CHƯƠNG IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỔN ĐỊNH, ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO XE VÀ HỆ THỐNG PHANH
4.3. Giải pháp về kỹ năng vận hành của lái xe
Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng phát triển, cùng với đó là sự gia tăng của các phương tiện giao thông nói chung và ôtô nói riêng, vì thế hiện nay lái xe ô tô trên các địa bàn từ thành phố, các vùng nông thôn, kể cả vùng nông thôn miền núi cũng là một công việc ngày càng khó khăn, phức tạp có thể tiềm ẩn những va chạm rủi ro. Vì vậy người lái xe luôn phải có kiến thức và kỹ năng vững vàng, xử lý lý linh hoạt trong quá trình điều khiển xe trên mọi cung đường, đặc biệt cần phải có những kỹ năng điều khiển tay lái kết hợp với điều khiển số truyền, điều khiển chân ga, điều khiển phanh để giảm tốc độ dừng xe từ từ, dừng xe đột ngột…. Tùy thuộc vào quỹ đạo và chất lượng mặt đường, mật độ người và phương tiện tham gia giao thông và chướng ngại vật đột xuất (nếu có) để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, tài sản và giúp cho hoạt động vận tải đạt được hiệu quả cao. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài liên quan đến lực cản, lực kéo dư, sự phanh và tính ổn định để đảm bảo an toàn người lái xe cần phải có những kỹ năng vận hành xe như sau:
Về phương diện an toàn giao thông:
- Cần tuyên truyền mọi người nghiêm chỉnh thực hiện luật giao thông đường bộ và Xử lý nghiêm minh các sai phạm của lái xe và chủ các phương tiện vận chuyển theo quy định hiện hành nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông để giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông đường bộ.
- Tiếp tục nâng cao quản lý đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở, trung tâm đào tạo lái xe, quản lý sử dụng và sửa chữa xe ô tô. Thông qua đổi mới chương trình đào tạo và đầu tư cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo, dậy nghê…
- Kiểm tra, giám sát, thanh tra nghiêm túc kịp thời theo luật giao thông đường bộ hiện hành, trên tất cả các tuyến đường, đối với mọi phương tiện vận chuyển.
- Phải nắm vững các quy định của pháp luật giao thông đường bộ và hệ thống biển báo hiệu đường bộ Việt Nam, trách nghiệm của người lái xe trong việc tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Về phương diện kỹ thuật và kỹ năng lái xe:
Theo nội dung của đề tài nghiên cứu có liên quan đến lực cản, lực kéo và lực phanh xe chúng ta cần chú ý các giải pháp căn cơ sau:
- Hiểu rõ cấu tạo, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của các hệ thống, bộ phận cấu thành ô tô nói chung và hệ thống lái, hệ thống phanh nói riêng.
- Nắm được yêu cầu kỹ thuật của công tác kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên hàng ngày, chế độ bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra điều chỉnh và sửa chữa được các hư hỏng thông thường của các hệ thống nói riêng và ôtô nói chung trong quá trình quản lý, vận hành xe.
- Hiểu rõ cách thức bốc xếp hàng hóa khi chuyên chở để đảm bảo khối hàng có trọng tâm thấp nhất, giảm lực cản của không khí, xe và hàng ổn định, giảm thiểu lực va đập và lực quán tính… trong quá trình vận tải (như nội dung cụ thể trong phần trên đã trình bày).
- Khi muốn vượt qua các xe phía trước cần ngoài việc phải quan sát đoạn đường phía trước có tầm thoáng, không có xe ngược chiều và chướng ngại vật, người lái phải báo hiệu xin vượt theo quy định… thì điều quan trọng liên quan đến lực cản và tốc độ của xe mà lái xe phải xử lý theo hai trường hợp liên quan đến công suất và lực kéo dư của xe đó là:
Trường hợp thứ nhất: Vẫn cho xe chạy ở số truyền hiện tại, chỉ cần tăng ga để xe tăng tốc độ khi người lái cảm nhận được (qua tiếng động cơ, tốc độ xe) xe đang có công suất dư, lực kéo dư đủ để tăng tốc độ để có thể vượt qua tốc độ của xe phía trước an toàn.
Trường hợp thư hai: người lái cảm nhận động cơ yếu (tiếng máy nổ chậm không thanh giòn), xe đang có công suất dư, lực kéo dư không đủ để tăng tốc vượt qua xe phía trước. Vậy người lái phải về số thấp hơn kế tiếp (hay số thấp hơn nữa) để công suất động cơ tăng lên và có công suất dư, lực kéo dư của xe tăng lên, lớn hơn rất hơn nhiều công suất cản của mặt đường, cùng lúc đó ta tăng ga thì vận tốc của xe sẽ tăng lên rất nhanh và đủ để vượt được xe phía trước.
- Lực ly tâm của xe khi chuyển động trên đường vòng rất lớn vì vậy cần giảm vận tốc của xe khi vào những đoạn đường cong có bản kính nhỏ bằng cách nhỏ ga và rà phanh.
- Khi lái xe di chuyển trên cung đường có nhiều đoạn cong liên tiếp ngược chiều nhau, nếu đường rộng và tầm nhìn đảm bảo an toàn người lái có thể điều khiển xe theo hướng theo hướng tiệm cận với hướng đi thẳng (“ lái xe cắt cua”,
“không lái xe đánh võng”) để giảm lực quán tính ly tâm giúp xe không bị lật, không đảo liệng, hạn chế bớt lực phanh mà vẫn an toàn.
- Khi lái xe trên các đoạn đường có độ dốc dọc, độ dốc ngang lớn, đường lồi lõm (đường xóc), gặp gió to… xe dễ mất ổn định có thể bị lật đổ, bị trượt vì thế người lái phải giảm tốc độ kịp thời để giảm các lực cản không khí, lực quán tính xô đẩy hàng hóa và có thể làm hư hỏng các chi tiết của xe...
- Phải làm chủ tốc độ xe, giữ khoảng cách quy định, biết phán đoán và chủ động tiếp nhận các diễn biến và xử lý các tình huống chướng ngại vật gặp phải trên đường. Giảm tốc độ hợp lý bằng nhỏ ga, rà phanh.
- Cần có cảm giác tốt về mặt đường để tác dụng lên bàn đạp phanh một lực phù hợp (lực đạp phanh tỷ lệ với độ bám của mặt đường) tránh hiện tượng khi phanh gấp bánh xe bị trượt rê do lực phanh lớn hơn lực bám của bánh xe với mặt đường. Khi xe chở vật nặng, vận tốc lớn nếu phanh gấp sẽ gây ra lực quán tính rất
lớn có thể làm lật xe (xe chạy với vận tốc lớn chở nặng, conterner, vào đường vòng bán kính quay vòng nhỏ) vì vậy bán kính đường cong càng nhỏ thì càng phải phanh hay về số thấp để giảm tốc độ của xe.
- Xe chở càng nặng nếu phải xuống dốc thì dốc cáng cao người lái càng phải về số thấp, nhả côn nhỏ ga hết cỡ để sử dụng phanh bằng động cơ (phanh số) hỗ trợ cho việc phanh chân tránh dốc cao, dài dùng phanh lâu sẽ nóng đỏ trống phanh trơ má phanh rất nguy hiểm.
- Kiểm tra chăm sóc hệ thống phanh hàng ngày, (đổ them dầu phanh nếu thiếu, kiểm tra các mối lắp ráp hệ thống phanh, má phanh…), bảo dưỡng định kỳ theo quy định để đảm bảo hệ thống phanh hoạt động tin cậy, đạt hiệu quả phanh cao và đồng đều trên các bánh xe. Tránh để má phanh dính dầu mỡ bôi trơn.
Không để xảy ra hiện tượng phanh bị bó nếu như hệ thống phanh của xe không phải là hệ thống phanh ABS.
- Lực tác dụng lên bàn đạp phanh của người lái phải tỷ lệ theo lực phanh mong muốn ở bánh xe và cường độ dừng xe (muốn giảm tốc độ đạp phanh nhẹ - rà phanh, muốn dừng xe gấp đạp phanh mạnh).
- Khi buộc phải dừng xe gấp, đồng thời với đạp phanh chúng ta về số 0 để loại bỏ momen quán tính của các chi tiết chuyển động quay của các bộ phận như:
Bánh đà, côn, hộp số, các đăng, … để xe dừng nhanh hơn (vì momen trị số momen quán tính này rất lớn).
- Khi dừng xe phải kéo phải kéo phanh tay, khi đỗ xe tránh đỗ các vị trí có độ dốc đặc biệt là khi xe có tải nặng đường có độ dốc lớn, trường hợp bất khả kháng khi đỗ xe phải có vật chèn bánh theo quy định.
CHƯƠNG V