Đề xuất một số giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 63)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC PHÂN LOẠI, THU GOM VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI PHƯỜNG TỨ HẠ, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ

3.2 Đề xuất một số giải pháp

Cấp Thị xã

Chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ tới cấp phường triển khai có hiệu quả các mô hình thu gom, xử lý chất thải rắn.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường trên địa bàn các phường để người dân hiểu được quyền lợi và trách nhiệm để cùng tham gia trong công tác quản lý CTRSH tại địa phương; tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật nhận biết và phân loại CTRSH tại nguồn cho tổ thu gom và người dân địa phương.

Xem xét hỗ trợ bù đắp phần thiếu hụt cho địa phương trong khoảng những năm triển khai thực hiện phương án vì có thể việc thu gom và thu phí các hộ gia đình chưa đạt được chỉ tiêu.

Cấp phường

Ban hành quy chế tổ chức hoạt động của tổ thu gom.

Xem xét kế hoạch hoạt động của tổ thu gom; tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và quản lý tổ thu gom hoạt động hiệu quả.

Định kỳ hằng quý, năm có sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện công tác BVMT trên địa bàn xã và có các giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Truyền thông, vận động để người dân, tổ chức trên địa bàn nhận thấy được ý nghĩa của việc phân loại, thu gom và xử lý CTRSH đảm bảo vệ sinh môi trường; Giao Đài phát thanh của phường phát thanh bài tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường, phân loại CTRSH tại nguồn.

Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân trên địa bàn về bảo vệ môi trường.

Bổ sung tiêu chí bảo vệ môi trường vào đánh giá bình chọn gia đình, tổ dân phố văn hóa.

Phối hợp chặt chẽ với đơn vị dịch vụ vệ sinh môi trường trong vận chuyển CTRSH về bãi chôn lấp.

Các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể của xã/thị trấn

Mặt trận tổ quốc, Đoàn thành niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh,… phối hợp với UBND phường tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các qui định về vệ sinh môi trường và quản lý CTRSH nông thôn.

Các tổ trưởng Tổ dân phố

Xây dựng hương ước, quy ước trong đó có quy định về quản lý CTRSH.

47

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Phối hợp với tổ thu gom trong quá trình thực hiện; phổ biến các qui định về quản lý CTRSH nông thôn của phường đến các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn quản lý.

Tham gia giám sát việc thực hiện qui định quản lý CTRSH của các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức đơn vị thuộc địa bàn mình quản lý, thông báo kịp thời với cơ quan chức năng các vi phạm hành chính về quản lý CTRSH trên địa bàn.

Trách nhiệm của Tổ thu gom

Hằng năm, phải lập kế hoạch hoạt động của tổ thu gom trình lên UBND phường xem xét.

Chủ động, tích cực thực hiện công tác thu gom và vận chuyển CTRSH theo đúng lịch trình đã thống nhất.

Hướng dẫn người dân nhận biết và phân loại CTRSH.

Lập kế hoạch dự phòng cho việc thu gom CTRSH trong mùa mưa bão.

Phối hợp chặt chẽ với các trưởng thôn trong việc thu tiền phí vệ sinh.

Các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Tích cực tham gia phân loại CTRSH tại nguồn và xử lý CTRSH tại hộ gia đình theo hướng dẫn của các tuyên truyền viên và tổ thu gom.

Xác súc vật chết do dịch bệnh phải được để riêng và báo cơ quan thú y và tổ thu gom để thu gom riêng.

Tham gia bỏ rác đúng quy định; nộp đầy đủ và đúng hạn phí vệ sinh theo quy định.

Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư

Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với CTRSH trong hương ước, quy ước và các qui định quản lý, xử lý CTRSH do UBND tỉnh, thị xã, phường ban hành.

3.2.2 Giải pháp áp dụng công cụ pháp lý

Công cụ pháp lý là các biện pháp mang tính pháp lý như luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn và các văn bản pháp quy khác do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động phát triển của các cá nhân, doanh nghiệp, các cấp, địa phương sao cho phù hợp với mục đích BVMT, bảo đảm cân bằng sinh thái.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Ở phường Tứ Hạ, tuy nhận thức về môi trường đã được nâng cao nhưng thói quen xả rác bừa bãi vẫn còn nhiều. Trước những vấn đề đó, cần áp dụng công cụ pháp lý để làm thay đổi thái độ người dân, buộc họ phải tham gia vào công tác BVMT. Đối với các hành vi xả rác bừa bãi ra đường cũng cần có những biện pháp cứng rắn như mức phạt nặng nề về tài chính để thay đổi thói quen xấu. Xử lý kiên quyết các hộ gia đình, cá nhân xả thải các loại chất gây ô nhiễm môi trường cũng như cần có các chế tài, đề ra mức phạt cụ thể đối với những hộ gia đình không chấp hành theo đúng quy định.

3.2.3 Giải pháp về kỹ thuật

3.2.3.1 Xây dựng giải pháp phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

Công đoạn phân loại CTRSH nguồn là công việc hết sức cần thiết vì nó không những tiết kiệm được nguyên vật liệu ( đối với các loại chất thải có thể tái sinh được) mà còn giảm chi phí, nâng cao hiệu quả xử lý. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn hầu như chưa được các hộ dân thực hiện đầy đủ mà nguyên nhân chính theo tìm hiểu là do người dân chưa có đủ kiến thức để biết cách phân loại CTRSH như thế nào và do ý thức của người dân về tầm quan trọng của phân loại CTRSH chưa cao. Tuy nhiên đây là biện pháp cần thiết, chắc chắn sẽ được thực hiện trong tương lai nên tôi đề xuất việc phân loại CTRSH tại nguồn ở phường Tứ Hạ như sau:

Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền về việc phân loại CTRSH tại nguồn phải được chú trọng hàng đầu. Việc đào tạo, tập huấn tuyên truyền nhằm mục đích thay đổi thói quen bỏ rác xưa nay của người dân, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường - một công việc đòi hỏi tính kiên trì và lâu dài; đồng thời phải hướng dẫn cho người dân với cách bỏ CTRSH mới; phân tích những lợi ích mà việc phân loại đem lại cho chính họ và xã hội.

Tại các hộ gia đình, có thể tiến hành phân làm 2 loại và trang bị hai thùng rác có màu sắc khác nhau. Một loại để chứa các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy(rau, củ, quả, thức ăn thừa....), một loại khác chứa các loại chất thải vô cơ( giấy, vỏ lon, túi nilon, bìa, kim loại, sành, sứ...) có thể bán ve chai hoặc tái chế. Sau khi chứa CTRSH vào những dụng cụ trên, người dân sẽ đem đổ rác dễ phân hủy 1 lần/ngày để tránh bốc mùi trong

49

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

nhà, loại còn lại có thể bán đi. Phương án thu gom đối với phương án này có thể là dùng xe 2 ngăn để thu gom, một ngăn chứa chất thải hữu cơ, một ngăn chứa chất thải vô cơ.

Đối với CTR tại các chợ thì công tác phân loại gặp phải nhiều khó khăn hơn, do lượng chất thải rất đa dạng. Tuy nhiên, người thu gom cần phải cố gắng khắc phục khó khăn và tiến hành phân loại CTRSH như đối với các hộ gia đình.

Để công tác phân loại CTRSH đạt hiệu quả cần:

+ Tuyên truyền sâu rộng, tập huấn bài bản và thực hiện thí điểm.

+ Tích hợp với các hoạt động thường xuyên của khối, tổ, xóm…

+ Có quy chế ràng buộc trách nhiệm của từng hộ gia đình.

+ Thiết bị kỹ thuật đáp ứng.

3.2.3.2 Xây dựng giải pháp về thu gom

Hiện tại công tác thu gom và vận chuyển CTRSH về cơ bản đáp ứng được việc vận chuyển tải chất thải ra khỏi khu vực dân cư ở trong phường. Tuy nhiên đề đảm bảo thu gom triệt để, rác sau khi phát sinh phải được chuyển ra khỏi địa bàn phường trong thời gian ngắn nhất, cần phải củng cố lại hệ thống thu gom ngay từ khâu phát sinh chất thải, chứa chất thải tạm thời, đến khâu thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý.

Thu gom hết lượng CTRSH phát sinh và thu gom CTRSH từ gốc là nguyên lý mà các nơi đang cố gắng thực hiện. Các hộ gia đình, cơ quan, các chợ...phải tự tổ chức gom CTRSH vào thùng chứa, điểm chứa để công nhân vệ sinh đến lấy đi tránh gây cản trở cho hoạt động thu gom.

Ngoài ra, cần tăng cường trang thiết bị vận chuyển vì như tôi đã tìm hiểu ở phường thì trang thiết bị phục vụ cho công tác thu gom và vận chuyển CTRSH còn thiếu và không đúng quy định.

3.2.3.3 Xây dựng giải pháp về xử lý

Hiện tại phường đang đảm nhiệm thu gom CTRSH của toàn bộ phường và xử lý tại bãi chôn lấp CTR tại chân núi Thế Đại phường Hương Vân.Tuy nhiên bãi chôn lấp CTR do thiết kế trước đây chưa đảm bảo nên việc xe đổ CTRSH chỉ đổ được trên lòng hồ, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh khu vực núi Thế Đại. Vì vậy, phường cần đầu tư sửa chữa và xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh hơn để công tác xử lý được hiệu quả.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

3.2.4 Giải pháp công cụ kinh tế: Sử dụng công cụ phí vệ sinh môi trường Công cụ kinh tế được xem là công cụ điều hành linh hoạt trong bảo vệ môi trường , đã và đang ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Công cụ nay được áp dụng dựa trên nguyên tắc cơ bản đã được quốc tế thừa nhận là ”người gây ô nhiễm phải trả tiền”

(PPP) và ” nguyên tắc người hưởng thụ phải trả tiền” (BPP).

Hiện nay về mức thu lệ phí CTR tại phường Tứ Hạ căn cứ theo: Căn cứ Quyết định số: 34/2013/QĐ – UBND ngày 30/8/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Có thể sử dụng phí vệ sinh môi trường để khuyến khích người dân phân loại CTRSH tại nguồn. Đối với những CTRSH có thể tái sinh như giấy, bìa, kim loại, chai lọ thì có thể để riêng ra loại túi khác. Kích thước, màu sắc các loại túi cần quy định rõ để phân biệt túi đựng CTRSH khác nhau. Với biện pháp này có thể khiến các gia đình hạn chế lượng CTRSH, tân dụng tối đa mọi vật chất. Hơn nữa với biện pháp này có thể tăng thêm nguồn thu vào bù đắp chi phí bỏ ra. Nếu thực hiện biện pháp này cũng có thể lôi kéo các thành phần kinh tế tham gia vào công tác thu gom, xử lý do phần thu vào cho hoạt động được đảm bảo hơn.

3.2.5 Giải pháp tuyên truyền , nâng cao nhận thức người dân

Hoạt động tuyên truyền giáo dục cộng đồng về quản lý rác thải nhằm mục tiêu tăng cường hiểu biết, nhận thức của người dân trong việc quản lý CTRSH vùng nông thôn, nhằm tạo thói quen tiết kiệm, tận dụng và tái sinh chất thải để lượng CTRSH thải vào môi trường là ít nhất.

Đại diện UBND phường, trưởng Tổ dân phố, mặt trận Tổ Quốc, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội phụ nữ thực hiện tuyên truyền vận động.Chuyên gia tư vấn: hướng dẫn nội dung, hình thức tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn các buổi tập huấn.

Nội dung giáo dục

Chỉ rõ các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy, chất thải tái chế, chất thải khó phân hủy, cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.

51

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Tác hại của việc vứt bỏ bừa bãi CTRSH chưa được xử lý ra đường làng ngõ xóm, kênh mương tới sức khỏe cộng đồng, cảnh quan, môi trường.

Các điểm chính về luật BVMT, các qui định về phân loại và lịch thu gom CTRSH, các qui định về xử phạt hành chính, trách nhiệm của cộng đồng, qui định về phí thu gom CTRSH

Việc tuyên truyền giáo dục cần nhấn mạnh đối với các hộ gia đình không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn nước mặt. Các chất thải ở dạng bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất đã hết hạn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải được lưu giữ trong các túi riêng và tạp kết ra các bể chứa CTR nguy hại đồng ruộng.

Cách thức truyền thông

Dán các pano, áp phích, băng rôn trên các trục đường chính, các điểm tập trung dân cư tuyên truyền thực hiện qui định về quản lý CTRSH, tác hại của việc thải bừa bãi CTRSH ra đường làng, ngõ xóm.

Tổ chức diễu hành tuyên truyền về quản lý CTRSH trong các tổ dân phố, các cơ quan nhà nước, trường học...

Phổ biến các qui định về quản lý CTRSH thường xuyên trên đài phát thanh đến từng Tổ dân phố.

Phát tờ rơi đến các hộ gia đình.

Tổ chức hội nghị, hội thao, hội thi, tập huấn,...về chủ đề BVMT

Công tác tập huấn

Tập huấn, hướng dẫn dân cư và trưởng Tổ dân phố về kỹ thuật phân loại CTRSH tại nguồn, thu gom, xử lý chất thải hữu cơ dễ phân hủy thành phân compost tại hộ gia đình.

Tập huấn, hướng dẫn các nhân viên thu gom về kỹ thuật phân loại CTRSH, thu gom, vận chuyển.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Thực trạng phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)