Nội dung thực hiện

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ương cá Chình con từ cỡ 1.00con kg lên cá Chình giống cỡ 20 đến 50con kg tại Quảng Trị (Trang 26 - 28)

1. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của cá Chình

Chủ nhiệm và nhóm tham gia nghiên cứu thực hiện đề tài đã sưu tâm nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đặc điểm sinh học chủ yếu của cá Chình như đặc điểm phân loại và phân bổ, môi trường sống và vòngđời, khả năng thích nghi với các yếu tố môi trường, tập tính ăn và bắt mồi, tập tính di cư.v.v..

2. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Quảng Trị

Chúng tôi đã tra cứu các tài liệu khí tượng, thủy văn trong tỉnh và các số liệu điều tra của các bộ ngành về điều kiện tự nhiên thời tiết của Quảng Trị để dựa vào đó làm cơ sở cho việc bố trí thí nghiệm và xây dựng quy trình kỹ thuật dự kiến áp dụng.

3. Tham quan học tập kinh nghiệm

Chúng tôi tổ chức đoàn tham quan học tập kinh nghiệm tại Quảng Ngãi và BìnhĐịnh là 02 tỉnh có phong trào nuôi cá Chình tương đối phát triển và có điều kiện tự nhiên, khí hậu không khác biệt xa so với điều kiện tự nhiên, khí hậu t ại Quảng Trị. Qua tham quan, học tập đã rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn làm cơ sở cho việc bố trí thí nghiệm và tiến hành triển khai thực hiện đề tài.

4. Lựa chọn địa điểm, bố trí thí nghiệm và triển khai thực hiện đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Chình,điều kiện tự nhiên, khí hậu của Quảng Trị, kinh nghiệm thực tiển của các địa phương và điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn địa điểm và bố trí thí nghiệm.

* Địa điểm thực hiện:

Địa điểm lựa chọn thực hiện đề tài là Trại sản xuất giống thủy sản mặn lợ Cửa Tùng thuộc Trung tâm Giống thủy sản Quảng Trị đóng tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh. Tại đây có hệ thống bể xi măng dùng cho sản xuất tôm giống có thể sử dụng vào việc ương giống

cá Chình. Tại trại còn có các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc theo dõi, kiểm tra các yếu tố môi trường.

Cá Chình được nuôi trong 03 bể xi măng có cùng kích thước với 03 chế độ cho ăn khác nhau:

* Bố trí thí nghiệm:

+ Lô 1: Sử dụng 100% nguồn thức ăn tươi ( các loại thủy sản tươi ).

+ Lô 2: Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp (thức ăn tổng hợp cho tôm, cá trộn thêm dầu ăn và các loại vitamin, khoáng chất)

+ Lô 3: Sử dụng 50% thức ăn công nghiệp & 50% thức ăn tươi.

* Phương án sử dụng các biện pháp xử lý kỹ thuật

- Chuẩn bị bể ương: Vệ sinh sạch sẽ, sử dụng nguồn nước đã qua hệ thống lắng, lọc cơ học và diệt khuẩn bằng Chlorine nồng độ 30ppm.

- Chọn giống: Chọn cỡ giống trên dưới 1.000 con/kg, cơ thể khỏe mạnh, không bị xây xát và được vớt từ tự nhiên bằng biện pháp thủ công.

- Khử trùng cho cá trước khi thả: Sử dụng KMnO4 1-3ppm - Quản lý chất lượng nước

+ Hàng ngày phải kiểm tra các yếu tố môi tường như pH, nhiệt độ, độ trong để có sự điều chỉnh kịp thời.

+ Phải cho cá ăn bằng sàng để kiểm tra lượng thức ăn dư thừa và sau khi lượng chất thải thải ra quá nhiều phải tiến hành xi phong đáy để làm sạch môi trường.

- Phòng, trị bệnh cho cá.

+ Quản lý tốt chất lượng nước trong quá trình nuôi.

+ Thức ăn cung cấp cho cá phải đảm bảo chất lượngvà số lượng.

B. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ương cá Chình con từ cỡ 1.00con kg lên cá Chình giống cỡ 20 đến 50con kg tại Quảng Trị (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)