Các kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ địa chính trên thế giới

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính mảnh bản đồ địa chính tờ số 39 xã kim ngọc huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 32 - 35)

2.5. Giới thiệu phần mềm Microstation V8i và phần mềm Gcadas

2.5.3 Các kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ địa chính trên thế giới

Có thể tóm tắt việc nghiên cứu và phát triển của bản đồ địa chính qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Từ 1950 đến 1970. Nội dung chính của thời kỳ này là

“Lập bản đồ số có sự trợ giúp của máy tính”. Các nhà công nghệ nghiên cứu chế tạo thiết bị gắn với máy tính điện tử để tạo thông tin như các thiết bị số hoá (Digitizer) hoặc máy quét (Scanner) và các thiết bị đầu ra như máy in, máy vẽ tự động có độ chính xác cao sử dụng kỹ thuật số.

Song song với việc nghiên cứu chế tạo thiết bị, người ta đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp toán học để mô hình hoá và thể hiện các đối tượng

không gian địa lý sau khi rời rạc hoá thông tin. Năm 1963 ở Mỹ có phần mềm vẽ bản đồ đầu tiên (Symap).

Giai đoạn 2: Đó là thập kỷ 70 và những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Người ta tập trung nghiên cứu xây dựng các hệ thống bản đồ tự động hoá hoàn chỉnh. Các vấn đề kỹ thuật trong quy trình công nghệ thành lập bản đồ số được nghiên cứu và giải quyết hoàn chỉnh từ việc chuẩn hoá nội dung, ký hiệu bản đồ, tổ chức dữ liệu đến chế tạo các thiết bị gắn với các máy đo đạc trên mặt đất, các máy đo ảnh để tạo dữ liệu số và chế tạo các máy vẽ tự động.

- Trong giai đoạn này đã xây dựng các phần mềm ứng dụng để điều khiển toàn bộ hệ thống từ thu thập dữ liệu, tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu, ngân hàng dữ liệu và các phương pháp sử dụng dữ liệu số, đưa ra kết quả phân tích, dự báo,… Đặc biệt mô hình số bề mặt địa hình đã được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng.

Giai đoạn 3: Phát triển hệ thống thông tin địa lý. Ý tưởng về tích hợp thông tin không gian và thông tin thuộc tính phi đồ hoạ theo thời gian để tổng hợp, phân tích, mô hình hoá đã có tương đối sớm. Song chỉ khi máy tính phát triển mạnh thì hệ thống thông tin địa lý (GIS) mới trở thành hiện thực. Năm 1964 hệ thống CGIS (Canadian Geographic Information System) ra đời. Sau năm 1980 các hệ thống thông tin địa lý được nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ. Đó là tập hợp có tổ chức bao gồm hệ thống máy tính cùng các thiết bị kèm theo, phần mềm điều hành, cơ sở dữ liệu và con người, được thiết kế để thu thập, lưu trữ, quản lý, cập nhật, phân tích, tổng hợp và kết xuất tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý.

Các phần mềm GIS được ứng dụng rộng rãi hiện nay có thể kể đến như: MAPINFO, ARC/INFO, MGE, ARCGIS, …

Hệ thống thông tin đất đai (Land Information System - LIS) là một lĩnh

vực ứng dụng đặc biệt của hệ thống thông tin địa lý. Theo hiệp hội Trắc địa bản đồ thế giới thì: "Một hệ thống thông tin đất đai là một công cụ giúp cho việc tạo quyết định về luật pháp, hành chính và kinh tế và trợ giúp cho công tác quy hoạch và phát triển. Nó bao gồm một mặt là một cơ sở dữ liệu lưu trữ các dữ liệu tham chiếu không gian trên một vùng địa lý nhất định và một mặt là một số quy trình và kỹ thuật để thu thập, cập nhật, xử lý và phân phối dữ liệu một cách có hệ thống. Cơ sở của một hệ thống thông tin đất đai là một hệ thống tham chiếu không gian đồng nhất cho dữ liệu trong hệ thống, đồng thời có khả năng liên kết dữ liệu trong hệ thống với các cơ sở dữ liệu đất đai khác có liên quan".

Giai đoạn 4: Đặt ra vấn đề nghiên cứu, hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống bản đồ thông tin địa lý toàn cầu (Global Geoinformatic Mapping), phát triển GIS thành hệ thống thông tin không gian toàn cầu ứng dụng cho các quốc gia và quốc tế.

Sự phát triển và tính phổ biến của INTERNET và các dịch vụ WEB đã đưa tới khả năng truy cập dữ liệu thông tin địa lý qua WEB, khái niệm WEB- GIS đã trở thành hiện thực.

- Ở hầu hết các nước phát triển, hệ thống bản đồ địa chính đã được thành lập hoàn chỉnh, giai đoạn hiện nay chủ yếu là đo đạc chỉnh lý biến động. Hệ thống thông tin đất đai (LIS) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã có một bước tiến lớn trong tin học hóa bản đồ, việc ứng dụng bản đồ số nói chung và bản đồ số địa chính nói riêng đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực do hệ thống bản đồ đã xây dựng đồng bộ, việc cập nhật bản đồ cũng được thực hiện thường xuyên và quản lý chặt chẽ trong một cơ sở dữ liệu phù hợp.

- Với bản đồ tỉ lệ vừa và nhỏ khu vực giá trị kinh tế thấp, độ chính xác không cao có thể sử dụng ảnh hàng không độ phân giải cao kết hợp đối soát thực tế để khoanh vẽ ranh giới sử dụng đất. Đối với bản đồ tỉ lệ lớn, khu vực

giá trị kinh tế lớn, độ chính xác cao cần sử dụng các thiết bị xác định tọa độ với độ chính xác cao tới từng góc thửa đất. Để thực hiện điều này, trước hết xây dựng một hệ thống lưới đường chuyền sau đó sử dụng phương pháp đo tọa độ tuyệt đối hoặc tọa độ tương đối.

- Bên cạnh việc xác định chính xác tọa độ các đối tượng trên bản đồ địa - Ứng dụng quan trọng nhất của bản đồ địa chính là quản lý đất đai.

- Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, bản đồ số địa chính ở nhiều nước trên thế giới đã thêm nhiều ứng dụng khác nhau, nhiều nước đã xây dựng hệ thống địa chính đa mục đích với các hệ thống phần mềm ứng dụng đặc thù riêng. Chính vì lẽ đó, việc quản lý thửa đất phải thỏa mãn hệ thống tham chiếu thửa đất, cụ thể:

ễ hiểu, không gây nhầm lẫn, sai sót;

ễ nhớ, để cho người sử dụng có thể dễ dàng tra cứu;

ễ sử dụng đối với cả người quản lý và cộng đồng;

ễ xử lý trong máy tính;

ảm bảo tính bền vững;

ả năng cập nhật mà không làm thay đổi hệ thống;

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính mảnh bản đồ địa chính tờ số 39 xã kim ngọc huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)