Kết quả tập huấn

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu và sự tham gia của người dân tại xã tân long huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 54)

3.3. Nhu cầu và sự tham gia của người dân trong tập huấn

3.3.3. Kết quả tập huấn

Sau một thời gian tại xã đã mở được hai lớp tập huấn tại hai xóm.

Bảng 3.6. Số lượng người tham gia tập huấn

STT Ngày Địa điểm Nội dung Thời gian

Số lượng người tham gia

Kết quả

1 08/05/2018 xóm Hồng Phong

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh

trên cây na

120

phút 25 Tập huấn

thành công.

2 16/05/2018 xóm Mỏ Ba

Kỹ thuật ủ phân vi sinh làm phân bón cho cây bưởi da xanh

120

phút 22 Tập huấn

thành công.

(Nguồn từ kết quả phiếu điều tra năm 2018)

* Mức độ tham gia của người dân.

Thông qua danh sách số người đã tham gia vào hai lớp tập huấn đã mở thấy mức độ tham gia vào buổi tập huấn là chưa cao. Do người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của các buổi tập huấn khi áp dụng vào thực tế, cũng do họ bận rộn với công việc hằng ngày và điều kiện đi lại, đường xã đi lại còn khó khăn đã làm cho số người tham gia tập huấn ít đi.

Bảng 3.7. Số lượng người tham gia vào buổi tập huấn của hai xóm:

Hồng Phong và Mỏ Ba

STT Địa chỉ

Số hộ tham gia Số hộ không tham gia

Tổng số phiếu mời Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%) 1 Xóm Hồng

Phong

25 83,3 5 16,7 30 100%

2

Xóm Mỏ Ba

22 73,3 8 26,7% 30 100%

Tổng 47 156,6 13 43,4 60 200%

(Nguồn kết quả phiếu điều tra năm 2018) Từ bảng 3.8 ta thấy mức độ tham gia vào buổi tập huấn của hai xóm là khác nhau số hộ tham gia vào buổi tập huấn của xóm Mỏ Ba ít hơn so với số hộ tham gia của xóm Hồng Phong:

Số hộ tham của xóm Mỏ Ba là 22 người chiếm 73,3%, số hộ tham gia vào buổi tập huấn của xóm Hồng Phong là 25 người chiếm 83,3% vậy số người tham gia vào buổi tập huấn của xóm Mỏ Ba ít hơn xóm Hồng Phong là 10%.

Qua bảng trên ta thấy:

Người dân đã có nhận thức hơn về các lớp tập huấn, họ muốn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất, nâng cao đời sống. Tuy nhiên bên cạnh những người có nhận thức đó vẫn còn tồn tại những người chưa nhận thức được tầm quan trọng của các lớp tập huấn.

Số người tham gia buổi tập huấn của xóm Hồng Phong và xóm Mỏ Ba có sự chênh lệch:

- Số người tham gia buổi tập huấn của xóm Hồng Phong nhiều hơn so với xóm Mỏ Ba do: Người dân trong xóm quan tâm đến buổi tập huấn, họ muốn học hỏi những kỹ thuật mới để áp dụng vào trong thực tế.

- Số người tham gia buổi tập huấn của xóm Mỏ Ba ít hơn so với xóm

Hồng Phong do: Họ quá bận rộn với công việc hằng ngày, đường xã đi lại còn khó khăn, nhu cầu tập huấn của họ còn thấp… Những lý do này đã làm hạn chế sự tham gia của người dân trong các buổi tập huấn từ đó những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới không thể truyền tải đến người dân.

Bảng 3.8. So sánh mức độ tham gia tập huấn giữa các nhóm hộ tại 2 xóm trên địa bàn xã

STT Địa điểm

Số hộ

tham gia nghèo trung bình khá giàu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số

lương Tỉ lệ

1 Xóm Hồng Phong 25 100% 10 40% 11 44% 4 16% 0 0%

2 Xóm Mỏ Ba 22 100% 3 13,6% 17 77,3% 2 9,1% 0 0%

(Nguồn từ kết quả phiếu điều tra năm 2018)

Với tổng số người tham gia vào buổi tập huấn là 47 người, cho thấy các hộ thuộc nhóm hộ trung bình và nghèo tham gia là đông nhất, các hộ khá tham gia với số lượng ít hơn, hộ giàu không tham gia. Các số liệu trên cho ta thấy những hộ thuộc diện nghèo và trung bình họ mong muồn được phát triển kinh tế và có thu nhập ổn định thông qua các mô hình trồng trọt, chăn nuôi có thể áp dụng tại địa phương họ. Số người tham gia buổi tập huấn phần lớn là nam giới, phụ nữ tham gia các lớp tập huấn còn ít.

Bên cạnh đó nhu cầu tham gia các lớp tập huấn của người dân còn thấp, nguyên nhân chủ yếu do:

- Điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, chưa đủ năng lực thực hiện trong các dự án nên chưa có nhu cầu tập huấn cụ thể.

- Do thiếu đất canh tác nên không có nhu cầu.

- Do thị trường nông sản không ổn định nên ảnh hưởng tâm lý người dân khiến người dân chưa có nhu cầu tập huấn về một kỹ thuật nông nghiệp cụ thể.

- Do thiếu khi phí hỗ trợ: các dự án triển khai chưa có hỗ trợ một phần nào cho người dân nên người dân không tham gia thực hiện các dự án đó.

Nhu cầu tập huấn

Người dân có nhu cầu tập huấn về trồng trọt, chủ yếu là kỹ thuật trồng Cây ăn quả, cam, bưởi, na dai, kỹ thuật ghép gốc, ghép mắt cho cây ăn quả…

Bảng 3.9. Tổng hợp đánh giá của người dân về các buổi tập huấn

STT Nội dung đánh giá

Không Tổng

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%) 1 Dự định áp dụng nội

dung vào thực tế 47 100 0 0 47 100

2 Phương pháp truyền đạt

có dễ hiểu, dễ nhớ 47 100 0 0 47 100

3 Tài liệu phát tay dễ đọc

dễ hiểu 47 100 0 0 47 100

4 Tài liệu này sử dụng

trong sản xuất 47 100 0 0 47 100

5 Vật liệu trong buổi tập

huấn có được sử dụng 47 100 0 0 47 100

6 Thời gian, địa điểm tập

huấn có phù hợp 47 100 0 0 47 100

7 Buổi tập huấn có đáp

ứng được nhu cầu 47 100 0 0 47 100

(Nguồn từ kết quả phiếu điều tra năm 2018) Thông qua bảng đánh giá tổng hợp trên ta thấy rằng người dân tham gia vào lớp tập huấn này 100% chọn là có. Có thể thấy những nội dung trong bảng nếu áp dụng đúng phương pháp và phù hợp thì họ sẽ tiếp nhận. Ngoài ra chúng ta cũng cần chú ý khi chọn đối tượng tham gia tập huấn là nam hay nữ họ có phải là lao động chính trong gia đình hay không.

Bảng 3.10. Đánh giá thái độ tập huấn của SVTT trong buổi tập huấn STT Thái độ tập huấn Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Cởi mở 16 34%

2 Hòa nhã 26 55,3%

3 Dễ gần 5 10,7%

(Nguồn kết quả từ phiếu điều tra năm 2018) Từ bảng đánh giá thái độ tập huấn của SVTT ta thấy thái độ cởi mở chiếm 34%, hòa nhã điều chiếm 55,3% và thái độ dễ gần chiếm 10,7%. Từ bảng trên cũng cho thấy thái độ cởi mở và hòa nhã chiếm số lượng và tỷ lệ cao hơn cả, điều đó chứng tỏ cho ta thấy thái độ trong các buổi tập huấn của cán bộ tập huấn trong quá trình giao tiếp, trao đổi kiến thức kinh nghiệm cũng hết sức quan trọng, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm rằng: Học viên tiếp thu được kiến thức kinh nghiệm tốt nhất khi giữa học viên và cán bộ tập huấn có thái độ cởi mở, hòa nhã và tôn trọng lẫn nhau coi nhau như đối tác.

Bảng 3.11. Đánh giá không khí trong buổi buổi tập huấn của SVTT

STT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Sôi nổi 9 19,1%

2 Vui vẻ 23 48,9%

3 Thoải mái 15 32%

4 Trầm lắng 0 0%

5 Buồn ngủ 0 0%

6 Khác 0 0%

(Nguồn kết quả từ phiếu điều tra năm 2018)

Hình 3.1. Biểu đồ về Đánh giá không khí trong buổi buổi tập huấn của 2 xóm Mỏ Ba và Hồng Phong

Từ 3.11 và hình 3.1 ta thấy rằng không khí của buổi tập huấn đạt ở mức độ vui vẻ là cao nhất với số lượng 23 phiếu chiếm 48,9%, thoải mái 15 phiếu chiếm 32%, sôi nổi 9 phiếu chiếm 19,1%. Từ những số liệu trên ta thấy rằng quá trình trao đổi kinh nghiệm giữa học viên và cán bộ tập huấn diễn ra tốt nhất và mọi người hào hứng tham gia khi không khí trong buổi tập huấn thoải mái, vui vẻ, lắng nghe tôn trọng ý kiến của nhau và không có ai đánh giá ở các mức trầm lắng, buồn ngủ chứng tỏ mọi người hào hứng tham gia và tiếp nhận các kiến thức đã trao đổi trong buổi tập huấn.

Bảng 3.12. Đánh giá phương pháp tập huấn của SVTT trong buổi tập huấn

STT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất tốt 12 25,5%

2 Tốt 27 57,5%

3 Khá 4 8,5%

4 Trung bình 4 8,5%

5 Yếu 0 0%

(Nguồn kết quả phiếu điều tra năm 2018)

Sôi nổi Vui vẻ Thoải mái Trầm lắng Buồn ngủ Khác 9

23

15

0 0 0

0.19% 0.49% 32% 0% 0% 0%

Mức độ đánh giá

Số lượng Tỷ lệ (%)

Hình 3.2. Biểu đồ về phương pháp tập huấn trong buổi buổi tập huấn của 2 xóm Mỏ Ba và Hồng Phong

Từ 3.12 và hình 3.2 ta thấy rằng phương pháp tập huấn của SVTT đạt ở mức độ tốt là cao nhất với số lượng 27 phiếu chiếm 57,5% so với các mức độ khác và mức độ trung bình là thấp nhất với số lượng 4 phiếu chiếm 8,5%.

Từ những số liệu rút ra được nhận xét: Buổi tập huấn diễn ra thành công và đạt hiệu quả tốt nhất khi cán bộ tập huấn áp dụng phù hợp các phương pháp tập huấn và cần chú ý đến thái độ tập huấn, tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái để hạn chế các rào cản giữa học viên và cán bộ tập huấn khi đó buổi tập huấn sẽ diễn ra hiệu quả hơn. Tuy nhiên vẫn còn ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình với số lượng là 4 phiếu, chứng tỏ buổi tập huấn của SVTT chưa đạt được kết quả cao.

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

12

27

4 4

0.26% 0.58% 0.09% 0.09% 0 0%

Mức độ đánh giá

Số lượng Tỷ lệ (%)

Bảng 3.13. Đánh giá kỹ năng tập huấn của SVTT trong buổi tập huấn

STT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất tốt 9 19,1%

2 Tốt 36 76,6%

3 Khá 2 4,3%

4 Trung bình 0 0%

5 Yếu 0 0%

(Nguồn kết quả phiếu điều tra năm 2018)

Hình 3.3. Biểu đồ về kỹ năng tập huấn trong buổi buổi tập huấn của 2 xóm Mỏ Ba và Hồng Phong

Từ 3.13 và hình 3.3 ta thấy rằng kỹ năng tập huấn của SVTT đạt ở mức độ tốt là cao nhất với số lượng 36 phiếu chiếm 76,6% so với các mức độ khác và mức độ khá là thấp nhất với số lượng 2 phiếu chiếm 4,3%. Từ những số liệu trên rút ra nhận xét: Buổi tập huấn diễn ra thành công phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng tập huấn của cán bộ tập huấn đặc biệt là kỹ năng lắng nghe, và kỹ năng dẫn dắt buổi tập huấn, kỹ năng đặt câu hỏi và kết hợp với các yếu tố khác như phương pháp áp dụng, thái độ, những kỹ năng này có

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

9

36

2 0 0

0.19% 0.77% 0.04% 0% 0%

Mức độ đánh giá

Số lượng Tỷ lệ (%)

được khi chúng ta tiếp xúc, trao đổi trong thực tế và không có phiếu đánh giá nào đánh giá ở mức độ trung bình và yếu như vậy có thể kết luận người dân hài lòng với kỹ năng tập huấn của SVTT.

Bảng 3.14. Đánh giá kiến thức tập huấn của SVTT trong buổi tập huấn ST

T Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất tốt 17 36,2%

2 Tốt 25 53,2%

3 Khá 4 8,5%

4 Trung bình 1 2,1%

5 Yếu 0 0%

(Nguồn kết quả phiếu điều tra năm 2018) Từ bảng 3.14 và hình 3.4 ta thấy rằng kiến thức tập huấn của SVTT đạt ở mức độ tốt là cao nhất với số lượng 25 phiếu chiếm 53,2% so với các mức độ khác và mức độ trung bình là thấp nhất với số lượng 1 phiếu chiếm 2,1%.

Từ bảng trên rút ra nhận xét

Buổi tập huấn diễn ra thành công phụ thuộc chủ yếu đến yếu tố kiến thức tập huấn, một tập huấn viên yêu cầu phải có kiến thức sâu rộng và có am hiểu nên kiến thức trong tập huấn có vai trò quyết định đến buổi tập huấn, ngoài ra cũng cần kết hợp với các yếu tố kỹ năng và thái độ trong giao tiếp và có 1 phiếu đánh giá ở mức độ trung bình, không có phiếu đánh giá nào ở mức độ yếu, điều này chứng tỏ khi SVTT khi áp dụng những kiến thức đã học từ nhà trường áp dụng vào thực tế chưa đạt được hiệu quả cao.

Hình 3.4. Biểu đồ về kiến thức tập huấn trong buổi buổi tập huấn của 2 xóm Mỏ Ba và Hồng Phong

Bảng 3.15. Đánh giá mức độ hài lòng về buổi tập huấn

STT Mức độ đánh giá Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất hài lòng 3 6,4%

2 Hài lòng 41 87,2%

3 Bình thường 3 6,4%

4 Không hài lòng 0 0%

(Nguồn kết quả phiếu điều tra năm 2018)

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

17

25

4

1 0

0.36% 0.53% 0.09% 0.02% 0%

Mức độ đánh giá

Số lượng Tỷ lệ (%)

Hình 3.5. Biểu đồ về mức độ hài lòng của người tham gia tập huấn tại 2 xóm Mỏ Ba và Hồng Phong

Từ 3.15 và biểu đồ trên (hình 3.5) ta thấy mức độ hài lòng là cao nhất với số lượng 41 phiếu chiếm 87,2%, mức độ rất hài lòng và mức độ bình thường là 3 phiếu chiếm 6,4%.

Qua những số liệu trên rút ra nhận xét: Ý kiến đánh giá của người dân về buổi tập huấn ở mức độ hài lòng là cao nhất chiếm 87,2%. Chứng tỏ người dân hài lòng về các kiến thức trao đổi trong buổi tập huấn, cũng như phương pháp, kỹ năng, thái độ mà cán bộ tập huấn áp dụng đối với học viên, các học viên thấy rằng phù hợp đối với họ. Không có phiếu đánh giá nào đánh giá ở mức độ không hài lòng, điều này thể hiện rằng người dân hài lòng với buổi tập huấn này của SVTT.

Rất hài lòng 7%

Hài lòng 87%

Bình thường 6%

Không hài lòng

Mức độ đánh giá 0%

Bảng 3.16. Mức độ khác nhau giữa buổi tập huấn này với những buổi tập huấn trước đây

STT Mức độ khác nhau Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Rất khác 5 10,6%

2 Khác 28 59,6%

3 Không khác 14 29,8%

(Nguồn kết quả từ phiếu điều tra năm 2018) Từ bảng trên đây ta thấy rằng mức độ khác nhau giữ buổi tập huấn của SVTT với các buổi tập huấn trước đây của CBKN là khác nhau chiếm 59,6%.

Qua đó thấy được buổi tập huấn giữa SVTT và CBKN trước đây là có sự khác nhau cụ thể về kỹ năng, kiến thức và nhiều yếu tố khác, trong các buổi tập huấn thì SVTT sẽ ít kinh nghiệm cũng như thời gian trải nghiệm tiếp xúc khi làm việc và khả năng sử lý công việc. Các tình huống trong buổi tập huấn đôi khi làm cho SVTT lúng túng và mất kiểm soát khi đứng trước đám đông, SVTT khi đi tập huấn sẽ không có hỗ trợ kinh phí đôi khi gây khó khăn và ảnh hưởng tới số lượng người dân tham gia tập huấn. Theo em những yếu tố này đã tạo ra sự khác biệt giữa tập huấn của SVTT và tập huấn của CBKN.

Bảng 3.17. So sánh phương pháp tập huấn của SVTT với CBKN

Số hộ tham gia

Phương pháp tập huấn

Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu

SVTT CBKN SVTT CBKN SVTT CBKN SVTT CBKN SVTT CBKN

47 12 17 27 27 4 1 4 2 0 0

100% 25,5% 36,2% 57,5% 57,5% 8,5% 2,1% 8,5% 4,2% 0% 0%

(Nguồn từ kết quả phiếu điều tra năm 2018)

Hình 3.6. Biểu đồ về mức độ hài lòng của người tham gia tập huấn tại 2 xóm Mỏ Ba và Hồng Phong

Nhận xét:

Dựa vào 3.17 và hình 3.6 cho ta thấy thông tin thu thập được thông qua phiếu điều tra từ các lớp tập huấn cho thấy phương pháp tập huấn của sinh viên thực tập với cán bộ tập huấn khuyến nông do người dân đánh giá ở mức tốt là cao nhất với 27 phiếu đánh giá chiếm 57,5% và ở mức độ rất tốt, khá, trung bình chiếm tỉ lệ ít hơn. Qua số liệu trên em thấy muốn buổi tập huấn diễn ra thành công ngoài việc xác định đúng nhu cầu của người dân thì áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp là bước hết sức quan trọng, các CBKN hay áp dụng phương thức tập huấn theo nhu cầu của người dân nhưng đối với SVTT hay gặp khó khăn trong xác định nhu cầu của người dân và áp

SVTT CBKN SVTT CBKN SVTT CBKN SVTT CBKN SVTT CBKN

Rất tốtTốtKháTrung bìnhYếu

12

17

27 27 4

1 4 2 0 0

0.26%

0.36%

0.58%

0.58%

0.09%

0.02%

0.09%

0.04%

0%

0%

Phương pháp tập huấn

Tỉ lệ % Số lượng

dụng các phương pháp chưa được hiệu quả, bình thường CBKN đi tập huấn cho người dân sẽ có hỗ trợ chi phí về tiền mặt hoặc hỗ trợ về giống, cây trồng cho bà con và CBKN có nhiều thời gian tiếp xúc, làm việc ngoài thực tế nhiều hơn SVTT nên khi áp dụng và kết hợp các phương pháp với nhau sẽ có hiệu quả hơn đối với SVTT. Những yếu tố này đôi khi đã tạo ra sự khác biệt giữa CBKN tập huấn và tâp huấn của SVTT.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp tập huấn khuyến nông để đánh giá nhu cầu và sự tham gia của người dân tại xã tân long huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên (Trang 38 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)