Thực trạng tổ chức công tác kế toán cho vay TDĐT, TDXK

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức công tác kế toán cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển việt nam thừa thiên huế (Trang 23 - 49)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán cho vay TDĐT, TDXK

2.2.1.1 Tài khoản sửdụng

Để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi thực hiện hoạt động cho vay, ngân

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

theo quy định, như tài khoản loại 2 tài khoản cho vay, tài khoản loại 7 tài khoản thu lãi, tài khoản ngoại bảng… và được mở chi tiết cho từng đối tượng khách hàng, từng chương trình, dự án.

-Đối với tài khoản cho vay

TK 211 – cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam TK 213 – cho vay dài hạn bằng đồng Việt nam

TK 251 – cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận trực tiếp của các tổ chức quốc tế TK 252 – cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của chính phủ

TK 253 – cho vay vốn bằng đồng Việt Nam nhận của các tổ chức, cá nhân khác TK 255 – cho vay vốn bằng ngoại tệ nhận của Chính phủ

- Đối với tài khoản nguồn vốn cho vay

TK 519 – thanh toán giữa các đơn vị trong Ngân hàng Trong đó:

TK 5191 – Điều chuyển vốn

TK 5192 – Thanh toán thu hộ, chi hộ TK 5199 – Thanh toán khác

- Đối với tài khoản thu lãi, thu chênh lệch tỷgiá TK 7021 – thu lãi cho vay

TK 7191 – thu khác

- Đối với tài khoản chi chênh lệch tỷgiá TK 819111 – chi chênh lệch tỷ giá - Đối với tài khoản ngoại bảng

TK 9133 – Ngoại tệ vốn ODA cho vay lại chi nhánh đã cho vay TK 9415 – lãi cho vay dài hạn chưa thu được bằng đồng Việt Nam TK 9417 – lãi cho vay vốn ODA chưa thu được

TK 9419 – lãi cho vay ủy thác của các tổ chức tài chính quốc tế chưa thu được TK 9427 – lãi cho vay vốn ODA chưa thu được

TK 971111 – nợ gốc bị tổn thất trong thời gian theo dõi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2.2.1.2 Chứng từsửdụng

- Chứng từ gốc: gồm có Hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay, hồ sơ mở tài khoản, giấy nhận nợ, giấy đề nghị vay vốn. Đây là những chứng từ có giá trị pháp lý cao về khoản tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay, đồng thời cũng là căn cứ để kế toán hạch toán cho vay, thu nợ cho ngân hàng. Nội dung và hình thức của các chứng từ này đã được quy định và in sẵn theo mẫu, trong đó đầy đủ tất cả các yếu tố cần thiết, kế toán có trách nhiệm giúp khách hàng lập và tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ đó mỗi khi có khách hàng có nhu cầu vay. Nếu các chứng từ này đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì khách hàng sẽ nhận được tiền vay. Khách hàng và ngân hàng phải tôn trọng tất cả các điều khoản được nêu trong các giấy tờ này

- Chứng từ ghi sổ: là những chứng từ mà kế toán căn cứ vào đó để phản ánh vào tài khoản nội bảng hay ngoại bảng. Chứng từ ghi sổ mà Chi nhánh ngân hàng phát triển Thừa Thiên Huế sử dụng bao gồm: giấy lĩnh tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ủy nhiệm chi, séc thanh toán… Các loại chứng từ này, nhìn chung, rất phong phú và đa dạng phù hợp với từng mặt nghiệp vụ, từng loại vốn vay, từng hình thức thanh toán. Các chứng từ này cũng được lập và in theo mẫu của ngân hàng, kế toán phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát kỹ lưỡng nếu đúng thì mở sổ chi tiết cho khách hàng.

2.2.2Điều kin cho vay

Căn cứ vào Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu nhà nước, điều kiện cho vay

+ Đối với cho vay Tín dụng đầu tư

1. Thuộc đối tượng là chủ đầu tư có dự án đầu tư thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư được ban hành kèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 (xem phụlục)

2. Thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật.

3. Chủ đầu tư có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

4. Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trả được nợ; được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

5. Chủ đầu tư phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án và các điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.

6. Chủ đầu tư thực hiện bảo đảm tiền vay theo các quy định tại Nghị định này.

7. Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn.

+ Đối với cho vay Tín dụng xuất khẩu

1. Thuộc đối tượng là Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu và nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn tín dụng xuất khẩu được ban hành kèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP(xem phụlục)

2. Nhà xuất khẩu đã ký kết hợp đồng xuất khẩu. Nhà nhập khẩu có hợp đồng nhập khẩu đã ký kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Việt Nam.

3. Phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được Ngân hàng Phát triển Việt Nam thẩm định và chấp thuận cho vay.

4. Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

5. Ngoài các điều kiện được nêu trên:

a) Nhà xuất khẩu phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại Nghị định này; phải mua bảo hiểm tài sản tại một công ty bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn;

b) Nhà nhập khẩu phải được Chính phủ hoặc Ngân hàng trung ương của nước bên nhà nhập khẩu bảo lãnh vay vốn.

2.2.3 Thi hn cho vay

+ Đối với cho vay Tín dụng đầu tư

1. Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2. Một số dự án đặc thù (dự án Nhóm A, trồng cây thông, cây cao su) cần có thời gian vay vốn trên 12 năm mới đủ điều kiện thực hiện thì thời hạn cho vay tối đa là 15 năm.

+ Đối với cho vay Tín dụng xuất khẩu

1. Thời hạn cho vay xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng xuất khẩu và khả năng trả nợ của nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu nhưng không quá 12 tháng.

2. Trường hợp cần thiết, thời hạn cho vay trên 12 tháng thì nhà xuất khẩu mới đủ điều kiện thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đề nghị Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

2.2.4 Lãi sut cho vay + Cho vay tín dụng đầu tư

1. Lãi suất cho vay đầu tư bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng 0,5%/năm.

2. Đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn và dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; dự án tại vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang, lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm.

3. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc có ưu đãi trên cơ sở lãi suất Sibor 6 tháng cộng thêm tỷ lệ %.

4. Lãi suất cho vay được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng lần đầu tiên và không thay đổi cho cả thời hạn vay vốn.

5. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.

+ Cho vay tín dụng xuất khẩu

1. Lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, giao Bộ Tài chính quyết định theo nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường.

2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn theo hợp đồng tín

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2.2.5 Thtc hồ sơ trong kếtoán cho vay

Khi một Chủ đầu tư có nhu cầu vay vốn tại NHPT, Cán bộ phòng tổng hợp trao đổi với Chủ đầu tư để xác định các nội dung sau:

+ Mục đích vay vốn.

+ Nhu cầu của Chủ đầu tư đối với nguồn vốn vay

+ Sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Chủ đầu tư (lĩnh vực hoạt động; quy mô, cấu trúc hoạt động; vị thế của Chủ đầu tư trong các lĩnh vực đang hoạt động; đội ngũ quản lý...).

Nếu dự án thuộc đối tượng được vay vốn theo quy định hiện hành, Chủ đầu tư có thể chấp nhận các điều kiện tín dụng và bảo đảm tiền vay (BĐTV) nói chung của nguồn vốn TDĐT và các thông tin thu thập ban đầu về Chủ đầu tư không cho thấy dấu hiệu nào về việc dự án không có khả năng triển khai và hoàn trả nợ vay, Cán bộ phòng tổng hợp hướng dẫn Chủ đầu tư lập Hồ sơ đề nghị vay vốn và làm đầu mối tiếp nhận Hồ sơ.

* Tiếp nhận Hồ sơ vay vốn

- Hồ sơ vay vốn TDĐT được tiếp nhận tại Bộ phận Văn thư, có thể trực tiếp từ Chủ đầu tư hoặc nhận qua đường bưu điện.

Ngay sau khi nhận được Hồ sơ vay vốn do Chủ đầu tư gửi, Bộ phận Văn thư vào sổ và đóng dấu công văn đến, sau đó trình Lãnh đạo Chi nhánh NHPT/ Lãnh đạo Đơn vị có thẩm quyền tại Chi nhánh NHPT phê duyệt, chuyển cho Đơn vị chủ trì thẩm định.

* Kiểm tra sơbộ tính đầy đủ, hợp lệcủa Hồ sơ vay vốn

- Ngay khi tiếp nhận Hồ sơ vay vốn TDĐT, cán bộ thẩm định (CBTĐ) theo sự phân công của Lãnh đạo Đơn vị có trách nhiệm kiểm tra sơ bộ đối tượng vay vốn của dự án và kiểm tra sơ bộ tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ vay vốn để lập Thông báo nhận hồ sơ trong trường hợp Hồ sơ vay vốn đã đầy đủ hợp lệ, hoặc Phiếu đề nghị bổ sung Hồ sơ trong trường hợp Hồ sơ vay vốn chưa hoàn thiện theo quy định hiện hành của NHPT gửi Chủ đầu tư.

* Thẩm định và quyết định cho vay

- Thực hiện thẩm định dự án đầu tư: phòng thẩm định cử nhân viên thực hiện thẩm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

vốn, thẩm định khách hàng vay vốn, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay. Trong thời hạn quy định nhân viên thẩm định phải hoàn thành cá nội dung thẩm định dự án theo chức năng, nhiệm vụ quy định để phục vụ cho công tác tổng hợp lập báo cáo Thẩm định cho vay

- Lập, trình báo cáo thẩm định cho vay: sau khi có kết quả thẩm định các nội dung của dự án đầu tư, cán bộ thẩm định thực hiện lập, trình báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định cho Giám đốc kí duyệt đúng thời hạn quy định.

* Hồ sơ xin vay, bao gồm:

1. Văn bản của Chủ đầu tư: đề nghị NHPT thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay (kèm theo bảng kê danh mục hồ sơ vay vốn gửi NHPT).

2. Hồ sơ dự án

* Hồ sơ báo cáo dự án - Báo cáo đầu tư dự án

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (hoặc thuyết minh dự án đầu tư):

* Giấy chứng nhận đầu tư:

* Quyết định đầu tư (đối với dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư);

* Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án (đối với dự án đang thực hiện);

* Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, bao gồm:

* Các văn bản khác do Chủ đầu tư gửi kèm liên quan đến đầu tư dự án.

3. Hồ sơ Chủ đầu tư

* Hồ sơ pháp lý

a) Hồ sơ về việc thành lập và đăng ký kinh doanh của Chủ đầu tư b) Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp;

c) Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc); Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm Hợp tác xã (đối với Hợp tác xã); Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán; (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

d) Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao làm chủ đầu tư dự án (hoặc làm đại diện của chủ đầu tư) thì phải có văn bản uỷ quyền của cấp trên có thẩm quyền.

e) Các tài liệu liên quan khác do chủ đầu tư gửi kèm theo (nếu có).

* Hồ sơ tài chính

a) Đối với chủ đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Báo cáo tài chính (lập theo quy định của pháp luật) trong 2 năm liền kề và báo cáo nhanh tình hình tài chính doanh nghiệp đến quý gần nhất.

b) Đối với chủ đầu tư là đơn vị mới thành lập:

Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc góp vốn đầu tư xây dựng dự án, phương án góp vốn phù hợp với nghị quyết được thông qua, (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền);

* Báo cáo về quan hệ tín dụng với NHPT và các tổ chức cho vay khác của chủ đầu tư, của Người đại diện theo pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn đến thời điểm gần nhất: Bảng kê các hợp đồng tín dụng đã ký và tình hình thực hiện vay, trả nợ đối với các hợp đồng tín dụng...

* Hồ sơ bảo đảm tiền vay (đối với trường hợp dùng tài sản khác để bảo đảm tiền vay): thực hiện theo hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của Tổng giám đốc NHPT.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2 3 2.2.6 Quy trình luân chuyn chng t

Sơ đồ2: Quy trình luân chuyển chứng từtrong công tác kếtoán cho vay

1. Khi có chứng từ phát sinh liên quan đến phần hành cho vay, cán bộ kế toán cho vay kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp ban đầu, điều kiện và chuyển cho kế toán kiểm soát.

2. Cán bộ kiểm soát sau khi kiểm tra chấp nhận, chuyển chứng từ cho lãnh đạo phòng TCKT (trưởng phòng/ phó phòng) kiểm tra, ký duyệt lên chứng từ.

3. Lãnh đạo phòng TCKT trả chứng từ cho cán bộ kiểm soát.

4. Cán bộ kiểm soát chuyển chứng từ cho cán bộ kế toán nhập máy.

5. Sau khi nhập máy xong, cán bộ kế toán chuyển lại cho kiểm soát ký duyệt trên máy.

6. Kiểm soát trên máy xong chuyển lại cho cán bộ kế toán in sổ chi tiết tài khoản, đưa sổ cho cán bộ giữ tài khoản chi tiết

7. Cán bộ giữ tài khoản đối chiếu chứng từ với sổ chi tiết, đối chiếu sổ chi tiết với báo cáo, nếu phát hiện sai sót, báo lại cho kế toán cho vay, kiểm soát.

8. Cán bộ kiểm soát kiểm tra chứng từ trước khi đóng tập nhật ký chứng từ để lưu Lãnh đạo NHPT

CB chi tiết giữ tài khoản Nhận chuyển

chứng từ kế toán

CB phần hành nhập máy

Kiểm soát Lãnh đạo phòng

TCKT

4 5 6

8 1

8

7 7 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

2.2.7 Quy trình hch toán

2.2.7.1 Hạch toán nhận nguồn vốn cho vay

Khi nhận được nguồn cho vay (nhận tiền điều chuyển hoặc bù trừ nguồn vốn) căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán hạch toán:

Nợ TK thích hợp (111, 131, 519191…)

Có TK 519111 – thanh toán điều chuyển vốn cho vay TD ĐT Có TK 519115 – Thanh toán điều chuyển cho vay TDXK

Trong trường hợp cho vay với ngoại tệ, ngoài việc hạch toán như trên, kế toán đồng thời hạch toán ngoại bảng

Nhập TK 911 – ngoại tệ hiện có

VÍ DỤ: Ngày 07/12/2010, chi nhánh nhận được Lệnh chuyển Có từ Ban TCKT của HSC về việc Chi nhánh nhận được 43 tỷ từ Quỹ Hỗ trợ phát triển, phân bổ hạn mức cho vay TD ĐT theo thông báo số 4050/NHPT-CĐKHHMV ngày 07/12/2010.

Căn cứ vào Lệnh chuyển Kế toán hạch toán

Nợ TK 519191.00.001 43(tỷ VNĐ)

Có TK 519111.00.001 43(tỷ VNĐ)

Đồng thời, in ra Phiếu chuyển khoản kèm Lệnh chuyển có làm chứng từ lưu hồ sơ.

Kế toán thanh toán sẽ ký tên lên Phiếu chuyển khoản cùng với Lệnh chuyển, sau đó chuyển cho lãnh đạo phòng TCKT của CN ký duyệt. (Lệnh chuyển có, lãnh đạo phòng ký vào phần Kiểm soát). Hai chứng từ này, sẽ được trả lại cho kế toán đóng vào sổ chứng từ.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Một phần của tài liệu Thực trạng tổ chức công tác kế toán cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh ngân hàng phát triển việt nam thừa thiên huế (Trang 23 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)