Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. So sánh cây thuốc và bài thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà
4.4.1. So sánh các bài thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà Lang Từ kết quả tổng hợp được ở bảng 4.4 và kết quả thu tập thêm thông tin từ 4 NCCT dân tộc Dao tại xã Hà Lang, đã rút ra được 2 bài thuốc mà 2 dân tộc sử dụng các loại cây thuốc và cách chế biến khác nhau. Từ đó làm nổi rõ sự đa dạng trong cách sử dụng cây thuốc để chữa bệnh của mỗi dân tộc, đặc biệt là dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà Lang. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5:
Bảng 4.5: So sánh các bài thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà Lang
Tên bài
thuốc Dân tộc Tày Dân tộc Dao
Hạ sốt
Đu đủ gai, Nhọ nồi, Rau diếp cá băm nhỏ, đun sôi rồi uống, làm như vậy 2-3 lần sẽ khỏi hẳn
Cây khế, lá chanh rửa sạch, cho vỏ khế và lá chanh vào nước ấm nóng, lấy lưỡi cầy hơ nóng nhúng 3 lần, chắt nước uống
Đau bụng
Sa nhân, Nghệ đen, Ổi, dùng 3 loại này băm nhỏ rửa sạch, đun lên và uống ngày 3 lần, uống sau khi ăn
Ngải cứu, Mơ lông, Quế lợn, lấy 3 loại cây này rửa sạch đun nước uống
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018) 4.4.2. So sánh các cây thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà Lang
Từ kết quả tổng hợp được ở bảng 4.1 và kết quả thu tập thêm thông tin từ 5 NCCT dân tộc Dao tại xã Hà Lang, lập bảng so sánh các cây thuốc của dân tộc Tày và Dao tại xã Hà Lang để thấy được sự đa tác dụng của các loài
cây thuốc, và sự hiểu biết khác nhau của mỗi dân tộc về tác dụng của các loài cây thuốc. Từ đó nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6:
Bảng 4.6: So sánh các cây thuốc của dân tộc Tày và dân tộc Dao tại xã Hà Lang
Cây thuốc Dân tộc Dao Dân tộc Tày
Huyết dụ Chảy máu cam, kiết lỵ chảy ra máu, ho ra máu
Đái ra máu, lao phổi, thổ huyết, mất kinh Đay rừng Chữa đái vàng Chữa sỏi thận
Đào Zola thần kinh Chữa mệt mỏi, ho hen,
khó thở, ghẻ…
Nhọ nồi Trị xuất huyết nội tạng,
bảo vệ gan Cầm máu, kiết lỵ
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2018)
4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Tày
Dựa trên kết quả phỏng vấn, quan sát thực địa đề xuất một số giải pháp như sau:
+ Cần tiếp tục nghiên cứu và hệ thống lại các kiến thức khai thác và sử dụng các loài cây thuốc, quản lý tài nguyên rừng để các dự án phát triển có cơ sở lựa chọn, lồng ghép những kiến thức bản địa về cây thuốc sao cho phù hợp với cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
+ Các loài cây dược liệu có giá trị cần đưa vào gây trồng, phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp, có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp phục vụ cho công tác bảo tồn.
+ Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững.
+ Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, hỗ trợ, thực hiện các chương trình, dự án trong việc bảo tồn và nhân rộng tài nguyên cây thuốc, quản lí tài nguyên rừng, đồng thời nâng cao đời sống cho người dân.
+ Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, gây trồng, khoanh nuôi bảo vệ
và khai thác bền vững các loài cây thuốc dựa trên việc vận dụng các kiến thức bản địa có sự kết hợp với kiến thức khoa học hiện đại.
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người làm công tác khoa học kỹ thuật với các nhà quản lí và người dân trong các hoạt động chương trình, dự án quản lí, bảo vệ và phát triển rừng.
+ Khuyến khích những người có kinh nghiệm ở địa phương truyền đạt lại kinh nghiệm quý báu về khai thác, sử dụng, bảo quản và chế biến các loài cây thuốc này cho con cháu.
+ Xây dựng và phát triển vườn sưu tập cây dược liệu tại thôn bản.
+ Kết hợp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của họ với việc sử dụng các kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng hợp lý và quản lý bền vững tài nguyên cây thuốc cũng như tài nguyên rừng tại các buổi họp thôn, xã. Để chính người dân địa phương nhận ra và trân trọng chính những giá trị văn hóa đang tồn tại của họ.
Phần 5