Tri thức bản địa trong việc sử dụng các bài thuốc dân gian

Một phần của tài liệu Tri thức bản địa trong sử dụng bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc dao tại xã hà lang huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 42)

Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Tri thức bản địa trong việc khai thác, sử dụng các loài cây thuốc của cộng đồng Dân tộc Dao tại xã Hà Lang

4.2.3. Tri thức bản địa trong việc sử dụng các bài thuốc dân gian

Từ các phương pháp nghiên cứu của đề tài thảo luận, điều tra, phỏng vấn những người có kinh nghiệm lâu năm về việc khai thác và sử dụng các loài thực vật làm thuốc, chúng tôi đã phát hiện ra các bài thuốc có giá trị cao được cộng đồng dân tộc Dao khai thác và sử dụng từ rất lâu đời. Những bài thuốc này được lưu truyền từ ông bà sang thế hệ con cháu trong một dòng họ nào đó nhưng chủ yếu là con trưởng trong một gia đình hay một dòng tộc, cứ như thế được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Sau khi tổng hợp và loại bỏ các bài thuốc trùng nhau, kết quả chúng tôi đã xác định được 22 bài thuốc với tổng cộng 57 loài thực vật (kể cả có tên và chưa có tên trong danh lục cây thuốc Việt Nam) mà cộng đồng dân tộc Dao tại xã Hà Lang đã và đang sử dụng để điều trị các bệnh thông thường đến các bệnh có thể gọi là nan y. Dưới đây là bảng 4.4 thống kê chi tiết các bài thuốc:

Bảng 4.4: Các bài thuốc của cộng đồng Dân tộc Dao tại xã Hà Lang

STT Bài thuốc

Tên cây thuốc, vị thuốc (phổ

thông/ địa phương) Bộ phận sử

dụng Cách pha chế Tên phổ

thông

Tên địa phương

1 Quai bị

Cỏ xước Mía ghim Toàn cây

Lấy mỗi thứ 1 ít rửa sạch, băm nhỏ, giã đắp vào vùng

bị sưng quai bị Hạt gấc Pờ luồng piêu Hạt

Dâm bụt Phù cuối pèng Vỏ

2 Cầm máu Cốt khí Lá Rửa sạch, lấy mỗi thứ 1 ít thái ra và giã đắp Thuốc lá In pẹt mòn Lá

3 Chữa sốt cao

Cây khế Mác phường

sia Vỏ, lá Rửa sạch, cho vỏ khế và lá chanh vào ấm nước nóng, lấy lưỡi cày hơ nóng nhúng

3 lần, chắt nước uống

Lá chanh Lá

4 Mất ngủ Dứa rừng Nhở đông Quả Bổ quả dứa rừng đun nước uống

Củ bình vôi Kèng tìn Củ

Lấy củ rửa sạch đun nước uống, uống trước khi đi

ngủ,uống trong 1 tuần

5 Hạ huyết áp

Cây ba gạc Piết pua khoái Vỏ, rễ Lấy 2 thứ cây này rửa sạch, đun nước uống, ngày 2-3

lần. uống trong 1 tuần Cỏ mần trầu Piềng Lá

6 Kiết lỵ

Hoa sim Booc nim Hoa

Mỗi thứ 1 ít không cần tỷ lệ, rửa sạch đun nước uống

10 ngày là khỏi.

Cây sữa Đèng nhầu Rễ Huyết dụ Quyền diên ái Lá

Đẳng sâm Sẩm si Rễ

Lưỡi rắn Ling mia Lá Mơ lông Chờ gáy xiết

mia Lá

Bách bộ Cổ săn lung Rễ

Móng bò tía Đù điềng

mong Lá

Dâm bụt Phù cuối pèng Lá

7 Zola thần kinh

Xấu hổ Mia đót Lá Rửa lá, trộn với tỷ lệ 50:50 sau đó giã trộn với nước

gạo nếp.

Đào Pờ chào Lá

8 Đau bụng

Ngải cứu Ngọi Lá

Lấy 3 loại cây này rửa sạch, đun nước uống.

Mơ lông Chờ gáy xiết

mia Lá

Quế lợn Que mu Vỏ

9 Rắn cắn Găng Lờ cãng ghin Lá Mỗi loại 1 ít, mang giã đắp, đắp ngày 4-5 lần đến khi

Dây gắm Lá khỏi

10 Nấm tóc Dứa rừng Nhở đông Quả Bổ nấu đun tắm, gội khoảng 1 tuần là khỏi

11 Trị cảm sốt

Vải Mác pai Vỏ Hai loại lá này rửa sạch, pha nước nóng uống.

Tía tô rừng Mía đảng sả Lá

12 Ho khan

Đu đủ đực Đẻng quạ Hoa Hai thứ này hấp lên trị ho khan, ho kéo dài ngày, uống

mỗi ngày 2-3 lần đến khi khỏi

Quất Quả

13 Ong đốt Mướp Bốp Lá

Giã đắp vết đốt, trườm thêm đá vào vết đốt vài hôm sau

là khỏi

14 Dạ dày

Lá khôi Da day mia Lá

Hai loại lá này kết hợp sắc uống

Bồ công anh Sđáy mia Lá Núc nắc Đèng pang

piêu Vỏ Dùng đun nước uống

15 Mụn nhọt

Ráy Nhia hẩu Thân Giã đắp vào vết mụn nhọt Dâm bụt Phù cuối pèng Lá Hơ lửa để đắp Vỏ cây gạo Ngựu Vỏ thân Giã đắp để mụn nhanh chín

16 Mất ngủ Dứa rừng

(dứa dại) Nhở đông Rễ,

Rửa sạch, băm nhỏ, phơi khô sau đón đun nước uống

hàng ngày

17 Sốt rét

Cỏ xước Miá ghin Rễ

Lấy 2 loại như nhau sắc uống.

Trọng đũa Tòng lòng cày Rễ

18 Bệnh thận

Cây bỏng Pẩu phí mia Lá Kết hợp sắc uống hàng ngày.

Rong đỏ Lá

Hà thu ô đỏ Đòi đáo loàng Củ

19

Kinh nguyệt không đều

Tam thất Củ Thái phơi khô, sắc uống

hàng ngày.

20 Viêm gan

Bò khai Long châu sói Lá

Thái, sắc uống hàng ngày.

Chó đẻ răng cưa

Lèng dúng

mia Lá, rễ

21 Táo bón Muồng Hạt Phơi khô, sắc nước uống.

22 Tiểu đường Giảo cổ lam Lá

Lấy lá rửa sạch có thể sắc uống tươi hoặc phơi khô, có tác dụng giảm đường huyết.

Đối với người bị mỡ máu cũng có thể uống.

(Nguồn số liệu điều tra 2018)

Qua bảng 4.4 trên ta thấy các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Dao khai thác và sử dụng làm thuốc trong các bài thuốc rất đa dạng và phong phú, đó là những loài cây gần gũi và quen thuộc với người dân nhưng khi đi phỏng vấn thì rất ít người biết cách sử dụng. Một số loài chúng ta có thể gặp thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày như: cây Khế chua, cây Sả, cây gừng,nhưng cũng có một số loài đang trở nên hiếm dần như: Kim tuyến, Bình vôi đỏ,…Những bộ phận của các loài cây được sử dụng nhiều trong các bài thuốc như: cành, lá, rễ, hoa, vỏ hoặc có thể sử dụng được cả cây phụ thuộc vào cách chữa trị của từng căn bệnh. Mỗi một bài thuốc có các cách pha chế khác nhau tùy vào công dụng mong muốn và mức độ nặng nhẹ của từng trường hợp ở mỗi một người bệnh. Nên có thể sử dụng như: dùng để tắm, để uống, đắp lên vết thương hay kết hợp 2 hay nhiều cách trong một thời điểm để bài thuốc mang lại hiệu quả cao hơn. Số lượng pha chế của các loài trong bài thuốc được tính theo gam hoặc theo nắm, chủ yếu người dân thường áng chừng vừa

đủ để pha chế. Hiệu quả tốt nhất của các bộ phận cây thuốc khi sử dụng trong bài thuốc là dùng tươi nhưng cũng có thể dùng khô tùy từng thời gian sử dụng và thu hái. Ngoài ra khi đi hái thuốc cộng đồng dân tộc Dao còn phải kiêng kị một số thứ như là: Nhà vừa có tang không được hái thuốc, người trong nhà không được hái thuốc cho nhau. Đây là một trong những đặc điểm mang bản chất riêng biệt của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Hà Lang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Tri thức bản địa trong sử dụng bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc dao tại xã hà lang huyện chiêm hóa tỉnh tuyên quang (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)