Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. So sánh sự khác biệt cây thuốc và bài thuốc của dân tộc Dao với Dân tộc Tày tại xã Hà Lang
Để tìm hiểu sự khác biệt về tri thức bản địa trong sử dụng cây thuốc giữa 2 dân tộc Tày và dân tộc Dao tại Xã Hà Lang, ta tiến hành phỏng vấn thêm 5 NCCT. Kết quả so sánh được thể hiện ở bảng 4.6
Bảng 4.6: So sánh sự khác biệt giữa cây thuốc dân tộc Dao và dân tộc Tày
Cây thuốc Dân tộc Dao Dân tộc Tày
Dây gắm Sốt rét, rắn cắn Thoái hóa, viêm khớp, dạy dày
Lấu Kiết lỵ Mát gan
Cỏ xước Quai bị Khớp, gan, thận
Khế Dị ứng, mẩn ngứa, nhức đầu Sơn ăn
Găng Rắn cắn Rắn cắn
Dứa rừng Nấm tóc, Đau đầu, mất ngủ Sơ gan cổ trướng
Nhọ nồi Vô sinh Xuất huyết, cầm máu
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Qua bảng 4.6 ta thấy rõ sự khác biệt tri thức bản địa trong sử dụng các cây thuốc của dân tôc Dao và dân tộc Tày tại xã Hà Lang là hoàn toàn khác nhau. Cùng một cây nhưng mỗi dân tộc lại dùng trị bệnh khác nhau, hoặc cùng một cây họ có thể dùng bộ phận khác nhau.
Bảng 4.7: So sánh sự khác biệt về bài thuốc của dân tộc Dao và dân tộc Tày
Bài thuốc Dân tộc Dao Dân tộc Tày
Viêm gan Bò khai, chó đẻ răng cưa Cây lấu
Ong đốt Lá mướp Củ ráy
Dạ dày Khôi tía Nghệ giã nhỏ + mật ong
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) Mỗi bài thuốc sử dụng những loài thực vật tồn tại rất nhiều xung quanh
cuộc sống chúng ta, nhưng cũng có những loài hiện nay đang có nguy cơ bị đe dọa cao. Vậy nên, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Dao nói chung và bảo tồn các bài thuốc nói riêng cần phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực, phù hợp với suy nghĩ, phong tục tập quán của người dân tại khu vực nghiên cứu.
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Dao
Dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn và quan sát thực tế đề xuất một số biện pháp như sau:
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao kiến thức của người dân đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ các loài thực vật rừng làm thuốc và giúp họ hiểu hơn về giá trị của việc bảo vệ rừng trong các buổi họp thôn, xã.
- Khuyến khích thế hệ người già, người có kinh nghiệm ở địa phương truyền đạt lại những kinh nghiệm khai thác, sử dụng, bảo quản, chế biến các loài cây thuốc này cho con cháu.
- Giúp người dân ghi lại và tư liệu hóa về các loài cây thuốc, những kinh nghiệm khai thác, sử dụng và bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch.
- Cần gây trồng và nhân rộng các loài cây làm thuốc để người dân có thể trồng trong vườn nhà, làm giảm sự ảnh hưởng của tái sinh tự nhiên cho các loài thực vật khi người dân khai thác quá mức.
- Chính quyền địa phương cần có những chính sách thích hợp, để hỗ trợ nguồn giống và giúp đỡ người dân xây dựng mô hình vườn để gây trồng các loài cây thuốc hiện đang được sử dụng và những loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Nghiên cứu phát triển mô hình trồng và chăm sóc các loài cây thuốc có giá trị cao trên thị trường hiện nay, là cây bản xứ phù hợp với điều kiện thổ
nhưỡng ở địa phương, giá thành của sản phẩm bán ra thị trường cao, nguồn giống có thể trực tiếp lấy ra từ rừng…
- Cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền, kiểm lâm và người dân để tránh sự khai thác lạm dụng, tận diệt các loài thực vật rừng cho mục đích sử dụng cũng như mua bán.
- Tham gia tích cực lắng nghe và tiếp thu sự tuyên truyền của cán bộ nông lâm nghiệp và các cán bộ các ban ngành khác về việc bảo tồn, bảo vệ rừng. Tự nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho bản thân. Học tập nguồn kiến thức 48 về nông lâm nghiệp, nông lâm kết hợp để phục vụ trong cuộc sống, nâng cao đời sống của chính mình.
- Tích cực tham gia bảo vệ rừng mà mình được chính quyền giao, rừng phòng hộ đặc dụng và rừng đặc dụng, phát giác báo cáo nếu phát hiện những ai chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, vẫn chuyển săn bắn trái phép động, thực vật rừng hay khai thác các nguồn cây thuốc một cách bừa bãi.
PHẦN 5