Hiện trạng kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính mảnh bản đồ địa chính tờ số 39 xã kim ngọc huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 43 - 47)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên ,kinh tế ,xã hội, quản lý và sử dụng đất của xã Kim Ngọc

4.1.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội

- Lao động nông- lâm nghiệp chiếm 92%.

- Tổng thu nhập bình quân đầu người: 12 triệu đồng/người/năm.

- Bình quân lương thực đầu người là: 550kg/ người/năm.

- Tỷ lệ hộ dùng điện là 92%.

- Tỷ lệ hộ nghèo 7%.

4.1.2.2 Các hình thức sản xuất chính

- Nghành nông – lâm nghiệp hiện nay chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của xã, hình thức kinh tế tự cung tự cấp vẫn còn khá phổ biến trong nhân dân. Nghành nghề dịch vụ đang hình thành và phát triển, tuy nhiên quy mô còn khá nhỏ, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, kinh tế hộ gia đình cũng phát triển khá mạnh, đã có nhiều hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, thương mại.

- Nhìn chung quá trình chuyển đổi cơ cấu và phát triển kinh tế xã Kim Ngọc đã có bước chuyển biến khá rõ rệt, thu nhập bình quân trên đầu người trong xã tăng, giảm hộ nghèo.

4.1.2.3. Đặc điểm sản xuất

* Về sản xuất nông– lâm nghiệp

- Sản xuất nông - lâm nghiệp của xã Kim Ngọc hiện nay tập trung chủ yếu vào trồng trọt và chăn nuôi, phát triển nông - lâm nghiệp đã được quan tâm đầu tư nhiều hơn và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Tiềm năng ngành nông - lâm nghiệp của xã là rất lớn và trong tương lai, xã Kim Ngọc tiếp tục tập trung khai thác tiềm năng về đất.

- Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa và một số loại cây trồng khác như: Ngô, Đậu tương, lạc.

Cây lúa : Năm 2011, diện tích đất lúa của xã là 278,86 ha/năm. Trong đó diện tích lúa thâm canh là 150 ha, và 128,86 ha lúa 1 vụ. Năng suất ước đạt 53 tạ/ha, sản lượng đạt 2272,9 tấn/năm.

- Cây ngô: Năm 2011, tổng diện tích gieo trồng là 37,5ha/ năm, năng suất bình quân

đạt 35 tạ/ha, sản lượng đạt 131,5 tấn/ năm.

- Cây lạc: Năm 2011, tổng diện tích gieo trồng là 41ha/ năm, năng suất bình quân đạt

13,5 tạ/ha, sản lượng đạt 110,7 tấn/ năm.

- Trồng cỏ chăn nuôi: Diện tích là 7 ha chủ yếu là cỏ VA-06, giống cỏ này sinh trưởng tốt, đủ để cung cấp thức ăn cho Trâu, Bò vào mùa đông.

- Nhóm cây hoa màu: Diện tích cây hoa màu năm 2010 là 50 ha, diện tích này chủ yếu là trồng: Cam, Quýt, Nhãn.

- Cây chè: Diện tích cây chè hiện có 86 ha chủ yếu là chè đang chăm sóc thu hoạch của các năm trước, nhân dân trồng mới được 6 ha. Trong 6 tháng đầu năm 2012 sản lượng chè đạt 2,095 tấn.

- Cây Quế hiện tại có 34 ha, đã được thu hoạch và cây phát triển tốt.

* Về Lâm Nghiệp

- Diện tích có rừng tự nhiên sản xuất là: 848,95 ha.

- Đất có rừng trồng sản xuất là: 1577,15 ha.

-Diện tích khoanh nuôi bảo vệ là: 283 ha.

- Trồng mới rừng theo dự án của nhà nước là: 56,40 ha.

- Do thường xuyên làm công tác tuyên truyền, kiểm tra nên đã hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, tăng độ che phủ rừng.

* Về chăn nuôi:

- Xã có điều kiện thuận lợi trong phát triển chăn nuôi đàn gia súc lấy thịt, vật nuôi chính là trâu, bò, lợn, gà. Hơn nữa việc sử dụng sức trâu, bò để cày kéo trên địa bàn xã vẫn còn phổ biến nên trong giai đoạn vừa qua đàn trâu, bò của xã vẫn có chiều hướng phát triển về tổng đàn

- Đàn trâu 1148 con, đàn bò 10 con, đàn lợn 2458 con, đàn dê 1019 con . Tổng đàn gia cầm khoảng 18400 con.

- Nhìn chung, tổng đàn gia súc, gia cầm sinh trưởng phát triển tốt, tăng trưởng khá nhanh, tổng sản lượng thực phẩm xuất chuồng hàng năm đạt 433 tấn.

Công tác tiêm phòng được triển khai thực hiện triệt để, khống chế được dịch bệnh phát sinh. Chăn nuôi phát triển chậm là do trâu, bò chết rét vào mùa đông.

- Trong toàn xã có 26,60 ha đất nuôi trồng thủy sản, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ao hồ nuôi cá tôm với quy mô nhỏ của các hộ gia đình, nhưng

- Diện tích rừng của xã là 2765,50 ha, công tác trồng, chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng đã được chú trọng. Xã đã có chính sách giao đất giao rừng đến từng hộ gia đình, khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng tái sinh, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đạt hiệu quả cao, mặt khác xã Kim Ngọc nằm trong vùng nguyên liệu giấy của Hà Giang nên nhân dân trong xã phát huy lợi thế trồng các loại cây lấy gỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xã thực hiện tốt công tác diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng được quan tâm, chỉ đạo, bên cạnh đó xã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng.

* Về tiểu thủ công nghiệp:

- Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế luôn được Đảng ủy- HĐND- UBND xã quan tâm chú trọng phát triển. Trên địa bàn xã đã hình thành 1 số cơ sở sản xuất nhỏ với quy mô hộ gia đình như: Cơ sở sản xuất nguyên liệu vật liệu xây dựng, cơ sở thu mua chế biến chè, cơ sở sản

xuất mây tre đan… nhằm nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho bà con dân bản. Thu nhập từ các cơ sở này khá cao, trong giai đoạn tới tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất.

* Về Thương mại dịch vụ:

- Hoạt động thương mại dịch vụ có bước phát triển rõ rệt, đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân. Chợ trung tâm xã hoạt động ổn định, hiện tại đã có 63 hộ kinh doanh các mặt hàng tạp hóa và phân bón phục vụ cho sản xuất, có 5 điểm sửa chữa xe đạp, xe máy, có 4 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng.

4.1.2.4. Dân số:

- Dân số toàn xã: 4123 người.

- Tỷ lệ phát triển dân số: 1,32%

- Tỷ lệ tăng tự nhiên :1,32%

- Tỷ lệ tăng cơ học: 0%

- Thành phần dân tộc gồm có 9 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chay, La Chí, Giáy, Hoa Hán. Trong đó trong đó Tày 50,3%, Kinh 27%, Nùng 10,6%, Dao 9,9%, Mông 1,6%, còn lại là dân tộc khác.

- Dân số toàn xã Kim Ngọc trong những năm gần đây biến động không đáng kể. Dân số tăng hầu như chỉ tăng tự nhiên với tỷ lệ 1,0%, hộ nghèo chiếm tỷ lệ 7%. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 5,5 triệu đồng/ người/

năm (theo thống kê năm 2011).

4.1.2.5. Lao động:

- Lao động toàn xã: 3248 lao động trong tổng số nhân khẩu của xã là 4123, chiếm 78,78 % dân số.

- Lao động nông - lâm nghiệp: 92% tổng số lao động.

- Những năm qua xã đã thực hiện tốt các chính sách xã hội, tổ chức đào tạo nghề được cho 86 lao động, mở được 15 lớp tập huấn chuyển giao

khoa học kỹ thuật cho nông dân, khuyến khích mọi gia đình vươn lên làm giàu, tạo điều kiện cho vay vốn sản xuất với lãi suất thấp.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm microstation v8i và gcadas thành lập bản đồ địa chính mảnh bản đồ địa chính tờ số 39 xã kim ngọc huyện bắc quang tỉnh hà giang (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)