C. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
5. Bài tập tình huống vận dụng nâng cao
Trong quá trình dạy bài toán có lời văn, sau khi được tôi hướng dẫn cụ thể và sửa sai trực tiếp thì 100 % học sinh lớp tôi đã làm đúng các bài tập ứng dụng.
Trong năm học này, tiếp tục thực hiện thông tư 22 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30.
Trong đó việc ra đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực của học sinh theo Thông tư 22, theo tôi là rất hiệu quả, qua đó giáo viên chủ nhiệm sẽ nắm được một cách chắc chắn từng đối tượng của học sinh lớp mình, để có kế hoạch phụ đạo bồi dưỡng hợp lý và hiệu quả hơn.
Đối với lớp tôi, các kiến thức cơ bản của bài toán có lời văn 100% học sinh đã làm rất tốt. Do vậy vào các tiết Hướng dẫn học buổi 2 tôi dành thời gian cho các em làm quen với dạng nâng cao, mở rộng.
VD1: Sau khi biếu bà 15 quả trứng, thì mẹ còn lại 2 chục quả trứng. Hỏi lúc đầu mẹ có bao nhiêu quả trứng?
Tôi hướng dẫn: - Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Trong đề toán có gì cần lưu ý? ( 2 chục) - 2 chục là bao nhiêu? ( 20)
- Lưu ý “ lúc đầu” làm phép tính gì?
Cứ như vậy học sinh sẽ từng bước là làm bài đơn giản.
Bài giải Đổi : 2 chục = 20
Lúc đầu mẹ có số quả trứng là:
15 + 20 = 35 ( quả) Đáp số: 35 quả trứng.
VD 2: Năm nay mẹ 40 tuổi, mẹ hơn con 30 tuổi. Hỏi năm nay con bao nhiêu tuổi?
Tôi lưu ý cho học sinh ở bài tập có từ “ nhiều hơn”, học sinh dễ nhầm lẫn cho nên làm phép tính cộng. Vì vây, tôi giảng giải cho học sinh hiểu, bài toán hỏi tuổi của ai? ( con). Trong thực tế bao giờ tuổi mẹ cũng nhiều hơn tuổi con, cũng có nghĩa tuổi con bao giờ cũng ít hơn tuổi mẹ. “ Năm nay mẹ 40 tuổi, mẹ hơn con 30 tuổi” có nghĩa là con kém mẹ 30 tuổi. Nhờ vậy, học sinh hiểu nội dung bài toán và giải được bài toán được một cách dễ dàng.
Bài giải
Tuổi con năm nay là:
40 - 30 = 10 ( tuổi) Đáp số: 10 tuổi.
VD 3 : Hoa gấp được 20 bông hoa,Hoa gấp được nhiều hơn Hà 10 bông hoa.Hỏi Hà gấp được bao nhiêu bông hoa?
VD 4: Hoa gấp được 20 bông hoa,Hoa gấp được ít hơn Hà 10 bông hoa.Hỏi Hà gấp được bao nhiêu bông hoa?
Tương tự các ví dụ trên tôi lưu ý cho học sinh ở bài tập có từ “ nhiều hơn”(VD 3), “ ít hơn”(VD 4), học sinh dễ nhầm lẫn cho nên làm phép tính cộng (VD 3), phép tính trừ (VD 4).Vì vây, tôi giảng giải cho học sinh hiểu, bài toán hỏi số hoa của ai?(Hà) . Sau đó tôi hỏi và giảng giải cho hs hiểu:
Hoa gấp được nhiều hơn Hà .Vậy Hà gấp được nhiều hơn hay ít hơn Hoa?
(ít hơn).Từ đó hs sẽ xác định được phép tính của bài toán:trừ (VD3).
Tương tự cộng (VD4).
Tôi cũng lưu ý các em các dữ liệu chưa thống nhất thì chúng ta phải đổi.
Ghi nhớ các từ khóa như: Lúc đầu, ban đầu, nhiều hơn, ít hơn, cao hơn, kém...
để làm phép tính cho thích hợp.
Tóm lại: Trong quá trình dạy học, muốn học sinh làm bài tốt giáo viên không những phải có phương pháp dạy học tốt mà phải có thái độ ôn hòa, cởi mở, hòa nhã với học sinh. Kiên trì uốn nắn, sửa từng câu từ, con chữ, con số, lời giải cho các em, để các em tiếp thu bài một cách nhanh nhất. Phần thưởng cho các em có thể là một bông hoa, một tràng pháo vỗ tay hay một lá cờ đỏ cắm vào góc năng khiếu của lớp.
Với hình thức tổ chức dạy học ở trên với lớp tôi chủ nhiệm, đặc biệt là các em làm bài chậm, trình bày chưa sạch đẹp, tôi thấy các em cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm cùng với các bạn, làm bài nhanh hơn, chữ viết và cách trình bày khoa học hơn. Nhờ đó, các em đã mạnh dạn hơn, tự tin và hòa đồng cùng các bạn.