nếu người đó chưa được tách ra khỏi nguồn điện.

- Khi nạn nhân bị điện giật ngừng thở, ngay lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ . Thực hiện đều đặn cho đến khi nạn nhân tỉnh, thở lại được, môi hồng trở lại, bắt được mạch ở cổ tay và

nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện.

- Toàn bộ công việc cấp cứu cho quá trình hô hấp chỉ được phép làm trong 3 phút, do vậy người cấp cứu phải thật bình tĩnh, khẩn trương, thực hiện đúng cách và tiến hành ngay tại nơi xảy ra điện giật.

- Trên đường chuyển nạn nhân đến bệnh viện vẫn phải tiếp tục

công việc cấp cứu, theo dõi để phát hiện và điều trị kịp thời các biến chứng.

d. Đề phòng điện giật

Không nên chơi đừa gần các thiết bị điện như ổ cấm điện, dây điện…Nên sử dựng các thiết bị đóng ngắt an toàn, thiết bị chống giật…Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để đảm bảo an

toàn.

Những ngày mưa bão, hạn chế đi lại ở những nơi có nguồn điện, cột điện để tránh bị điện giật.

Một phần của tài liệu PHONG TRANH TAI NAN THUONG TICH (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(56 trang)