Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ương cá Chình con từ cỡ 1.00con kg lên cá Chình giống cỡ 20 đến 50con kg tại Quảng Trị (Trang 28 - 62)

Cá Chình có tên khoa học là Anguilla. Đây là loài thủy đặc sản quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, hàm lượng protit của cá Chình cao hơn thịt bò, thịt lợn và trứng gà. Đặc biệt là hàm lượng vitamin rất cao, ở Trung Quốc cá Chìnhđược coi là "nhân sâm dưới nước".

Trên thế giới hiện nay có 03 nước phát triển nghề nuôi cá Chình mạnh nhất là Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc.

Nhật Bản là nước nuôi cá Chình từ rất lâu (1879), sản lượng đạt khá cao: năm 1980 sản lượng đạt 26.700tấn. Nhưng do nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhật Bản rất lớn nên sản lượng nuôi trồng và khai thác trong nước không đủ cho tiêu dùng. Năm 1995, Nhật Bản phải nhập khẩu 27.530tấn; năm 1996 nhập khẩu 117.000tấn và năm 2007 nhập khẩu gần 200.000tấn

Đài Loan bắt đầu nuôi thực nghiệm cá Chình từ năm 1926. Năm 1972 kim ngạch xuất khẩu cá Chình của Đài Loan sang Nhật Bản đạt giá trị 30 triệu USD. Năm 1980 diện tích nuôi cá Chình của Đài Loan là 1.058 ha; sản lượng đạt 30.000tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 180triệu USD.

Trung Quốc bắt đầu nuôi cá Chình từ những năm đầu của thập kỷ 70. Năm 1995 xuất khẩu 5.200tấn cá sống trị giá 5,5triệu USD; 1.450 tấn cá đông lạnh trị giá 4,5triệu; 2.700 tấn cá Chình hun khói trị giá 0,75triệu USD. Sản lượng cá Chình hiện nay tại Trung Quốc năm 2006 đạt khoảng 163.000tấn trị giá 3,1tỉ USD (nguồn : Những điều cần biết khi nuôi cá Chình - Trung tâm khuyến ngư Quốc gia - NXB Nông nghiệp- 2006)

Chính vìđiều này mà nhiều nước trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu theo hướng điều khiển sinh sản giống cá Chình và sản xuất giống cá Chình nhân tạo. Tuy nhiên cho đến nay, trên thế giới chưa có nước nào nghiên cứu sản xuất thành công giống cá Chình nhân tạo. Ngành kinh tế nuôi cá Chình thương phẩm hiện nay trên thế giới chủ yếu vẫn sử dụng nguồn cá Chình thu vớt đánh bắt trong tự nhiên.

Hiện nay có 3 phương pháp khai thác cá Chình con ngoài tự nhiên là:

- Dùng đèn tập trung cá theo tập tính hướng quang của nó vào ban đêm rồi dùng vợt để vớt;

- Dùng 2 thuyền lưới vây để vây cá ở cửa sông ven biển rồi phân loại giữ lại cá Chình con còn cá khác thì loại bỏ.

2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Cá Chìnhở nước ta phân bổ chủ yếu ở các vùng biển, cửa sông, các đầm hồ, sông suối nước ngọt từ Hà Tỉnh đến Vũng Tàu, Tây Nguyên và đảo Phú Quốc. Tuy nhiên vùng có sản lượng nhiều là từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa

Trước đây sản lượng cá Chình chủ yếu được khai thác từ tự nhiên. Mùa vụ khai thác tập trung vào tháng 10, tháng 11 và tháng 12 hàng năm là thời điểm cá Chình trưởng thành di cư ra biển để đẻ trứng. Sản lượng khai thác ở một số tỉnh miền Trung như sau: Quảng Bình 1.200tấn (1992), 1.350 tấn (1993); Quảng Trị: 1.300tấn (1992), 1.750 tấn (1993); Thừa Thiên Huế: 2.500tấn (1992), 2.433 tấn (1993)

Những năm gần đây do giá trị kinh tế cao, việc khai thác cá Chình trong tự nhiên phát triển mạnh, đặc biệt việc dùng xung điện để khai thác đã làm sản lượng cá Chình trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng.

Để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng và phát triển kinh tế, hiện nay phong trào nuôi cá Chình phát triển mạnh ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Có 3 hình thức nuôi cá Chình là nuôi trong bể ximăng; nuôi trong ao đất và nuôi lồng trên sông hồ.

Ở các tỉnh miền Nam, hình thức nuôi phổ biến là nuôi trong ao đất. Tại xã Tân Thành, Thành phố Cà Mau có đến 60% hộ dân chuyển từ nuôi tôm sang nuôi cá Chình ghép với cá bống tượng trong đó có 50% số hộ có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm, điển hình có hộ ông Huỳnh Văn Khải ở ấp 3 - xã Tân Thành - TP Cà Mau nuôi ghép cá Chình với cá Bống tượng trên ao đất hàng năm thu lãi ròng trên 1 tỷ đồng. Tại xã Phú Hội – huyện An Phú – tỉnh An Giang có hộ ông Võ Văn Linh hàng năm nuôi trên 20.000con cá Chình giống, cá xuất bán có con đạt tới 10-15kg/con thu lãi hàng năm trên 01 tỉ đồng.

Ở các tỉnh miền Trung hình thức nuôi chủ yếu là nuôi trong lồng. Khu vực Cồn Hến – tỉnh Thừa Thiên Huế có đến 800 lồng nuôi cá Chình, mỗi lồng có diện tích từ 5 -10m3, thu lợi nhuận từ 15-20triệu đồng/lồng. Tại Quảng Trị nghề nuôi cá Chình lồng phát triển mạnh tại xã

chích điện, câu, đánh bắt bằng hóa chất làm tổn thương cá nên chất lượng con giống kém, hay bị bệnh, hao hụt nhiều. Mặt khác, cá Chình con khai thác tại các vùng cửa sông thường có kích thước bé, nếu thả trực tiếp vào ao nuôi thương phẩm thì rất khó chăm sóc, quản lý dẫn đến tỉ lệ sống thấp ( TB %).

Để giải quyết nhu cầu con giống trong thời điểm chưa nghiên cứu sản xuất được giống cá Chình bằng biện pháp cho sinh sản nhân tạo, ngoài phương pháp thu gom cá giống ngoài tự nhiên, ở nước ta hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu ương giống cá Chình con vớt ngoài tự nhiên lên cá Chình giống. Các đề tài được triển khai tại các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và các Trung tâm Giống thủy sản của một số tỉnh.

1. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã thực hiện 02 đề tài cấp bộ:

- Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Chình (Anguilla) tại miền Trung Việt Nam.

Đề tài do thạc sĩ Chu Văn Công làm chủ nhiệm, được tiến hành từ 2004 -2006.

Cụ thể: Trong ao đất nuôi với mật độ 1-2con/m2. Trong ao xi măng nuôi với mật độ 30-50 con/m2 trong điều kiện có sục khí, nước chảy thường xuyên, mực nước từ 0,8-1m, diện tích bể từ 10-100m2, có nơi trú ẩn cho cá nghĩ ngơi. Nuôi lồng với mật độ từ 50-100con/m3.

- Nghiên cứu công nghệ và xây dựng mô hình ương cá Chình lên giống theo phương thức công nghiệp

Đề tài do thạc sĩ Chu Văn Công làm chủ nhiệm, được t iến hành từ năm 2007.

2. Trung tâm Giống thủy sản Bình Định - Sở Nông nghiệp & PTNT BìnhĐịnh tiến hành thực hiện đề tài cấp tỉnh:

- Nghiên cứu mùa vụ xuất hiện cá Chình bông bột tại BìnhĐịnh và đề xuất phương án thu vớt, ương nuôi cá Chình bông bột.

Đề tài này do kỹ sư Phan Thanh Việt làm chủ nhiệm, được triển khai thực hiện từ năm 2009. Sau gần 02 năm nghiên cứu, đã ương nuôi trên 5.000 con cá Chình hương kích cỡ 500con/kg và 1.100 con cá Chình giống kích cỡ 10con/kg.

(Nguồn: Tạp chí KHCN- Số 01 - năm 2011).

3. Trung tâm Khuyến Nông - Khuyến Ngư, Sở Nông nghiệp & PTNT Phú Yên đã tiến hành thực hiện đề tài cấp tỉnh

- Xây dựng mô hìnhương và nuôi cá Chình thương phẩm trong bể xi măng tại Phú Yên

Đề tài này do Kỹ sư Nguyễn Minh Phát làm chủ nghiệm, đư ợc tiến hành từ năm 2008. Nội dung của đề tài là ương nuôi cá Chình con từ cỡ 300con/kg lên cỡ 20 con/kg và nuôi thương phẩm cá Chình từ cỡ 20 con/kg lên cỡ 1-1,3kg/con. Đề tài được phê duyệt với tổng kinh phí hơn 1,7 tỉ đồng (guồn Báo Phú yên 27/8/2008).

4. Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An - Sở Nông nghiệp & PTNT Nghệ An đã tiến hành thực hiện đề tài cấp tỉnh.

- Xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá Chình thương phẩm tại Nghệ An

Đề tài này do Thạc sĩ Trần Xuân Học làm chủ nhiệm, được tiến hành từ năm 2008. Mục tiêu của đề tài là hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá Chình thương phẩm trong điều kiện tự nhiên của tỉnh Nghệ An nhằm đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế . Đề tài được tiến hành trong 02 năm với nguồn kinh phí được phê duyệt là 795,2 triệu đồng.

Các đề tài nghiên cứu nêu trên và các kinh nghiệm trong thực tế sản xuất đã bước đầu đưa ra các biện pháp kỹ thuật, nhằm hoàn thiện quy trình ương giống và nuôi cá Chình thương phẩm để cung ứng nguồn giống cho thị trường. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có quy trình tiêu chuẩn được ban hành để có thể áp dụng cho tất cả các địa phương trên cả nước.

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG I. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CHÌNH 1. Vị trí phân loại và phân bố

Giống cá Chình Anguilla có hơn 20 loài. Phân bố của cá Chình ở hầu hết tất cả các châu lục trên thế giới. Ở Việt Nam đã phát hiện một số loài cá Chình như cá Chình Nhật Bản (A.Japonica); cá Chình mun (A.bicolor pacitica); cá Chình hoa (A.Marmorata), trong đó loài có kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và được nuôi phổ biến hiện nay là cá Chình hoa. Ở nước ta cá Chình chủ yếu phân bổ ở các vùng ven biển, cửa sông, các đầm hồ, sông suối từ Nghệ An đến Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Nguyên và đảo Phú Quốc. Quảng Trị cũng là một trong những tỉnh thầnh trước đây có sản lượng khai thác trong tự nhiên khá lớn 1.300tấn (1992), 1.750 tấn (1993), (nguồn: Kỹ thuật nuôi cá Chình - Ngô Trọng Lư - NXB Hà Nội- 2002). Hiện nay, chưa có số liệu thống kê nhưng cá Chình trong tự nhiên suy kiệt nhiều do các biện pháp dánh bắt hủy diệt bằng chích điện, thuốc nổ…

2. Đặc điểm hình thái

Đặc trưng phân biệt về hình thái bên ngoài của cá Chình là cơ thể mãnh dài, phía trước có dạng tròn trụ, phần sau hơi dẹp bên, đầu dài nhọn, mõm ng ắn

Cá Chình cỡ 1,7kg

3. Vòngđời

- Giai đoạn sống ở biển: Là giai đoạn cá Chình trưởng thành di cư ra biển để đẻ trứng. Trứng thụ tinh phát triển thành cá Chình lá liễu và cá Chình bột trắng. Giai đoạn cá Chình bột trắng có trọng lượng bình quân 9.000con/kg, kích thước 3-4 cm. Thời gian sinh trưởng trong tự nhiên từ cá Chình lá liễu lên cá Chình bột trắng là khoảng 1 năm.

- Giai đoạn sống ở nước ngọt: Đến giai đoạn bột trắng cá Chình có tập tính di cư vào vùng nước ngọt để sinh sống. Sau khi di cư vào vùng cửa sông màu sắc của cá Chình dần dần xám lại gọi là cá Chình bột đen. Cá Chình con có tập tính di cư ngược các sông suối lên vùng thượng nguồn để sinh sống. Giai đoạn này kéo dài khoảng vài năm. Trong môi trường nước ngọt tuyến sinh dục của cá Chình không thể thành thục vì thể cá Chình phải di cư ngược ra biển. Trong quá trình di cư tuyến sinh dục dần dần phát triển đến giai đoạn thành thục. Tại vùng biển sâu có độ mặn 35%0cá Chìnhđẻ trứng 1 lần, cá Chình sau khiđẻ trứng sẽ chết, kết thúc một vòngđời. Đẻ trứng Nở, biến thái Biến thái Di cư sinh sản Ngược dòng sông Trưởng thành 4. Tính ăn và tập tính ăn

Cá Chình thuộc loại ăn thịt. Trong tự nhiên cá Chình bột chủ yếu ăn ấu trùng giáp xác, khi lớn lên ăn cá con, côn trùng thủy sinh, ốc, ếch con thậm chí ăn cả xác động vật. Ngoài ra cá Chình cũng ăn một ít xác thực vật thượng đẳng, tảo. Chủng loại thức ăn của cá Chình phụ

Biển Cá chình bố mẹ Trứng thụ tinh Cá chình lá liễu Cửa sông Cá bột trắng Cá chìnhđã trưởng thành

Môi trường nuôi ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cá Chình. Trong điều kiện môi trường nước thích hợp cá sinh trưởng và phát triển nhanh, cònđiều kiện môi trường không thích hợp cá sinh trưởng và phát triển chậm. Các yếu tố lý hóa chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá Chình là nhiệt độ, độ pH, độ mặn và hàm lượng ôxy hòa tan

- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng và phát triển của cá Chình là từ 250C đến 280C. Nhiệt độ dưới 200C và trên 320C cá Chình giảm ăn và sinh trưởng chậm. Nhiệt độ dưới 120C cá Chình có thể chết

- Độ pH : pH thích hợp nhất cho cá Chình 7,5 -8,5; pH nhỏ hơn 7 và lớn hơn 9 không có lợi cho cá Chình sinh trưởng.

- Độ mặn: Trong đời sống của cá Chình,ở mỗi giai đoạn khác nhau có sự đòi hỏi khác nhau về độ mặn và tính thích ứng khác nhau. Cá Chình thành thục và có Chình bột sống ở môi trường nước mặn. Cá Chình con và cá Chình trưởng thành lại sống ở môi trường nước ngọt.

- Hàm lượng ô xy hòa tan: Trong tự nhiên, do thủy vực lớn, mật độ của cá Chình thấp, hàm lượng ô xy hòa tan không trở thành yếu tố hạn chế cá Chình tăng trưởng. Trong điều kiện ao nuôi do thủy vực nhỏ, mật độ nuôi cao hàm lượng ô xy hòa tan trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá Chình. Hàm lượng ô xy hòa tan thích hợp cho cá Chình là từ 5mg/l đến 12 mg/l; hàm lượng ô xy hòa tan dưới 3mg/l cản trở sự sinh trưởng của cá; hàm lượng ô xy dưới 1mg/l có thể gây cá chết.

II.TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KHÍ HẬU QUẢNG TRỊ 1 Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm của Quảng Trị là khoảng 24-250C. Những tháng mùa đông tương đối lạnh. Có 03 tháng (12;1;2) nhiệt độ giảm xuống dưới 220Cở đồng bằng, dưới 200C từ độ cao 500m trở lên. Tháng lạnh nhất là tháng 01. Nhiệt độ tối thấp trung bình trong tháng này khoảng 170C. Giới hạn tối thấp của nhiệt độ xuống đến 8-90C. Mùa hạ có từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình 280C, nhiệt độ tối cao trung bình 330C, nhiệt độ tối thấp trung bình 240C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối có thể đạt đến giá trị 40-410C

Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ khoảng 7-80C. Thời kỳ dao động mạnh nhất là các tháng đầu và giữa mùa hạ, biên độ ngày đạt tới 9 -100C. Thời kỳ dao động ít nhất là các tháng giữa mùa đông, biên độ dao động ngày chỉ đạt 5-60

(nguồn: Quy hoạch phát triển ngành thủy sảnQuảng Trị đến năm 2020 – Viên Kinh tế Quy hoạch Thủy sản)

So với điều kiện môi trường và tính thích nghi của cá Chình, các tháng mùa xuân, hạ, thu tại Quảng Trị phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá Chình. Các tháng mùađông thì không thích hợp.

2. Chế độ mưa

Chế độ mưa của Quảng Trị có liên quan chặt chẽ với chế độ gió mùa của khu vực và điều kiện địa hình của địa phương. Lượng mưa trung bình hàng năm của Quảng Trị khoảng 2200-2500 mm,ứng với số ngày mưa từ 154-190 ngày. Chế độ mưa ở Quảng Trị biến động rất mạnh theo các mùa và cả các năm. Trên 70% lượng mưa tập trung vào 3 tháng 9,10,11. Có năm lượng mưa đạt tới 150% lượng mưa trung bình của nhiều năm. Nhưng cững có năm lượng mưa cả năm chỉ bằng 63% lượng mưa trung bình của nhiều năm. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 năm trước đến tháng 7 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm.

(nguồn: Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 – Viện Kinh tế Quy hoạch Thủy sản)

Tính biến động mạnh trong chế độ mưa của Quảng Trị ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Mưa lớn, tập trung trong một thời gian ngắn thường gây ra hiện tượng lũ, lụt. Mưa ít xảy ra trong thời gian dài thường gây nên hạn hán. Tuy nhiên, đối với đề tài ương giống cá Chình hệ thống ương nuôi được bố trí là bể xi măng trong nhà nên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ương cá Chình con từ cỡ 1.00con kg lên cá Chình giống cỡ 20 đến 50con kg tại Quảng Trị (Trang 28 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)