Tích trữ năng lượng từ gió.

Một phần của tài liệu đồ án phương pháp sử dụng năng lượng gió (Trang 140 - 143)

Tuy nhiên vì ánh nắng mặt trời làm thay đổi nhiệt độ ban ngày nhiều hơn ban đêm, ban ngày thường có gió mạnh hơn nên thích ứng một cách tự nhiên với nhu cầu năng lượng cao của ban ngày.

Mặc dù vậy vấn đề cơ bản của công nghệ điện gió hiện nay vẫn là làm thế nào lưu trữ được nguồn năng lượng thu được.

Các nhà khoa học hiện nghiên cứu chuyển năng lượng điện gió bằng cách trữ chất khí Hydrogen (Windgas) hoặc khí ép (Compressed air energy storage) để dự trữ. Với phương pháp này quạt điện gió truyền động làm quay máy nén khí. Động năng của gió được tích lũy vào hệ thống những bình khí nén và luân phiên tuần tự phun vào các tua-bin để làm quay máy phát điện.

Tháng 3 năm 2011 một số nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu thành công việc chuyển đổi năng lượng gió thành chất khí Methane và đưa trực tiếp vào được mạng khí đốt quốc gia.

Như vậy năng lượng gió được lưu trữ và có thể điểu khiển để ổn định trong sử dụng cũng như bảo đảm liên tục đuợc dòng điện đến người tiêu dùng. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa hòan chỉnh và chưa được phổ biến rộng rãi.

Trong việc lưu trữ điện vào bình ác-quy, công nghệ ác-quy hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tích trữ điện và sử dụng của kỹ nghệ, ngoài ra công nghệ sản xuất bình ác-quy có công suất lớn và giữ được thời gian lâu vẫn chưa thành công nếu không muốn nói là chưa thực hiện được.

Vì những lý do trên năng lượng điện gió chỉ có thể đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu thụ của con người, việc kết hợp dự trữ điện chỉ có thể thực hiện được nhờ những năng lượng tái tạo khác như năng lượng từ Ánh nắng mặt trời, năng lượng Sinh khối, Địa nhiệt hoặc năng lượng từ sự Chuyển động của sóng trên mặt biển hoặc Dòng chảy của biển hoặc từ Nhiệt lượng của biển hoặc Bơm nước đến hồ tích năng nhờ máy bơm (Pumped-storage hydroelectricity).

Riêng phương pháp dự trữ điện với hồ tích năng có kỹ thuật tương đối hoàn chỉnh và đang được ứng dụng rộng rãi tại nhiều nơi trên thế giới.

Việc xây dựng và lắp đặt chân đế cho tua-bin điện gió trên biển tại những nơi có nền biển sâu hơn 50 mét thường rất phức tạp và chi phí cao.

Tua-bin điện gió nổi ngòai khơi.

Một phần của tài liệu đồ án phương pháp sử dụng năng lượng gió (Trang 140 - 143)