TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
3.2 Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại
3.2.1Đối với hoạt động tín dụng
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Để công tác thẩm định đạt hiệu quả, cần phải thực hiện chặt chẽ các giai đoạn:
+ Kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng: việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý và uy tín tín dụng dựa trên nguồn thông tin cung cấp chủ yếu từ khách hàng, vì vậy, tính chính xác có thể không cao. Do đó, ngân hàng cần phải kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp, đồng thời kết hợp việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng vay, kiểm tra thực tế tại đơn vị, sử dụng nguồn thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước để nắm bắt tính xác thực của thông tin.
Một rủi ro có thể găp phải trong giai đoạn này là sự chủ quan hay cố ý đưa ra những nhận định chủ quan của cán bộ thẩm định trong việc nhận xét năng lực tài chính của khách hàng. Do đó, NHPT TT-Huế đã áp dụng phần mềm chấm điểm để xếp hạng tín dụng, tuy nhiên, do mới đưa vào sử dụng nên phần mềm vẫn chưa đạt được hiểu quả như mong muốn, khả năng xử lý thông tin còn hạn chế, đưa ra kết quả chưa thuyết phục. Vì vậy, cần phải hoàn thiện hơn nữa để nâng cao hiệu quả sử dụng.
+ Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ: Khi thẩm định phương án vay
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
tham gia càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn. Để dự án mang lại hiệu quả và có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì:
Tỷ lệ vốn tự có/vốn vay >1
Lãi ròng sau thuế và khấu hao > tổng nợ đến hạn phải trả
Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho Ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét các rủi ro tiềm tàng như thiên tai, lạm phát…nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ vay. Ngân hàng cần yêu cầu doanh nghiệp phải có số liệu báo cáo hàng tháng về tình hình hoạt động kinh doanh với những nguồn vốn vay của ngân hàng nhằm phát hiện ra các chiều hướng xấu của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nâng cao hoạt động quản lý, theo dõi nợvay
Một khoản vay có hiệu quả sẽ phụ thuộc nhiều vào công tác kiểm tra tín dụng.
Trong quá trình xét duyệt cho vay, việc kiểm tra trươc khi cho vay là điều kiện cần thiết, tuy nhiên sau khi phát tiền vay ngân hàng cũng cần phải kiểm tra việc sử dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn được thực hiện một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên việc kiểm tra không cao. Vì thế, tăng cường công tác quản lý, theo dõi nợ vay là công việc cần thiết và cần phải nâng cao chất lượng công tác quản lý nợ vay thông qua các biện pháp sau:
+ Danh mục dự án cần được theo hệ thống ngành, nghề, nguồn trả nợ vay nhằm giúp cán bộ ngân hàng có thể cảnh báo được những diễn biến bất thường khi có những biến động về nền kinh tế, thiên tai… xảy ra. Các vấn đề về thiên tai được đánh giá là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra rủi ro tín dụng. Đây là nguyên nhân khách quan vì thế cần phải nâng cao công tác quản lý đối với dự án phụ thuộc nhiều vào thời tiết như các dự án về nông lâm ngư nghiệp.
+ Chuẩn hóa bằng văn bản đối với công tác sắp xếp hồ sơ dự án, theo dõi tình hình hoạt động của dự án, công tác báo cáo về hoạt động của dự án, nắm bắt về thông tin của dự án.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
Xửlý nợquá hạn và nợ khó đòi
Trong quá trình quản lý nợ vay, cần phải ngăn ngừa rủi ro trong tín dụng, tuy nhiên khi sự việc không mong muốn xảy ra thì cần phải có biện pháp xử lý nợ quá hạn và nợ khó đòi phù hợp
+ Đối với những khách hàng nợ qua hạn có tính chất tạm thời, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, ngân hàng có thể xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất trong thời gian tới để quyết định cho vay. Việc cho vay đảm bảo thu hồi vốn, giúp cho khách hàng vượt qua khó khăn và biện pháp trả nợ có thể áp dụng biện pháp xác định cơ cấu nợ. Căn cứ vào phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, khách hàng chứng minh được khả năng hoàn trả khi đến hạn sau khi được cơ cấu lại nợ thì ngân hàng sẽ cơ cấu lại. Để thực hiện được cơ cấu lại nợ cho khách hàng buộc ngân hàng phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau khi cơ cấu.
+ Đối với những khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, nợ quá hạn chưa xác định được nguồn trả, ngân hàng cần quản lý chặt chẽ khoản vay và khách hàng. Trong trường hợp đơn vị kiên quyết không trả nợ, ngân hàng có thể thực hiện biện pháp mạnh như thanh lý tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có), khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ.
Những khoản nợ khó đòi có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng, nếu nợ khó đòi tăng thì ngân hàng có thể không có lãi do phải trích dự phòng nhiều. Để thu hồi được số nợ khó đòi ngân hàng cần tiếp tục bám sát khách hàng, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, giải thích thuyết phục khách hàng hiểu để có thiện chí trả nợ số tiền còn vay. Phối hợp với các cơ quan chức năng để có biện pháp thu hồi nợ phù hợp với từng đối tượng.
Quản lí tài sản đảm bảo tiền vay
Thực tế tại NHPT TT-Huế mọi khoản vay đều có tài sản đảm bảo, tuy nhiên một số dự án trên địa bàn có tài sản đảm bảo hình thành từ nguồn vốn vay. Với tình hình thời tiết, thiên tai thường xuyên xảy ra tại tỉnh TT-Huế, ảnh hưởng đến các dự án về nông lâm ngư nghiệp. Trong trường hợp này, tài sản bảo đảm từ vốn vay càng có nguy cơ rủi ro
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
đảm bảo hình thành từ nguồn vốn vay, ngân hàng có thể linh hoạt yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo (có thể dùng tài sản cá nhân, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trưởng… đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngân hàng). Giảm dần dư nợ của khách hàng nếu không đáp ứng đủ điều kiện tài sản đảm bảo theo quy định của ngân hàng. Đối với việc nhận lại tài sản đảm bảo, ngân hàng thường xuyên xét tính hợp lệ, hợp pháp và tính thị trường của tài sản đó. Linh hoạt trong phạm vi cho phép đối với doanh nghiệp có tín nhiệm, kinh doanh có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, đủ điều kiện pháp lý. Cần thường xuyên theo dõi tài sản bảo đảm, nắm bắt thông tin về tài sản, nếu có biến động lớn cần phải xem xét định giá lại tài sản.
Thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá tài sản bảo đảm.
Tập trung chú trọng cho vay các dựán trọng điểm
Tập trung chú trọng các dự án hiệu quả trong chương trình giới thiệu kêu gọi đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế, cụ thể:
Về lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: chú trọng đầu tư công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản như Ximent, Titan, Cao lanh, các loai đá cát trong xây dựng các dự án thủy điện.
Về thương mại dịch vụ du lịch: đầu tư các dự án như khu du lịch tam giác Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương, đề án thành phố Festival, khu khuyến khích phát triển kinh tế thương mại Chân Mây, các dự án xây dựng cao cấp, khu Thương mại dịch vụ cao ốc văn phòng.
Tăng cường bám sát chỉ đạo và hỗ trợ của NHPT Việt Nam đối với các dự án trọng điểm, dự án lớn cần xin ý kiến Trung Ương kịp thời để tranh thủ tiếp cận và xem xét cho vay.
Ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả thuộc ngành, lĩnh vực định hướng cơ cấu tín dụng lớn như thủy điện, điện, ximăng…để tăng nhanh quy mô dư nợ. Bám sát, tư vấn, hỗ trợ chủ đầu tư nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ pháp lý dự án và hồ sơ vay vốn Ngân hàng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
3.2.2 Đối với công tác kếtoán nghiệp vụtín dụng
Thực hiện hạch toán đúng theo quy định của NHNN và NHPT Việt Nam
Để làm được điều này, chi nhánh cần phải tạo điều kiện cho các kế toán viên tiếp xúc và cập nhật kịp thời các công văn, quyết định… hiện hành của NHNN, NHPT Việt Nam. Mặt khác, CN phải thường xuyên tổ chức các buổi học nghiệp vụ nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cho cán bộ công nhân viên.
Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định, hướng dẫn chấp hành các văn
bản của cấp trên
Các cán bộ ngân hàng cần nâng cao ý thức chấp hành các quy định của NHPT Việt Nam, làm tốt công tác tự kiểm tra và tự chịu trách nhiệm về rủi ro mà mình gây ra trong các hoạt động, về nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ và nguyên tắc hạch toán. Như vậy, nếu cán bộ nào làm sai quy định về gia hạn nợ, thu nợ…nếu phát hiện thì có chế độ xử phạt theo quy định, chẳng hạn như khiển trách, kiểm điểm và chịu trách nhiệm về khoản vay mà cán bộ đó vi phạm.
Mở rộngứng dụng tin học trong kếtoán cho vay
Tăng cường áp dụng tin học trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng nói chung và công tác kế toán cho vay nói riêng để đảm bảo an toàn vốn trên cơ sở quản lý các tài khoản cho vay, hồ sơ vay một cách khoa học, nhanh chóng, thuận tiện.
Nâng cao mối quan hệgiữa cán bộtín dụng và cán bộkếtoán cho vay
Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa cán bộ kế toán cho vay và cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay. Bộ phận kế toán cần thường xuyên cung cấp thông tin cần thiết về tình hình dư nợ cho vay tình hình nợ phải thu để bộ phận tín dụng đôn đốc kháh hàng trả nợ, đặc biệt là đối với những khoản nợ quá hạn và lãi treo. Đây là những khoản mà ngâ hàng có nguy cơ rủi ro mất vốn cho nên việc thu nhanh những khoản nợ này là rất cần thiết để duy trì được nguồn vốn của ngân hàng đồng thời nâng cao được chất lượng tín dụng
Nâng cao trìnhđộcủa đội ngũ kếtoán cho vay
Quan tâm đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ
cao học, đại học, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do trung tâm đào tạo tổ chức, đào tạo trình độ ngoại ngữ, vi tính cho cán bộ. Đồng thời cần có chế độ đãi ngộ thích hợp đối với những cán bộ có năng lực và có thành tích cao trong công tác như cân nhắc lương, thưởng, cất nhắc vào vị trí quan trọng hơn nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên làm việc nhiệt tình chu đáo hơn. Bên cạnh đó cần có các chính sách phù hợp để thu hút những cán bộ tài giỏi, các chuyên gia giàu kinh nghiệm từ bên ngoài vào đầu quân cho ngân hàng để xây dựng ngân hàng ngày càng phát triển vững mạnh.
Mặt khác, một vấn đề không kém phần quan trọng đó là tạo ra bộ mặt mới cho đơn vị thông qua phong cách làm việc lịch thiệp, nhanh chóng của cán bộ Chi nhánh. Đem lại sự thoải mái, hài lòng của khách hàng khi giao dịch với đơn vị. Thực hiện văn minh, văn hóa trong hoạt động Ngân hàng, xây dựng thương hiệu riêng cho NHPT TT-Huế. Bên cạnh đó, thường xuyên lấy ý kiến của cán bộ vì họ là người trực tiếp thực hiện công việc để đưa ra những ý tưởng hay, những phương án hoạt động mới nhằm giảm bớt những thủ tục, quy trình.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ