Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ điều tra sống trên địa bàn phường Tứ Hạ - thị xã Hương Trà

Một phần của tài liệu Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 52)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Ở PHƯỜNG TỨ HẠ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.3 Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ điều tra sống trên địa bàn phường Tứ Hạ - thị xã Hương Trà

2.3.1 Khái quát mẫu điều tra

Đề tài đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ trên địa bàn phường Tứ Hạ để thu thập ý kiến của người dân nhằm tìm hiểu thực trạng phân loại, mô hình thu gom và xử lý CTRSH của các hộ gia đình sống tại phường Tứ Hạ. Sau khi điều tra, thu được 100% số phiếu hợp lệ. Sau khi tiến hành thống kê, kết quả phân tích số liệu phỏng vấn 60 hộ gia đình gồm các thông tin cơ bản sau:

Độ tuổi của hộ trong điều tra được chia ra thành ba thành phần tuổi là <30 tuổi, từ 30 – 60 tuổi và trên 60 tuổi, thành phần hộ có nhóm tuổi từ 30 – 60 tuổi chiếm tỉ lệ

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

lớn nhất,45%. Qua đó ta thấy rằng đặc điểm phân bố theo độ tuổi một phần là do tại đây còn nhiều gia đình nhiều thế hệ còn tồn tại và một phần là đặc điểm nghề nghiệp tại đây khiến lượng tuổi trung niên chiếm đa số.

Về nghề nghiệp chủ yếu là buôn bán dịch vụ chiếm 28,3% và nghề nghiệp khác chiếm 28,3% ngoài công nhân viên chức chiếm 25% và nông dân chiếm tỉ lệ 18,3%, lí do một phần Tứ Hạ có nền kinh tế đang chuyển biến theo hướng phát triển, kinh doanh dịch vụ phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, các loại hình dịch vụ từng bước nâng cao cả về chất lượng và số lượng vì thế mà hoạt động buôn bán dịch vụ cũng phát triển, nên nghề nghiệp từ ngành này cũng chiếm phần lớn. Nghề nghiệp cũng quyết định đến khối lượng và thành phần CTRSH của mỗi hộ gia đình.

Yếu tố thu nhập cũng là một yếu tố được điều tra trong bảng hỏi. Nhóm hộ được phỏng vấn có mức thu nhập đa dạng do ngành nghề khác nhau, nằm trong khoảng từ 3 đến 5 triệu đồng chiếm 35%, nguồn thu nhập trung bình này thường rơi vào các hộ có nghề nghiệp công nhân viên chức hoặc buôn bán, tiếp theo là mức từ 2 – 3 triệu đồng, chiếm 26,7%. Mức thu nhập trên 5 triệu đồng chiếm tỉ lệ 23,3% và cuối cùng là thu nhập dưới 2 triệu đồng chiếm 15%. Như vậy theo điều tra, thì nhìn chung mức sống của người dân trên địa bàn phường Tứ Hạ dựa trên thu nhập cũng được xem là theo mặt bằng chung của xã hội.

Bảng 9: Thông tin cơ bản của hộ được điều tra

STT Chỉ tiêu Nhóm hộ điều tra

Số hộ( hộ) Tỷ lệ(%) Tuổi

1

<30 tuổi 30-60 tuổi

>60 tuổi

13 27 20

21,7 45,0 33,3

Tổng 60 100,0

Nghề nghiệp

Công nhân viên chức Buôn bán, dịch vụ

15 17

25,0 28,3

35

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

2 Nông dân

Nghề khác (...)

11 17

18,3 28,3

Tổng 60 100,0

Thu nhập/người/tháng

3

< 2 triệu đồng 2 – 3 triệu đồng 3 – 5 triệu đồng

> 5 triệu đồng

9 16 21 14

15,0 26,7 35,0 23,3

Tổng 60 100,0

( Nguồn: Số liệu điều tra 2016) 2.3.2 Khối lượng , thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Khối lượng CTRSH hằng ngày của mỗi hộ gia đình trong tổng số 60 hộ được điều tra có sự khác biệt do phụ thuộc vào nghề nghiệp, thu nhập cũng như điều kiện sinh hoạt của từng hộ. Thông thường những gia đình buôn bán, kinh doanh,nông dân thì khối lượng chất thải có thể nhiều hơn những gia đình công nhân viên chức, gia đình không kinh doanh, buôn bán.Sự khác biệt về khối lượng CTRSH của mỗi gia đình được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 10: Khối lượng CTRSH phát sinh hằng ngày

Khối lượng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

< 1kg 18 30

1-2kg 29 48,3

2-3 kg 11 18,3

>3 kg 2 3,3

Tổng 60 100,0

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016) Trong 60 hộ gia đình điều tra trên địa bàn phường Tứ Hạ, khối lượng CTRSH trung bình hàng ngày của mỗi gia đình chủ yếu là 1 – 2 kg/ngày, có 29 hộ và chiếm 48,3%. Các hộ gia đình có khối lượng CTRSH dưới 1kg/ngày là có 18 hộ, chủ yếu là những hộ làm công nhân viên chức,làm nghề nông hay không có hoạt động kinh

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

doanh,buôn bán, chiếm 30%; Lượng CTRSH hằng ngày 2 – 3kg là có 11 hộ chiếm 18,3%; còn lượng CTRSH lớn hơn 3kg/ngày chỉ có 2 hộ, chiếm 3,3%. Sự khác biệt này chính là do sự khác nhau về công việc và thu nhập bình quân hàng tháng giữa các hộ.

2.3.3 Tình hình phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ điều tra Việc phân loại CTRSH tại nguồn mang lại lợi ích rất lớn giúp cho việc thu gom dễ hơn, tái sử dụng và tái chế lại những loại CTRSH có thể sử dụng được. Phân loại CTRSH tại nguồn sẽ tiết kiệm được ngân sách trong việc thu gom, xử lý, giảm diện tích bãi rác đồng thời giảm ô nhiễm môi trường không khí, môi trường đất và nước ngầm, việc làm phân bón hữu cơ sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm nguồn tài nguyên, chi phí khai thác nhiên liệu. Ngoài ra, phân loại CTRSH tại nguồn phát sinh là một giải pháp hữu hiệu làm tăng hiệu quả kinh tế của phân loại CTRSH, giúp cho việc quản lý CTRSH tốt hơn, hạn chế sự ô nhiễm môi trường do CTRSH, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Bảng 11: Tình hình phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ(%)

1. Có sử dụng dụng cụ chứa CTR 40 66,7

2. Phân loại CTR trước khi xử lý 35 58,3

3. Hình thức xử lý CTR

- Để vào thùng rác công cộng

- Để trước nhà để công nhân vệ sinh thu gom - Đào hố chôn, đốt

- Cách thức xử lý khác

28 26 0 6

46,7 43,3 0 10,0

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016) Qua bảng 11 chúng ta có thể thấy, mặc dù đời sống phát triển nhưng nhiều hộ gia đình vẫn chưa quan tâm đến vấn đề phân loại CTRSH, chưa có đầy đủ vật dụng chứa chất thải rắn sinh hoạt và việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt trước khi giao cho tổ công tác thu gom thì chưa được thực hiện nhiều, do một số hộ gia đình vẫn chưa có nhiều điều kiện thực hiện hoặc họ cũng không quan trọng việc phân loại CTRSH này.

37

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Trong việc xử lý CTRSH, không có một gia đình nào xử lý bằng cách đào hố chôn, đốt CTRSH trong khu vực nhà như ngày xưa vẫn hay làm, mà hai hình thức xử lý chính đó là để chất thải vào thùng rác công cộng để tổ vệ sinh thu gom chiếm 46,7%

và hình thức xử lý để trước nhà để công nhân vệ sinh đến thu gom chiếm 43,3%.

Ngoài 2 hình thức xử lý chính trên thì các hộ còn cho rằng còn có hình thức xử lý khác như ủ CTRSH hữu cơ để làm phân bón...chiếm 10,0%. Người dân ở phường thường chủ yếu tham gia vào công việc phân loại và thu gom CTRSH của gia đình còn công việc xử lý CTRSH sau đó là nhiệm vụ của chính quyền và cơ quan có trách nhiệm của phường.

Qua quá trình tiến hành điều tra phỏng vấn 60 hộ gia đình sống trên địa bàn phường Tứ Hạ, tôi nhận thấy rằng một số hộ gia đình vẫn chưa hiểu được tác hại của CTRSH và chưa thấy được tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH trước khi xử lý cụ thể theo 5 mức độ quan trọng cho việc phân loại thì có 29 hộ( chiếm 48,3%) đánh giá việc phân loại là rất quan trọng ; 13 hộ ( chiếm 21,7%) tiếp theo cho rằng việc phân loại là quan trọng; có 13 hộ được điều tra cho rằng việc phân loại CTRSH trước khi xử lý là ở mức độ bình thường có nghĩa đối với họ là phân loại cũng được mà không phân loại cũng được; bên cạnh đó còn một số ít hộ gia đình cho rằng việc phân loại CTRSH không quan trọng, không ảnh hưởng gì chiếm 8,3%, được thể hiện sau:

Bảng 12: Đánh giá của hộ về tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH trước khi xử lý.

Đánh giá việc phân loại CTRSH Số hộ (%) Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng 29 48,3

Quan trọng 13 21,7

Bình thường 13 21,7

Không quan trọng 5 8,3

Rất không quan trọng 0 0

Tổng 60 100,0

( Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Mặc dù hiểu được mức quan trọng việc phân loại CTRSH, một số hộ gia đình đã phân loại CTRSH trước khi xử lý, nhưng việc phân loại CTRSH của các hộ vẫn gặp khó khăn bởi các hạn chế sau:

Biểu đồ 1: Hạn chế trong phân loại CTRSH của các hộ điều tra

Kết quả điều tra cho thấy, dù đã phân loại hay chưa phân loại CTRSH trước khi xử lý thì các hộ điều tra vẫn gặp những hạn chế trong quá trình phân loại CTRSH như:

Có 20 hộ ( chiếm 33,3%) cho rằng hạn chế trong việc phân loại CTRSH là tốn nhiều thời gian của hộ, hạn chế tiếp theo chiếm 31,7% được các hộ cho rằng là do không nắm rõ kiến thức chuyên môn để phân loại CTRSH theo tiêu chí nào, hạn chế về thiếu dụng cụ phân loại chiếm 13,3% và 21,7% trong 60 hộ được điều tra cho rằng việc phân loại gặp các hạn chế khác như ý thức tầm quan trọng của việc phân loại CTRSH chưa cao, địa phương chưa có quản lý việc phân loại CTRSH.

Và nếu như việc phân loại CTRSH tại nguồn của các hộ gia đình vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và có kiểm soát của cơ quan quản lý thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bộ phận xử lý CTRSH, giảm hiệu quả kinh tế trong việc xử lý CTRSH của địa phương.

2.3.4 Đánh giá công tác thu gom của địa bàn phường của các hộ điều tra Theo điều tra từ các hộ thì với tần suất thu gom RTSH 2 ngày/lần vào lúc 9 giờ của tổ vệ sinh trên địa bàn phường, mức phí hàng tháng cần phải trả của mỗi hộ là 15 nghìn đồng, thì có 11 hộ cho rằng mức phí như vậy là cao, chiếm 18,3%, vì họ cho 39

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

rằng số tiền họ phải trả cao hơn với lượng CTRSH phát sinh hằng ngày họ thải ra, 43 hộ( chiếm 71,7%) cho rằng mức phí như vậy là phù hợp đối với họ vì họ nghĩ mức phí như vậy thỏa đáng với lượng CTRSH họ thải ra hằng ngày, và có 6 hộ ( chiếm 10%) cho rằng mức phí như vậy còn thấp vì các hộ này chủ yếu là hộ buôn bán, dịch vụ, lượng chất thải họ thải ra hằng ngày cao nhưng với mức phí thu gom 15 nghìn đồng thì họ nghĩ sẽ thấp đối với công thu gom của công nhân vệ sinh.

Biểu đồ 2: Đánh giá của hộ về mức phí thu gom

Vấn đề môi trường từ lâu đã là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các cơ quan quản lý môi trường cũng như hầu hết mọi người dân trong phường Tứ Hạ, đã có rất nhiều các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Tuy nhiên những hoạt động đó chưa hoàn toàn mang lại kết quả tốt, vấn đề về hướng dẫn người dân cách phân loại, thu gom và xử lý CTRSH vẫn còn rất ít được chú trọng thậm chí có nơi hoàn toàn không có. Do đó, vấn đề về nâng cao công tác vận động hướng dẫn người dân phân loại, xử lý CTRSH đang là nhu cầu cần thiết trong công tác BVMT của phường.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

2.3.5 Đánh giá của hộ dân về hiệu quả mô hình công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường Tứ Hạ

Bảng 13: Đánh giá công tác thu gom và xử lý CTRSH của phường Tứ Hạ Đánh giá công tác thu gom và xử lý CTRSH của Phường Số hộ (Hộ) Tỷ lệ (%)

Tốt 46 76,7

Bình thường 14 23,3

Kém 0 0

Tổng 60 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2016) Với tần suất thu gom 2 ngày/lần vào lúc 9 giờ sáng , mức phí thu gom của mỗi hộ gia đình phải nộp là 15.000đ/tháng và hình thức xử lý bằng phương pháp chôn lấp của ban chính quyền phường thì qua cuộc khảo sát ý kiến của hộ điều tra, nhận thấy công tác thu gom và xử lý CTRSH của phường là khá tốt, có 46 ý kiến đánh giá công tác của phường trong thu gom và xử lý CTRSH tốt, còn 14 ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường, không có ai cho rằng công tác vẫn còn kém.Mặc dù còn nhiều điểm còn tồn tại nhưng chung quy lại, phường đã làm tốt nhiệm vụ của mình. Thực hiện thu gom và xử lý lượng CTRSH hằng ngày một cách triệt để, không tồn đọng gây ảnh hưởng môi trường.

Tóm lại, CTRSH đang ngày càng nhiều về số lượng và đa dạng về thành phần, tính chất; là hiểm họa đối với con người và nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là vấn đề bức xúc trong giai đoạn công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay, từ đó làm thế nào để quản lý và xử lý CTRSH một cách hợp lý, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn cho sức khỏe cộng đồng là mục tiêu của các cấp chính quyền. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả công tác thu gom và xử lý CTRSH, cần phải thực hiện đồng bộ từ phân loại từ các hộ gia đình đến khâu thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH của chính quyền phường Tứ Hạ. Đây là công việc rất khó khăn, cần phối hợp từ người dân đến chính quyền nhằm tuyên truyền rộng rãi để nhân dân có thể hiểu và thực hiện.

Qua cuộc khảo sát các tổ dân phố trên địa bàn phường cho thấy: Địa bàn phường có tổ chức một số chương trình vận động người dân tham gia vào giữ gìn vệ

41

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

sinh hay giúp cho người dân ý thức hơn về BVMT như: Tổ chức các buổi tổng dọn vệ sinh khu phố trước các ngày lễ quan trọng, các đoàn thể như hội nông dân, đoàn thanh niên ... tổ chức định kỳ các buổi dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm,...Tình hình tham gia các chương trình dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ môi trường của các hộ dân ở phường Tứ Hạ là rất tốt, có 45 hộ (chiếm 75.0%) trong 60 hộ cho rằng họ thường xuyên tham gia các chương trình như vậy còn 15 hộ ( chiếm 25.0%) cho rằng họ ít tham gia vào các chương trình này vì do công việc của ho nên họ không có thời gian tham gia được. Tuy nhiên đây cũng là tín hiệu vui cho công cuộc bảo vệ môi trường vì người dân đã có ý thức tham gia vào việc giữ gìn vệ sinh, có thể từ những buổi dọn dẹp vệ sinh này mà mọi người dân càng có ý thức hơn trong các hành vi hằng ngày, hạn chế tối thiểu các tác động xấu đến môi trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)