Sổ chi tiết vật tư

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 64 - 68)

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính CTCP Dệt may Huế) SỔ CHI TIẾT VẬT TƯ

Từ ngày 01/12/2012 đến 31/12/2012

Kho: 01 Mặt hàng: 11.01.39– Bông Tanzania 1.1/8” (kg) Chứng từ

Diễn giải TK

ĐƯ Giá Nhập Xuất Tồn

Số Ngày Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị

Tồn đầu kỳ 62.642,20 2.422.017.621

274 01/12 Loan (Sợi) phục vụ

SX sợi 6211-1 38.420,69 4.781,40 183.704.704 57.860,80 2.238.312.917

...

298 31/12 Loan (Sợi) phục vụ

SX sợi 6211-1 38.420,69 11.688,40 499.076.453 116.678,22 4.483.203.909

Tổng nhập/xuất trong kỳ

Dư cuối kỳ

208.802,52 8.007.076.754 154.757,50 5.945.890.446

116.678,22 4.483.203.909 Ngày… tháng… năm…

Kế toán Thủ kho

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Phần mềm kế toán của công ty tính giá trị tồn kho liên tục, ngay sau khi có nghiệp vụ nhập hoặc xuất kho NVL. Điều này giúp việc xem xét quá trình sản xuất cũng như khối lượng tồn chính xác, kịp thời và dễ dàng xác định đơn giá tồn kho. Việc kiểm tra, đối chiếu với phòng Kinh doanh và Thủ kho về tình hình sử dụng NVL hay định mức đãđược lập. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời.

2.2.2.7. Thực trạng kiểm soát biến động chi phí sản xuất so với định mức tại công ty

Nguồn thông tin để công ty đánh giá là Bảng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các báo cáo tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại phân xưởng. Dựa vào số liệu của những kỳ trước, bộ phận kỹ thuật lấy bình quân 3 năm trở lại để lập định mức nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất.

Tuy nhiên, việc lập định mức trong thời gian gần đây có sự thay đổi do sự khác nhau về chủng loại và tỷ lệ vật tư cho mỗi sản phẩm. Phòng kế hoạch xác lập định mức theo các yêu cầu của đơn đặt hàng, theo lượng tiêu hao thực tế của từng ngày, từng tháng hay từng đơn hàng.

Việc phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp khá phức tạp do mỗi sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau và cần nhiều nguyên vật liệu tạo thành. Do vậy để phân tích sự biến động của chi phí NVL trực tiếp phải phân tích sự biến động của từng loại NVL trực tiếp trong từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Để thuận tiện cho việc phân tích chi phí NVL trực tiếp công ty lập bảng phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp cho từng mã hàng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chịu tác động trực tiếp của lượng vật liệu tiêu hao và đơn giá vật liệu mua vào. Sự biến động về đơn giá vật liệu thuộc về trách nhiệm của bộ phận thu mua còn sự biến động về lượng vật liệu tiêu hao thuộc về trách nhiệm của bộ phận sản xuất. Thực tế hiện nay việc cung cấp thông tin cho công tác kiểm soát chi phí vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa xác định được nguyên nhân của sự biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nên vẫn chưa xác định trách nhiệm của từng cá nhân về sự biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Vì vậy, tại công ty cần phải lập bảng phân tích biến động chiphí nguyên vật liệu trực tiếp để xác định biến động đó là do định mức nguyên vật liệu tiêu hao hay do đơn giá vật liệu từ đó xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Minh họa cho sản phẩm sợi đơn PECO với mã S01.86.02 - Ne 30/1 TCd (50/50) W tháng 12/2012, nhập kho sợi số lượng:

55.135,08 kg.

Bảng 2.5 - Bảng xác định chênh lệch lượng NVL tiêu hao thực tế so với định mức tại NMS tháng 12/2012

Đvt: Đồng

Mã VT Tên SP

Giá xuất kho

(đ)

Định mức NVL

Tiêu hao ĐM (kg)

Tiêu hao TT (kg)

Giá trị tiêu hao ĐM

Giá trị tiêu hao thực tế

Chênh lệch

11.01.004 Bông Mali-RNN Cotton 1.1/8” 40.235,99 0,1568 8.645,18 8.938,90 347.847.376 359.665.496 11.818.120 11.01.021 Bông Negeria 1.3/32” 41.134,64 0,0042 231,57 238,37 9.525.549 9.805.263 279.714 11.01.028 Bông Benin 1.1/8” 40.542,56 0,0038 2.095,13 2.167,19 84.941.934 87.863.431 2.921.497 11.01.039 Bông Tazania 1.3/32 " 38.452,50 0,1922 10.596,96 10.961,44 407.479.604 421.494.718 14.015.114 11.01.041 Bông Zimbabwe 1.1/8" 38.706,32 0,0987 5.441,83 5.627,48 210.633.213 217.816.063 7.182.850 11.01.043 Bông Mozambique 1.1/8 " 38.801,38 0,0526 2.900,11 2.998,36 112.528.270 116.340.511 3.812.241 Tổng cộng bông 29.910,78 30.931,74 1.172.955.946 1.212.985.482 40.029.536 11.02.02 Xơ TAIRILIN 1.4 D *38 mm 34.168,09 0,5045 27.815,65 27.744,29 950.407.633 947.969.495 -2.438.138 Tổng cộng 57.726,43 58.676,03 2.123.363.579 2.160.957.977 37.591.398

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính CTCP Dệt may Huế)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Từ bảng 2.5, ta nhận xét về kết quả chênh lêch giữa thực tế và định mức:

Theo định mức thì lượng bông cần đạt là 29.910,78 và xơ là 27.815,65. Trong khi đó thực tế công ty đã sử dụng lượng bông là 30.931,74 và xơ 27.744,29 để dùng cho sản xuất sản phẩm sợi S01.86.02. Như vậy lượng bông đã vượt định mức 1.020 kg có giá trị tương ứng với 40 triệu đồng còn lượng xơ lại nhỏ hơn so với định mức 71 kg ứng với chênh lệch âm hơn 2 triệu đồng. Kết quả là tổng chi phí nguyên vật liệu chính sử dụng cho quá trình sản xuất cao hơn định mức đã lập là 37,591 triệu đồng. Xét trong tổng quan thì mức chênh lệch này là không lớn, so với tổng chi phí định mức đề ra chỉ đạt 1,8%. Đây không phải là một chênh lệch mang tính trọng yếu, nên các nhà quản lý thường bỏ qua việc xem xét các yếu tố tạo nên chênh lệch này. Trong các nguyên vật liệu sử dụng, bông Tanzania có mức tiêu hao lớn nhất và mức chênh lệch cũng là cao nhất. Điều này là do tỷ lệ pha bông tanzania lớn tuy nhiên cũng có thể phát sinh từ khâu mua hàng với giá mua cao hoặc do khâu sử dụng vật liệu không đúng tỷ lệ hay lãng phí... Các nhà quản lý cần xem xét với các mã hàng khác để so sánh, đối chiếu, giải thích những nguyên nhân làm phát sinh chênh lệch, từ đó mới có giải pháp cụ thể và hữu hiệu.

2.2.3. Thực trạng kiểm soát chi phí Nhân công trực tiếp tại CTCP Dệt May Huế

Kiểm soát việc tính toán, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào giá thành sản phẩm sản xuất cũng như thực hiện đúng chế độ tiền lương, đủ, đúng và thanh toán kịp thời cho người lao động không chỉ để xác định đúng chi phí, giảm giá thành mà còn phát huy tính năng động sáng tạo và năng suất lao động của công nhân trực tiếp.

Thực trạng kiểm soát công tác lao động tiền lương được thể hiện qua sự phân công phân nhiệm trong công tác tổ chức, theo dõi lao động, tính toán và trả lương cho công nhân viên cũng như quá trình ghi chép và báo cáo cho các cơ quan chức năng.

2.2.3.1. Thực trạng kiểm soát công tác tổ chức lao động

Trong Công ty quá trình tuyển dụng nhân viên được tiến hành thông qua phòng nhân sự. Tiêu chí tuyển dụng nhân viên được xây dựng phải dựa trên các tiêu thức kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ và ý thức đạo đức. Mỗi nhân viên được tuyển chọn làm việc tại Công ty phải có sự xét duyệt của giám đốc và có một bộ hồ sơ ghi rõ ngày

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

tiếp nhận, mức lương, quyền lợi và nghĩa vụ của nhân viên… Nhà máy lưu một bản để làm căn cứ tính lương cho nhân viên.

Khi có sự thay đổi về lương hay lao động, phòng nhân sự phải gửi quyết định chính thức cho nhà máy trong thời gian ngắn nhất để nhà máy điều chỉnh và thông báo đến công nhân viên. Hàng năm, nhà máy tổ chức các cuộc thi tay nghề, tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao hiệu quả làm việc của công nhân viên.

2.2.3.2. Thực trạng kiểm soát công tác theo dõi laođộng

Tổ trưởng của các tổ sản xuất tại các nhà máy thực hiện tiến hành kiểm tra theo dõi chấm công từng cá nhân trong tổ mình. Nhà máy có 4 máy quét thẻ từ, thuận tiện cho công nhân vào xưởng và việc chấm công hằng ngày. Nhà máy sử dụng phần mềm chấm công MITACO5V2 ít sai sót và mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là phần trích bảng chấm công được sử dụng và lưu trữ tại nhà máy Sợi, CTCP Dệt may Huế

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)