Chương 3 TÍCH HỢP TƯ LIỆU VIỄN THÁM VÀ GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG
3.9. Đánh giá biến động RNM cho từng khu vực ven biển tỉnh Thái Bình
Chồng ghép tất cả các lớp ảnh phân loai, các lớp bản đồ ta nhận thấy sự phát triển của RNM có thể được chia thành 3 khu vực:
Khu vực 1: gồm các xã: Nam Phú, Nam Hưng, Nam Thịnh.
Khu vực 2: gồm các xã: Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Xuyên, Đông Long, Đông Hải.
a, Khu vực 1: xã Nam Phú, Nam Thịnh và Nam Hưng.
Nhất là khu vực cồn Vành - huyện Tiền Hải. Khu vực này và vùng phụ cận, cảnh quan biến đổi chủ yếu do hoạt động của con người, vì giá trị kinh tế trước mắt, người dân đã chặt phá rừng để nuôi trồng các loại thủy sản nước lợ trên bãi bồi và các vùng nước nông trong đê. Phía trong đê chủ yếu diện tích là canh tác nông nghiệp (trồng lúa và hoa màu). Bên cạnh những dự án trồng RNM cho toàn tỉnh Thái Bình thì chính sách đầu tư cho việc nuôi trồng thủy sản cũng hết sức chú trọng và vùng bãi triều bán chìm nổi ngoài đê biển thuộc địa phận xã Nam Phú, Nam Phú được nhân dân nuôi thủy sản như tôm, cá,
vùng bồi tụ cao ven bờ và phía ngoài biển được trồng bổ xung sú, vẹt, phi lao để giữ đất bồi, chống cát bay và bảo vệ các đầm nuôi thủy sản. Tuy rằng hiện trạng những đầm tôm của khu vực này chưa đem lại hiệu quả chính đáng mà nó có được, vì nó phụ thuộc vào hiểu biết về thủy sản bị hạn chế, chính sách của nhà quản lý và chính bản thân của người sử dụng đầm thủy sản đó. Cụ thể như xã Nam Phú, trong báo cáo kết quả nuôi trồng hải sản giai đoạn 1 từ năm 2005 - 2007 của UBND xã Nam Phú cho biết: xã Nam Phú là một trong các xã ven biển của huyện Tiền Hải, có vị trí địa lý và tiềm năng rất phong phú, đặc biệt là diện tích bãi bồi lớn khoảng 1.500ha, lớn nhất so với toàn huyện, có rất nhiều thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thủy sản, bên cạnh đó là khả phát triển du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú. Với những tiềm năng lớn như vậy song vẫn còn gặp rất nhiều khoa khăn, diện tích bãi bồi khu vực cồn Vành từ những năm 1989 đến năm 1992 thực hiện chủ trương của Nhà nước khuyến khích cho các thành phần kinh tế phát triển. Những năm đó địa phương đó địa phương huy động nhân dân tự bỏ vốn ra để quai đê để nuôi trồng thủy sản tư nhiên nhưng không theo quy hoạch cụ thể nên việc điều tiết nước gặp nhiều khó khăn, một số đầm bị ô nhiễm thái hóa, sản lượng hải sản thu mua từ tự nhiên kém. Bên cạnh việc nuôi trồng thủy sản thì công tác trồng rừng phòng hộ vẫn được duy trì thường xuyên như năm 2002 chủ trương trồng tiếp 4 ha phi lao, 40 ha bần (báo cáo tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2001 và nhiệm vụ chủ yếu trọng tâm năm 2002). Sự biến đổi RNM khu vực có thể thấy bản đồ biến động hiên trạng lớp phủ thực vật ngập mặn năm 1989- 2009.
Cho đến nay, chuyến đi thực địa tháng 9/2010 vừa qua cho biết thực trạng của khu vực đang phát triển các dự án xây dựng trại sản xuất tôm sú và các giống thủy sản, đây chính là chủ trương phát triển của tỉnh, như dự án số
15 của Sở thủy sản Thái Bình: “Xây dựng trại sản xuất tôm sú và giống thủy sản” đặt trên địa bàn xã Nam Phú.
Ngoài dự án về nuôi trồng thủy sản, chính quyền địa phương còn đẩy mạnh dự án “Du lịch sinh thái rừng ngập mặn” , “ Xây dựng khu kinh tế Cồn Vành” của Các doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại và Du lịch Thái Bình.
b, Khu vực 2: gồm các xã: Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Xuyên, Đông Long, Đông Hải
Khu vực có bãi biển Đồng châu trải dài, địa hình phù hợp với phát triển du lịch với bãi tắm dài 5km, nhưng đến nay vẫn không phát triển, không thu hút được khách du lịch vì chưa đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và chưa có chính sách quản lý phù hợp,khu vực này không có nhiều biến động ta có thể thấy rõ trên các ảnh 1989, 2009 và cho đến nay, trước sự thay đổi của toàn bộ dải ven biển tỉnh Thái Bình, khu vực chịu sự sự tác động của chinh sách quy hoạch như dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Đồng Châu”của Doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại và Du lịch Thái Bình với:
Khu vực có biến đổi rất mạnh mẽ về đối tượng RNM, thời kỳ Đổi mới nhân dân phá RNM làm đầm nuôi tôm, sau khi thấy được hậu quả nghiêm trọng của việc làm thiếu hiểu biết và thiếu công tác quản lý phù hợp đó nhân dân bắt đầu trồng lại RNM, Là địa phương đầu tiên trong tỉnh triển khai thực hiện dự án trồng rừng phòng ngừa thảm họa, hơn thế nữa, rừng ngập mặn còn mang lại giá trị kinh tế cho những hộ dân tham gia trồng rừng và nhiều hộ gia đình ở các xã thụ hưởng dự án.
Diện tích RNM bị giảm nghiêm trọng ở ven biển huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình chủ yếu do hai nguyên nhân chính là việc quai đê lấn biển, chặt phá RNM làm đầm nuôi trồng thủy sản, Ở vùng Đồng bằng sông Hồng, sông Thái Bình là một trong số các tỉnh có kinh nghiệm nhất trong việc quai đê lấn biển.
Trong những năm 1980 - 1990, việc quai đê lấn biển ở Thái Bình có chững lại với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có do mực tiêu quai đê lấn biển.
Trước đây, mục tiêc của công cuộc quai đê lấn biển là lấy đất để canh tác nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa), năng xuất lúa ở vùng nhiễm mặn này không cao. Ngày nay, canh tác nông nghiệp ở đây đã được đầu tư khoa học kỹ thuật tiên tiến và năng suất do đầu tư khoa học cao hơn năng suất do tăng diện tích đất nhiều, Chính vì vậy, tình trạng mở rộng diện canh tác nông nghiệp không còn là vấn đề bức xúc và đã làm thay đổi hẳn mục tiêu quai đê lấn biển của người dân ven biển tỉnh Thái Bình. Trong thời kỳ kinh tế thị trường, Thái Bình đấu tư cho việc phát triển các đầm tôm với vốn đầu tư của TW, do đó cần đánh giá với quy mô của việc lấn biển, và phát triển quai đê với quy mô nhỏ cho việc nuôi tôm. Trước sự phát triển ồ ạt theo phương thức này là việc cần được xem xét việc quản lý của chính quyền địa phương với vùng đấ bãi bồi ven biển. Tình trạng quản lý kém vào đầu thập niên 90 đã dẫn đến nạn phá RNM bừa bãi để làm đầm nuôi tôm một cách thiếu tổ chức (Phạm Quang Sơn, 2004). Trong giai đoạn này rừng ngập mặn không chỉ biến động về diện tích mà còn biến động về cả vị trí. Một số nơi năm 1989 là rừng ngập mặn, nhưng đến năm 2009 đã thay thế bởi các khu nuôi trồng thủy sản. Đó là các đầm tôm, đầm ngao của người dân địa phương.
Tóm lại, rừng ngập mặn khu vực ven biển bị suy giảm đáng kể do nguyên nhân chính là khai thác củi, chặt phá rừng làm đầm nuôi tôm, ngao mang lại lợi ích kinh tế từ nguồn lợi nuôi trồng thủy sản cao hơn rừng ngập mặn.
Kết quả trên phù hợp với giả thuyết khoa học đề ra, từ các dữ liệu viễn thám và GIS để phân tích biến động rừng ngập mặn đưa ra cái nhìn trực quan, cụ thể và kinh tế.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Tư liệu viễn thám và GIS đã được ứng dụng rộng rãi trên thế giới, việc ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS trong công tác giám sát tài nguyên và môi trường ở nước ta trong thời gian qua tuy đã thu được một số kết quả song còn ít, tản mạn. Trong khuôn khổ luận văn này tác giả chỉ đề cập đến việc ứng dụng tư liệu viễn thám và GIS trong việc đánh giá biến động tài nguyên rừng ngập mặn.
Qua kết quả nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận như sau:
1. Nghiên cứu, đánh giá biến động lớp phủ hiện trạng từ thông tin viễn thám kết hợp với GIS cho ta thấy các thông tin về biến động không gian theo thời gian có tính liên tục và mang tính khách quan cao.
2. Diện tích rừng ngập mặn trong khu vực có sự biến động rõ rệt trong giai đoạn từ năm 1989- 2009 do chính sách chưa hợp lý của địa phương và lợi ích trước mắt của người dân.
3. Trong quá trình đánh giá phân loại kết hợp với khảo sát thực địa để đánh giá, làm rõ những khu vực vị trí còn nghi ngờ.
4. Khu vực ven biển tỉnh Thái Bình giầu có, đa dạng về tài nguyên thiên nhiên là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và RNM vẫn là một tài nguyên quan trọng. Tuy nhiên, việc khai thác sử dụng các vùng đất thấp chưa hợp lý, trong đó có việc đầu tư nuôi trồng thủy sản ở một số địa phương vẫn làm ảnh hưởng đến lớp phủ RNM tại đây.
Kiến nghị
1. Rừng ngập mặn phát triển tương đối nhanh (rừng trồng có thể khép tán sau 1-2 năm) (Phan Nguyên Hồng 1996) do đó để nghiên cứu biến động rừng ngập mặn cần tăng thêm phân giải thời gian để nghiên cứu khách quan hơn.
2. Vấn đề dữ liệu viễn thám và bản đồ sử dụng trong luận văn chưa đa dạng về thời gian, do đó chưa đưa ra được sơ đồ về xu hướng biến động trong nhiều năm mà tác giả rất muốn quan tâm, để từ đó có thể dựa báo biến động cho những năm tiếp theo. Vì vậy, cần tăng thêm số liệu ảnh ở nhiều thời điểm khác nhau.
3. Bên cạnh tư liệu viễn thám cần thêm các thông tin kinh tế xã hội, chính sách của Nhà nước để phân tích biến động chính xác hơn, có tính thực tế hơn.