Diễn biến tình hình lạm phát của Việt Nam năm 2014

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam những năm gần đây (Trang 27 - 31)

NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.3. Diễn biến tình hình lạm phát của Việt Nam năm 2014

Trong năm 2014, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Lạm phát ở mức 1,84% so với tháng 12/2013 và tăng 4,09% nếu tính bình quân 12 tháng; lạm phát cơ bản (dựa trên CPI loại trừ giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa cơ bản và dịch vụ công) ở mức 3%.

Biểu đồ 2.7. Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của các tháng so với cùng kỳ 2013 - 2014

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Biểu đồ 2.8. Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2014

(Nguồn: Tổng cục Thống kê) Theo đánh giá của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia mức lạm phát 1,84% là mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại đây.

Nhìn vào biểu đồ 2.8 (Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng năm 2014). Ta thấy:

giảm mạnh nhất là tháng 3 năm 2014. Việc CPI tăng ở mức thấp phản ánh sức mua của người dân đang ở mức thấp và nhà nước cần có các chính sách phù hợp kích thích cầu tiêu dùng qua đó cũng kích thích sản xuất phát triển.

Đáng chú trọng là tháng 3, tuy chỉ có 4/11 nhóm hàng chính giảm giá so với tháng trước nhưng với mức giảm lớn và chúng là những nhóm có quyền số lớn nên đã kéo chỉ số chung giảm mạnh so tháng trước. Phía còn lại, tuy có 7/11 nhóm hàng tăng giá nhưng mức tăng không nhiều, tối đa chỉ có 0,24% so tháng trước.Giảm mạnh nhất trong tháng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống ở mức giảm 0,96% so tháng trước trong đó lương thực giảm 0,13%, thực phẩm giảm 1,54% và ăn uống ngoài gia đình giảm tăng 0,09%.

Theo quy luật, giá cả các mặt hàng lương thực - thực phẩm đều giảm sau Tết. Tuy nhiên, mức giảm mạnh của nhóm hàng này năm 2014 là Nguồn cung lương thực, thực phẩm đang ổn định ở mức cao trong khi nhu cầu không có nhiều đột biến. Do ảnh hưởng của việc xuất khẩu gạo, lượng gạo tồn kho trong nước đang ở mức cao khiến giá gạo giảm mạnh trong cả nước. Giá thực phẩm cũng có mức giảm mạnh ở các nhóm hàng thịt lợn, thịt bò, thủy sản, gia cẩm, rau củ… Nếu như giá gia cầm chịu ảnh hưởng giảm do dịch bệnh thì giá rau rớt giá mạnh do Nguồn cung dồi dào, vượt quá nhu cầu của người dân.

Nhóm giảm mạnh thứ 2 là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng ở mức giảm 0,74% so tháng trước. Giá gas nhập khẩu tiếp tục giảm nên từ 1/3/2014 giá bán lẻ gas các loại giảm 31 nghìn đồng/bình 12 kg ở tất cả các hãng là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá nhóm này giảm mạnh. Hai nhóm hàng giao thông và bưu chính viễn thông giảm nhẹ 0,03% so với tháng trước.

Ở phía ngược lại, mức giảm mạnh nhất chỉ là 0,24% so với tháng trước của nhóm đồ uống và thuốc lá chủ yếu là do giá thuốc lá các loại tăng. Trong khi đó, mức tăng mạnh tiếp theo của nhóm hàng hóa và dịch vụ khác ở mức 0,23% chủ yếu do giá đồ trang sức tăng theo giá vàng miếng.

Nhìn chung, lạm phát thấp trong năm 2014 chủ yếu do giá hàng hóa và năng lượng thế giới giảm, góp phần cắt giảm chi phí đầu vào của sản xuất, giảm thiểu tác động đến lạm phát của yếu tố chi phí đẩy (mặt hàng xăng A92 giảm tổng cộng hơn 30% trong năm).Ước tính mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu chiếm 14,6% chi phí trung gian của nền kinh tế, tương đương 8,8% tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, tổng cầu thấp; tâm lý lạm phát của dân chúng ổn định nhờ lạm phát được kiểm soát trong 2 năm liên tiếp (2012 và 2013) cũng là những yếu tố khiến lạm phát năm 2014 thấp kỷ lục trong 1 thập kỷ qua.

Cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư, thị trường ngoại hối khá ổn định.

Tỷ giá USD/VND chỉ tăng 1% trong cả năm, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho rằng, trước hết do thực thi chính sách tiền tệ hướng mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng VND.

Khoảng cách giữa lãi suất đồng ngoại tệ và nội tệ được duy trì khá rộng tạo tính hấp dẫn của tiền gửi nội tệ, khắc phục tình trạng đô la hóa.

Bên cạnh đó, tỷ giá được hỗ trợ bởi thặng dư thương mại ước đạt 2 tỷ USD; Nguồn FDI, ODA, kiều hối tăng khá; lãi suất thế giới duy trì ở mức thấp, thậm chí là thấp kỷ lục tại nhiều khu vực và nền kinh tế (EU, Mỹ) đã tạo điều kiện duy trì mức lãi suất ngoại tệ thấp trong nước, tăng tính hấp dẫn của đồng nội tệ.

Nhìn lại toàn cảnh của lạm phát trong những năm gần đây. Đáng chú ý trong vòng 10 năm trở lại đây, CPI tháng 12 giảm so với tháng 11 là lần thứ hai (trước đó rơi vào năm 2008). Thời điểm, năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới lan rộng, giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng đột biến vào 6 tháng đầu năm và khiến giá cả sau đó lại giảm mạnh vào những tháng cuối năm. Cụ thể, CPI tháng 12 năm 2008 giảm tới 0,68% do giá một số mặt hàng thiết yếu giảm mạnh như lương thực, gas, xăng dầu, thép xây dựng…

Bảng 2.1. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 trong 10 năm gần đây

Như vậy, năm 2014, CPI bình quân mỗi tháng chỉ tăng 0,15%, mục tiêu kiểm soát lạm phát của Chính phủ đặt ra đã được thực hiện thành công. Khi CPI giữ được ở mức ổn định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi suất cho vay, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, giảm giá thành…, kích thích nhu cầu tiêu dùng.

Bên cạnh đó, khi lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều giảm sẽ tạo điều kiện khuyến khích người tiêu dùng nhiều hơn, từ đó có tác động tích cực đến sản xuất và tăng trưởng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình lạm phát của Việt Nam những năm gần đây (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w