PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều tra, xác định thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên cây
4.1.1. Tình hình trồng ba kích tím tại tỉnh Quảng Ninh
Ba kích tím là cây mọc tự nhiên dưới tán cây rừng, và những năm gần đây đã được đưa vào sản xuất ở nhiều tỉnh thành khác nhau trong đó có Quảng Ninh. Tuy nhiên, hiện nay cây ba kích tím vẫn chủ yếu được trồng với quy mô nông hộ với diện tích <1.000m2 (80%) và manh mún, chỉ một số ít hộ có diện tích trồng ba kích từ 5.000-10.000m2.
Cây ba kích tím được trồng trên địa hình đất thoai thoải dốc (chiếm 69%) và trên đất bằng (chiếm 31%); với 74% diện tích đất trồng là đất tái canh và 26% diện tích là đất trồng mới. Trong tổng số diện tích trồng ba kích tím, có 54% diện tích trồng không sử dụng cây che bóng, và 46% diện tích được trồng dưới tán cây che bóng bao gồm cả cây rừng và cây thân gỗ khác. Diện tích trồng thuần ba kích chiếm 51% và trồng xen với cây trồng khác là 49% (Bảng 4.1).
Bảng 4.1. Đặc điểm chính của vùng trồng cây ba kích tại Quảng Ninh (Quảng Ninh, 2017)
Đặc điểm Tỷ lệ diện tích (%)
Địa hình Trồng trên đất bằng 31
Trồng trên đất dốc 69
Đất trồng Trồng trên đất tái canh 74
Trên đất trồng mới 26
Che bóng Có sử dụng cây che bóng 46
Không sử dụng cây che bóng 54
Biện pháp trồng Trồng thuần 51
Trồng xen 49
23
Do chưa có nhiều nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đối với cây ba kích tím do vậy các biện pháp áp dụng vẫn chủ yếu dựa và kinh nghiệm là chủ yếu. Hơn nữa khả năng tiếp cận của người sản xuất với khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, quy mô nông hộ nhỏ và trồng khá rải rác do vậy thiếu sự đầu tư về cả kỹ thuật và kinh tế của người dân và chính quyền địa phương. Hầu hết các hộ sản xuất chưa được tập huấn hoặc tiếp cận với cán bộ kỹ thuật, ngoại trừ một số doanh nghiệp hoặc hộ gia đình sản xuất quy mô lớn có cơ hội tham quan, học hỏi trao đổi kinh nghiệm từ vùng khác.
Tất cả các hộ sản xuất sử dụng phân bón hóa học tổng hợp (NPK) bón cho cây ba kích tím với số lượng từ 1-2 lần/năm với liều lượng từ 0,1-0,3 kg/cây/lần bón, tùy theo độ tuổi cây và điều kiện kinh tế của gia đình.
Biện pháp làm cỏ là biện pháp bắt buộc đối với sản xuất cây ba kích tím.
Biện pháp phổ biến là làm cỏ bằng tay, không sử dụng thuốc trừ cỏ. Qua điều tra phỏng vấn nông hộ cho thấy có nhiều loài sâu bệnh hại xuất hiện trên cây ba kích tím mà người sản xuất có thể nhận thấy là bệnh vàng lá thối rễ, bệnh lở cổ rễ, rệp sáp, sâu róm. Trong đó bệnh vàng lá thối rễ và rệp sáp là 2 loại dịch hại xuất hiện rất phổ biến tại các vùng trồng ba kích mà vẫn chưa có biện pháp phòng trừ.
Đối tượng và cây bị hại chủ yếu ở độ tuổi vườn trồng, bệnh phát triển mạnh vào thời điểm cây 2-3 năm tuổi, yếu tố thời tiết cũng làm cho bệnh sinh trưởng và phát triển mạnh nhất là vào tháng 7-8 mưa nhiều.
4.1.2. Điều tra, thu thập mẫu bệnh hại cây ba kích tím tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh
Bệnh vàng lá thối rễ cây ba kích tím đã xuất hiện tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh từ những năm 2012-2013. Việc điều tra, thu thập mẫu bệnh hại cây ba kích tím được tiến hành qua phỏng vấn nông dân, điều tra thu thập mẫu bệnh ở giai đoạn vườn ươm, vườn sản xuất ở các độ tuổi khác nhau cũng như những nơi đã bị nhiễm bệnh từ những năm trước nhưng vẫn còn sót lại một số cây ba kích tím (Hình 4.1).
24
Hình 4.1. Điều tra thu thập thông tin, mẫu bệnh vàng lá thối rễ hại cây ba kích tím tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh năm 2017.
(A). Phỏng vấn người trồng ba kích về tình hình bệnh vàng lá thối rễ hại ba kích tím. (B). Điều tra bệnh ở giai đoạn cây con trong vườn ươm. (C). Điều tra, phát hiện và thu thập mẫu bệnh vàng lá thối rễ hại ba kích tím trên vườn ba kích tím 2 năm tuổi.(D). Điều tra, phát hiện và thu thập mẫu bệnh vàng lá thối rễ hại ba kích tím trên vườn đã bị nhiễm bệnh từ những năm trước còn sót lại.
Trên cây ba kích tím, đã ghi nhận được 5 loại bệnh hại (Bảng 4.2). Trong đó, bệnh vàng lá thối rễ (Fusarium fujikuroi) là đối tượng gây hại phổ biến và nguy hiểm nhất. Bệnh gây hại chủ yếu trên bộ phận rễ và củ của cây ba kích tím làm cho rễ và củ bị thối, ảnh hưởng đến quá trình hút nước và dinh dưỡng của cây ba kích, dẫn đến bộ lá của cây ba kích tím dần biến vàng, nếu bị bệnh nặng cây sẽ bị chết.
Bệnh khô ngọn do nấm Colletotrichum sp. xuất hiện khá phổ biến tại các vườn ba kích tím, bệnh chủ yếu gây hại phần ngọn, nếu bị bệnh nặng có thể gây khô phần ngọn, nhưng không làm chết cây, nên cây ba kích tím vẫn có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Bệnh thối cổ rễ (Rhozoctonia solani) và bệnh đốm lá
A B
C D
25
(Chưa xác định được nguyên nhân) cũng đã được ghi nhận trên một số diện tích trồng ba kích tím với độ bắt gặp từ + đến ++. Ngoài ra, đã ghi nhận được sự xuất hiện của loài tuyến trùng Meloidogyne sp. gây hại trên rễ của cây ba kích tím với độ bắt gặp từ + đến ++.
Bảng 4.2. Thành phần bệnh hại chính trên cây ba kích tím (Quảng Ninh, 2017)
STT Tên tiếng Việt Tên khoa học Độ bắt gặp
1 Bệnh vàng lá thối rễ Fusarium fujikuroi ++ đến +++
2 Bệnh khô ngọn Colletotrichum sp. + đến ++
3 Bệnh thối cổ rễ Rhizoctonia solani + đến ++
4 Bệnh đốm lá Chưa xác định được nguyên + đến ++
5 Tuyến trùng Meloidogyne sp. + đến ++
Ghi chú: Độ bắt gặp của các loài được đánh giá như sau: - : Độ bắt gặp dưới 5%;
+ : Độ bắt gặp 6-25%; ++ : Độ bắt gặp 26-50%; +++ : Độ bắt gặp > 50% ; ++++ : Độ bắt gặp > 50%.