Trong việc đánh giá hiệu quả của trang trại điện gió và vốn đầu tư hiện nay có nhiều xu hướng khác biệt. Những chuẩn mực chính là:
Chuẩn mực Tỉ lệ giá thành tua-bin theo Euro hoặc Dollar cho từng Mega Watt (Euro-$/MW) điện gió được lắp đặt.
Chuẩn mực Hệ số công suất được tính với những yếu tố như thời
gian họat động, sản lượng điện của trang trại điện gió, thế nhưng hệ số công suất thường được tính dựa theo công suất lý tưởng của từng tua-bin khi họat động ở tốc độ cao nhất.
Trong những nhà máy nhiệt điện hoặc thủy điện, hệ số công suất có thể là chuẩn mực tương đối hòan chỉnh nhưng trong công nghiệp điện gió, tốc độ gió luôn thay đổi, tua-bin điện gió lắp đặt trên đất liền thường không đạt được công suất thiết kế nên hệ số công suất không thể là chuẩn mực chính trong một trang trại điện gió.
Việc so sánh dựa theo chuẩn mực nêu trên chưa nói lên được yếu tố quan trọng như chọn lựa lọai công nghệ và cơ bản là tính kinh tế của dự án. Vì thế tất cả những chuẩn mực này không nêu ra được giá trị đích thực trong việc quyết định vì yếu tố cơ bản mà nhà đầu tư muốn biết là tiền vốn đầu tư và sự hòan vốn cũng như Chỉ số nội hoàn (IRR - Interal rate of Return).
Trong công nghiệp điện gió, hệ số công suất của tua-bin vì thế không nói lên được tính khả thi của dự án. Theo Hiệp hội điện gió Đan Mạch thì " Cơ bản về tính kinh tế là giá thành của từng kWh
chứ không phải là hệ số công suất của tua-bin".
Chuẩn mực công suất trên diện tích lắp đặt MW/m2 là tỉ lệ công
suất và diện tích sử dụng. Chuẩn mực này chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất trong hợp đồng. Trên thực tế không phải số lượng tua- bin lắp đặt nhiều trong một diện tích là có tính kinh tế cao vì nếu dòng gió bị xáo động thì tua-bin không thể đạt được công suất thiết kế.
Tua-bin điện gió tại Bahrain năm 2007 Công suất 3 tua-bin: 1,2 MW.