Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ địa chính tờ số 59 tỷ lệ 1 1000 xã bản phiệt huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 33 - 37)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:

Bản Phiệt là xã địa đầu, xã duy nhất của huyện Bảo Thắng có đường biên giới chung với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, chiều dài đường biên giới 6,5 km. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3226.89 ha, chiếm 4,86% tổng diện tích huyện Bảo Thắng.

Vị trí địa lý của xã trong khoảng toạ độ từ 22027’51’’ đến 22033’40’ vĩ độ Bắc và từ 103059’57’’ đến 104004’42’’ kinh độ Đông.

- Phía Bắc giáp xã Bản Lầu huyện Mường Khương.

- Phía Đông giáp xã Bản Cầm, thị trấn Phong Hải - Phía Nam giáp xã Thái Niên và thị trấn Phong Hải.

- Phía Tây giáp thành phố Lào Cai và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Xã nằm ở vị trí có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, là xã duy nhất của huyện Bảo Thắng có đường biên giới nên đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ vùng biên cương của tổ quốc. Trung tâm xã, cách trung tâm huyện Bảo Thắng khoảng 42 km về phía Bắc.

Địa hình:

- Bản Phiệt là xã có địa hình chia cắt, phức tạp. Đa phần địa hình của xã là các dãy núi cao, xen giữa các là các thung lũng hẹp, địa hình dốc, dễ sạt lở nên đi lại khó khăn vào mùa mưa.

Khí hậu:

Bản Phiệt mang nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa:

- Mùa khô: bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 22-230C; Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình từ 14-150C.

Biên độ nhiệt ngày và đêm trung bình 7- 80C, các tháng 4,9,10, sự chênh lệch giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp lớn nên ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi.

- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9, các tháng này mưa nhiều, độ ẩm trung bình 85%, tháng 8 có lượng mưa nhiều nhất với số ngày mưa trung bình trong tháng là 14,9 ngày. Vào mùa này nhiệt độ tối đa có thể nên đến 400C.

- Nắng: Tổng tích ôn trung bình năm 8000- 85000C, số giờ nắng trong năm 1450-1600 giờ chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa.

- Mưa: lượng mưa trung bình năm trên địa bàn xã từ 1400-1500 mm/năm, số ngày mưa trong năm bình quân 90-110 ngày/năm. Các tháng 12, 1, 2 thường có mưa phùn.

- Gió: hướng gió thịnh hành hàng năm là gió Đông Nam. Do là xã nằm sâu trong đất liền nên nhìn chung Bản Phiệt ít chịu ảnh hưởng của bão.

Thủy văn:

- Nguồn nước cung cấp chính cho sản xuất và sinh hoạt của xã Bản Phiệt là sông Nậm Thi, suối Tòng Già, suối Nậm Sưu. Ngoài ra còn có hệ thống các suối, khe, lạch nhỏ bắt nguồn từ các dãy núi chảy trải đều trên địa bàn toàn xã.

- Nhìn chung hệ thống thủy văn trên địa bàn xã phân bố tương đối đều nên thuận lợi trong khai thác, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Tài nguyên - Tài nguyên đất.

Theo kết quả kiểm kê đến ngày 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 3.219 ha, gồm: Đất nông nghiệp diện tích 1.857,64 ha, đất phi nông nghiệp có diện tích 282,37 ha, đất chưa sử dụng còn 1.078,99 ha.

Đất đai trên địa bàn xã chủ yếu mang nền vật chất hình thành từ các loại đá mẹ có nguồn gốc trầm tích và đá biến chất, có kết cấu hạt mịn, kết cấu đá hỗn hợp và các loại đá vôi…. Qua nghiên cứu, phân tích và phân loại theo nguồn gốc phát sinh của ngành nông hóa thổ nhưỡng cho thấy toàn xã có ba loại đất chính là:

Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất: Phân bố đều trên toàn xã và là loại đất chiếm diện tích chủ yếu của xã. Đặc tính vật lý của đất là có thành phần cơ giới nặng, phân tầng phát sinh rõ rệt, khá tơi xốp nhưng hơi chua. Đất có kết cấu viên nhỏ nên thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả nhiệt đới như chè, dứa, nhãn… và các cây nguyên liệu như mỡ, keo, bồ đề…

Đất phù sa sông suối: Hình thành từ sự bồi đắp của các suối nhỏ, lượng phù sa ít nên đất kém màu mỡ. Đất có kết cấu không bền chặt nên có thể sử dụng đất này trồng lúa, cây màu và các loại cây nông nghiệp ngắn ngày.

Đất dốc tụ: Ngoài hai loại đất chính trên địa bàn xã còn có đất dốc tụ, phân bố ở các địa hình hỏm trũng nhiều hơi ẩm, thành phần cớ giới thịt trung bình, tơi xốp thích hợp trồng lúa và cây màu.

Tài nguyên nước.

Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu giữ ở trên rừng, các sông suối nhỏ và là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất. Tuy lượng nước mặt hiện vẫn ít bị ô nhiễm, khá phong phú nhưng nhìn chung không ổn định, phân bố không đều do điều kiện địa hình nên chủ yếu sử dụng cho sản xuất.

Nước ngầm: Lượng nước ngầm có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn hiện là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân trên địa bàn .

- Tài nguyên rừng: Diện tích rừng hiện có của xã là 1.533,80 ha chiếm 82,57 % diện tích đất nông nghiệp. Trong đó đất rừng sản xuất 703,30 ha chiếm 45,85% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ 830,50 ha chiếm 54,15%

diện tích đất lâm nghiệp.

Cũng như các xã miền núi khác tài nguyên rừng của xã rất quan trọng về mặt an ninh quốc phòng và môi trường sinh thái. Rừng vừa có tác dụng điều hòa khí hậu vừa ngăn được dòng nước lũ khi mùa mưa về. Vì vậy trong thời gian tới xã cần chú trọng đến việc chăm sóc và bảo vệ rừng. Ở những nơi có rừng cần tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc rừng, tần dụng tối đa các loại đất đưa vào sử dụng. Những nơi không còn rừng cần có biện pháp khoanh nuôi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

- Tài nguyên khoáng sản: Qua khảo sát thăm dò địa chất phát hiện trên địa bàn xã Bản Phiệt có một số loại khoáng sản như: 02 Mỏ Penspat tại thôn Bản Quẩn và Làng Chung, 01 mỏ Graphit tại thôn Bản Quẩn với diện tích khoảng 8,6 ha, Tuy trữ lượng không lớn nhưng có thể triển khai, khai thác cung cấp nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng trong huyện tạo công ăn việc làm cho người lao động của địa phương.

- Tài nguyên nhân văn: Toàn xã có 1.023 hộ với 3.922 nhân khẩu, tổng số lao động trong độ tuổi 1.574. có 10 dân tộc anh em chung sống hoà thuận trên 12 thôn bản, trong đó: Dân tộc Kinh 572 Hộ, chiếm 55,0%; Dân tộc Mông 71 Hộ, chiếm 6,0%; Dân tộc Dao 188 hộ, chiếm 18,0%; Dân tộc Dáy 165 hộ, chiếm 16,0%; Dân tộc Khác 27 hộ, chiếm 2,0% (Gồm các dân tộc Nùng 05 hộ, Mường 05 hộ, Tày 09 hộ, Thái 01 hộ, Hoa 06 hộ, Phù Lá 01 hộ)

Một phần của tài liệu Ứng dụng công nghệ tin học thành lập bản đồ địa chính tờ số 59 tỷ lệ 1 1000 xã bản phiệt huyện bảo thắng tỉnh lào cai (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)