2.5. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ
2.5.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy RTK
2.5.2.1. Đặc điểm và chức năng của máy RTK trong đo vẽ chi tiết:
- RTK là tên viết tắt của cụm từ Real-Time Kinematic, nghĩa là kỹ thuật đo động thời gian thực. Về mặt nguyên tắc RTK rất tương tự như kỹ thuật GPS. Nói ngắn gọn công nghệ RTK là một phương pháp đo đạc hiện đại có độ chính xác cao và nhanh chóng bằng máy RTK. Công nghệ RTK (Real Time Kinematic) là một phương pháp đo đạc hiện đại có độ chính xác cao và nhanh chóng. RTK được ứng dụng trong nhiều công tác trắc địa: khảo sát địa hình, thành lập bản đồ địa chính, khảo sát giao thông, thủy ,lợi,...Trong công tác đo sâu: RTK cũng khẳng định được thế mạnh của công nghệ về tốc độ và độ chính xác
Hình 2.5: Bộ máy RTK và cân bằng máy 2.5.2.2. Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy RTK
a. Công tác chuẩn bị máy móc
Tại một trạm đo cần có một máy GPS, gồm có một thước thép 2m để đo chiều cao máy, một bình ắc quy, một bộ ăng ten,hai đầu rover để kết nối với trạm base (GPS) và sổ tay. Tại điểm mốc, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân để máy RTK. Tại các điểm chi tiết có thể dùng đầu rover đo. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh.
b. Trình tự đo
Bật máy bằng cách ấn đồng thời hai phím F và I khi cả 1 2 đèn nhấp nháy thì bỏ tay ra.
Ấn phím F để chọn chế độ đo:
Ở chế độ đo tĩnh (Chọn đèn đầu tiên hàng 1 bên trái).
Ở chế độ đo RTK trạm base (Chọn đèn đầu tiên hàng 2 bên trái).
Ở chế độ đo RTK Rover (Chọn đèn đầu tiên hàng 3 bên trái).
Ấn phím I để chấp nhận chế độ đo.
Hình 2.6: Trình tự đo I. Thao tác đo RTK
1. Thao tác tại trạm Base.
Bước 1: Bật máy chủ tại trạm base bằng cách ấn phím I.
Ở chế độ đo RTK trạm base (đèn đầu tiên hàng 2 bên trái hiện thị).
Hình 2.7: Bật trạm Base Bước 2: Kết nối bluetooth giữa sổ tay và trạm base.
- Bật nút nguồn tại sổ tay.
- Click đúp vào cột thu phát sóng.
- Chọn Device -> Scan -> Seri máy trạm base -> Pair.
- Tích vào ô lựa chọn, chọn tên
Hình 2.8: Kết nối bluetooth giữa sổ tay và trạm base
Bước 3: Khởi động phần mềm EGStar (Biểu tượng hình chiếc mũ).
Chọn Config -> Port Config -> OK.
Hình 2.9: Khởi động phần mềm EGStar
Lưu ý: Nếu sổ tay và máy trạm base kết nối thành công thì trên màn hình sổ tay hiện thị số vệ tinh thu được và hiện chữ E gần cột phát sóng.
Bước 4: Tạo Job mới
Hình 2.10: Tạo Job
- Chọn job -> New job (Projcet name: nhập tên job thông thường nhập theo ngày tháng năm VD: 190714) -> OK (Hiện tên job trên thanh tab là đã tạo thành công).
Hình 2.11: Tạo file đo
- Chọn Config -> Coordinate System chọn vn2000 Lào Cai -> OK. (nếu chưa có hệ tọa độ thì chọn Add để nhập hệ tọa độ theo khu vực làm việc mới).
Hình 2.12: chon hệ tọa độ
Bước 5: Nhập tọa độ trạm base
- Chọn Config -> Instramend config -> Base setting
Hình 2.13: nhập tọa độ trạm base Thực hiện các lựa chọn sau:
+ MSG: chọn CMRx + : RTK
+ Ant H: nhập chiều cao máy trạm base
Hình 2.14: màn hình chọn tọa đô trạm base
- Tích chọn Plane
+ N: nhập tọa độ X + E: nhập tọa độ Y + A: nhập độ cao h
+ Tích vào Start -> Yes -> OK -> OK.
Hình 2.15 chọn tọa độ chiều cao trạm base
Lưu ý: Khi thao tác xong kiểm tra đèn TX trên trạm base nháy xanh là thành công.
Bước 6: Kết nối với máy Rover
- Bật máy chủ rover: Ấn phím I. Ở chế độ Rover (đèn đầu tiên hàng 3 bên trái hiện thị).
- Tích đúp vào biểu tượng cột sóng -> Device -> chọn Seri máy rover ->
connect -> OK.
Lưu ý: Quan sát hiện thị số lượng vệ tinh, cột sóng hiện thị số kênh phải trùng với kênh mà Radio đang phát. Nếu trường hợp không trùng với kênh ở Radio đang phát thực hiện như sau:
Cách 1: Ấn vào phím C trên Radio để lựa chọn sô kênh phát trùng với số trên sổ tay.
Cách 2: Thao tác trên sổ tay chọn Config -> Radio config. Tại Switch chon No: chọn số kênh trùng với kênh Radio đang phát -> Switch -> OK.
2. Đem Rover đến điểm kiểm tra
Trong quá trình đo chi tiết luôn luôn để rover cao qua đầu người.
- Chờ khi nào trên sổ tay hiện lời giải Fixed thì tiến hành đo điểm kiểm tra. Nếu đo tại điểm kiểm tra có tọa độ gần đúng với tọa độ kiểm tra thì bắt đầu đi đo điểm chi tiết. trường hợp lệch nhiều thì tìm số gia tọa độ như sau:
ΔX = Xkt - Xdo
ΔY = Ykt - Ydo
Δh = hkt - hdo
Xkt,Ykt,hkt tọa độ điểm lưới đã có tại điểm kiểm tra.
Xdo,Ydo,hdo tọa độ trên sổ tay khi đo kiểm tra
Chọn Config -> Coordinate Parameter -> Level nhập ở mục Parameters N: nhập giá trị ΔX
E: nhập giá trị ΔY H: nhập giá trị Δh Chọn OK.
Chú ý: Đơn vị tính là m, nếu giá trị Δ là dương thì nhập dương, còn giá trị âm phải nhập trên dấu trừ vào trước.
Hình 2.16: đo kiểm tra điểm
Bước 7: Tiến hành đo điểm chi tiết.
- Chọn Survey -> Point survey trên sổ tay phải hiện thị lời giải Fixed thì chọn phím A sau đó chọn phím Enter để lưu.
- Nếu hiện thị Fload cũng có thể chấp nhận được nếu
H: hiện thị sai số mặt phẳng nằm trong giá trị cho phép.
V: hiện thị sai số độ cao nằm trong giá trị cho phép.
- Xem danh sách điểm đo: Bấm phím B hai lần
Hình 2.17: đo điểm chi tiết