Tổng quan về tình hình ứng dụng viễn thám trong nghiên cứu lớp phủ thực vật ngập mặn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giám sát biến động tài nguyên rừng ngập mặn do quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất khu vực ven biển tỉnh thái bình bằng tư liệu viễn thám và gis (Trang 25 - 28)

* Trên thế gii

Trên thế giới, việc sử dụng ảnh vệ tinh trong nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên nói chung và RNM nói riêng đã được tiến hành từ những năm 1970 sau khi Mỹ phóng thành công vệ tinh tài nguyên đầu tiên Landsat1 vào ngày 23/07/1972. Sự phát triển dân số trong khu vực đới ven bờ đang dẫn tới những thay đổi lớn về kinh tế - xã hội có tác động mạnh đến lớp phủ RNM.

Chính vì lý do đó, công tác quản lý đới bờ, RNM đặc biệt được quan tâm và công ước đất ngập nước và Công ước Ramsar (Ramsar Convention) đã được đưa ra và thông qua ở Iran năm 1971. Có rất nhiều tác giả viết về vấn đề quản lý RNM nhưng vẫn là hành động ít tính chất xác thực (Peter R.Bacon). Ở Mỹ đă sử dụng ảnh vệ tinh Modis, Aster, Landsat 7, Ikonos, Spot 1 để phân tích và mô hinh hoá trong việc quản lý RNM với lý do là hệ thống vệ tinh cung cấp nguồn thông tin về hiện trạng môi trường phục vụ cho vấn đề quản lý đới bờ rất tốt (Timothy F. Donato; Victor V. Klemas, 2001). Cũng là vấn đề quản lý RNM, Shailesh Nayak sử dụng ảnh vệ tinh cho nghiên cứu quản lý đới bờ ở Ấn Độ và đưa ra kết luận RNM là hệ sinh thái có năng suất cao, hệ sinh thái này chịu sức ép gia tăng dân số và các hoạt động ven bờ. Điều đó cần thiết cho vấn đề bảo vệ phát triển phù hợp đới ven bờ. Ở vịnh Phang Nga - tỉnh Krabi - Thái Lan, xấp xỉ 200 km2 với diện tích RNM bao phủ, Tipamat Upanol, Nitin K. Tripathi sử dụng ảnh Landsat TM/MSS cho nghiên cứu phạm vi RNM các năm và so sánh để thấy sự thay đổi diện tích rừng khu vực.

Phân tích dữ liệu ảnh IRS-1C LISS3 ngày 8/03/1999 khu vực Đông Bắc Ấn

Độ để thành lập bản đồ sử dụng đất và bản đồ RNM bằng phương pháp phân loại có kiểm định Maximum likelihood. Kết quả phân loại này được kiểm tra thực địa kết hợp với phân tích mối quan hệ giữa chỉ số thực vật có tham số thống kê (B. Satyanarayana và nnk. 2001)

Một dự án thiên về nghiên cứu công nghệ trong quản lý RNM của Mỹ năm 2003 (COCATRAM) đã nêu rất nhiều vấn đề như hiện trạng RNM và những nhân tố kinh tế - xã hội liên quan đến sự phát triển RMM, phương án kỹ thuật môi trường trong quản lý phù hợp RNM ở Mỹ Latin và Wider Caribea.

Thông qua việc tổng quan một số nghiên cứu trên thế giới có thể thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ RNM và khả năng to lớn của công nghệ viễn thám trong theo dõi biến động RNM. Cũng thông qua đó có thể nhận xét rằng tùy vào quy mô, mục đích nghiên cứu mà các dữ liệu vệ tinh khác nhau đã được sử dụng. Từ các dữ liệu có độ phân giải trung bình như MODIS đến các dữ liệu có độ phân giải siêu cao như IKONOS và Quickbird. Với diện phân bố và quy mô RNM như vùng ven biển Thái Bình thì các dữ liệu SPOT và Landsat có khả năng cung cấp các thông tin đủ để theo dõi sự biến động lớp phủ thực vật ngập mặn.

* Vit Nam

So với nhiều nước trên thế giới, việc sử dụng viễn thám trong nghiên cứu RNM ở Việt Nam diễn ra muộn hơn và ở quy mô nhỏ hơn. Từ đầu năm 1989, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 50 trên Thế giới và là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á ký công ước Quốc tế về các vùng đất ngập nước (Công ước Ramsar). Vũ Đình Thảo nghiên cứu khả năng sử dụng ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ phân bố các loại hình đất ngập nước ở Việt Nam. Với hiện trạng năm 2003 RNM Việt Nam bị mất là 400.000 ha, đó là thiệt hại rất lớn yêu cầu các nhà nghiên cứu phải quan tâm và nhóm nghiên cứu Lê Xuân

Tuấn, Munekage Yukihiro, Quan Thị Quỳnh Đào, Nguyễn Hữu Thọ, Phan Thị Anh Đào, Lê Xuân Tuấn, Quan Thị Quỳnh Dao, Nguyễn Hữu Thọ, Phan Thị Anh Đào, 2002; Environmental Management in Mangrove Areas) đã nghiên cứu và đưa ra 3 vấn đề cần lưu ý: Một là, chất lượng môi trường trong khu vực RNM ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế - xã hội như thế nào? hai là, việc sử dụng RNM và ba là, vấn đề quản lý môi trường phù hợp. Theo nghiên cứu của FAO, diện tích RNM ở Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh giảm từ 19.800 ha năm 1980 xuống còn 14.700 ha năm 2000, bên cạnh dữ liệu thống kê đó, dữ liệu ảnh vệ tinh là tài liệu tin cậy và khách quan cho nghiên cứu hiện trạng RNM. Nhóm nghiên cứu Nguyễn Hoàng Anh, Trần Triết, Huỳnh Thị Minh Hằng, Viên Ngọc Nam, Kazuyo Hirose, Mizuhiko Syoji đã sử dụng ảnh vệ tinh Aster, Landsat TM/ETM (1989, 1994, 1997, 2001) để so sánh NDVI và giá trị độ xám cho nghiên cứu hiện trạng RNM Cần Giờ và đưa ra giải pháp quản lý. Chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất khu vực RNM để nuôi trồng thuỷ sản đã làm diện tích RNM ở làng Giao Lạc - Giao Thuỷ - Nam Định, giảm rất lớn, năm 2000 có 481ha, năm 2001 chỉ còn 345 ha với 5 đầm tôm. Lê Thị Vân Huế nghiên cứu những chính sách, những nhân tố như sự khác biệt về xã hội và công tác quản lý RNM để thấy được cái ưu nhược điểm của nó. Cùng với tình trạng của lưu vực sông Thái Bình, huyện Tiên Lãng - Hải Phòng đã được Nguyễn Huy Thắng 1996 quan tâm nghiên cứu một số hoạt động như nuôi thuỷ sản, cua, ốc, cá và các động vật khác làm ảnh hưởng tới việc tăng trưởng RNM. ở vịnh Hạ Long, Nguyễn Hạnh Quyên, Trần Minh Ý, Lê Thị Thu Hiền đã phân tích và áp dụng kỹ thuật xử lý ảnh số (Landsat TM) bằng cách so sánh chỉ số thực vật NDVI các năm để thấy biến động lớp phủ thực vật ngập mặn của khu vực, kết quả cho thấy diện tích RNM bị giảm 21% để nuôi thuỷ sản. Nhà nghiên cứu RNM hàng đầu của Việt Nam, Phan Nguyên Hồng cùng các cộng sự khác Sarah C. Coulter, Carlos M, Mai Sy Tuấn,

Nguyên Hoàng Trí…đã nghiên cứu chuyên sâu về thực vật học với năng suất mà thực vật ngập mặn đem lại, được thử nghiệm Gia Luân, Thái Thụy - Thái Bình. Đồng thời với việc sử dụng phương pháp viễn thám, phương pháp phân tích không gian của GIS được các tác giả Martin Béland, Ferdinand Bonn và Phạm Văn Cự (Martin Béland1, Kalifa Gọta1, Ferdinand Bonn, Pham Van Cu, 2001) sử dụng để chứng minh tác động của đầm tôm với thay đổi rừng ngập mặn năm 1986 - 2001 ở huyện Giao Thủy - Nam Định. Cũng tương tự như nghiên cứu trên, Pham Thi Thanh Hien, Martin Béland, Ferdinand Bonn, Kalifa Gọta, Jean-Marie Dubois, Pham Van Cu đã nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ của sự biến đổi lớp phủ (chú trọng đến RNM) với các đầm tôm ở 2 huyện (Tiền Hải, Giao Thủy) miền Bắc Việt Nam bằng cách sử dụng tư liệu ảnh Landsat đa phổ. Trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng 2 phương pháp khác nhau với 2 huyện có sự thay đổi khác, nhằm đánh giá biến động RNM đối với sự phát triển của đầm tôm.

Nhìn chung, nghiên cứu về biến động lớp phủ thực vật ngập mặn ven biển được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều khía cạnh khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giám sát biến động tài nguyên rừng ngập mặn do quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất khu vực ven biển tỉnh thái bình bằng tư liệu viễn thám và gis (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)