3.1. Sự cần thiết trong phòng chống lạm phát
Trong quá khứ, nền kinh tế đã gặp rất nhiều khó khăn khi lạm phát tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân sách thâm hụt và in tiền ra để bù đắp cho thâm hụt ngân sách. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã buộc phải cắt giảm đầu tư công, giảm chi phí chi thường xuyên tại các cơ quan nhà nước, giảm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước và giảm số lượng quân nhân, công nhân viên chức làm việc trong khu vực nhà nước. Đồng thời, chính sách tiền tệ cũng không được phép in thêm tiền để hỗ trợ cho thâm hụt ngân sách.
Đây chính là sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá đầu tiên trong thời kỳ đổi mới.
Từ các phân tích trên cho thấy, sự dịch chuyển theo hướng có lợi cho công cuộc duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp và bất lợi cho các chính sách thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Năm 2015, lạm phát có dấu hiệu tăng lên. Vì
vậy chúng ta vẫn cần hiểu và không chủ quan với lạm phát. Hai biến số tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng không tách biệt độc lập với nhau. Thông qua tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, nền kinh tế đã trở nên ổn định hơn, góp phần phân bổ hiệu quả Nguồn lực, tạo dựng niềm tin của thị trường, của doanh nghiệp và người dân vào các chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.
3.2. Một số giải pháp phòng chống lạm phát và để ổn định kinh tế vĩ mô
Nhằm kiềm chế lạm phát ở mức thấp, tạo dựng sự ổn định của nền kinh tế, thời gian tới, các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh thực hiện giải quyết tồn
kho “thể chế” giống như các doanh nghiệp đang giải quyết tồn kho hàng hóa.
Cụ thể ở những điểm dưới đây:
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước cần nâng cao nhận thức chính trị, nhận thức kinh tế cán bộ, Đảng viên theo hướng đổi mới: Không được trang bị tư duy mới, kiến thức mới thì cán bộ không thể thực hiện được những yêu cầu đổi mới trên mọi lĩnh vực. Đồng thời Nhà nước phải vững mạnh chuyên chính vô sản, lập lại trật tự kỷ cương xã hội, giữ vững phép nước phải kiên quyết thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong hệ thống Đảng và cơ quan Nhà nước…làm cơ sở thống nhất cho việc thi hành trong cả nước đồng thời phải đề cao chức năng điều tiết và kiểm soát của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội.
Thứ hai, chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá cần tiếp tục theo đuổi các mục tiêu truyền thống một cách kiên định, nhất quán: Đó là kiềm chế lạm phát (không để đồng nội tệ mất giá) và đảm bảo tính thanh khoản trên thị trường tài chính. Nhiệm vụ này đang được Ngân hàng Nhà nước thực hiện rất hiệu quả. Để chính sách tiền tệ đáng tin cậy hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước có thể điều hành chính sách tiền tệ theo quy tắc lấy lạm phát làm mục tiêu.
Thứ ba, thâm hụt ngân sách có thể làm gia tăng lạm phát thông qua việc tăng lạm phát kỳ vọng: Bởi vì khi thâm hụt ngân sách, người dân (doanh nghiệp và hộ gia đình) sẽ kỳ vọng lạm phát tăng, góp phần làm tăng tỷ lệ lạm phát. Để giảm lạm phát kỳ vọng, Bộ Tài chính có thể đưa ra một lộ trình giảm thâm hụt ngân sách trong trung và dài hạn, đặc biệt là tiến tới cân bằng hoặc thặng dư nhằm tạo dư địa chính sách để ứng phó với các cú sốc tiêu cực lên nền kinh tế. Các khoản đầu tư và chi tiêu từ ngân sách cần hướng vào xây dựng cơ sở hạ tầng, vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nghiên cứu, phát triển và giảm dần các khoản đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh. Như thế, lạm phát kỳ vọng mới có thể giảm và hiệu quả của nền kinh tế mới được cải thiện
Thứ tư, cải cách thị trường và hệ thống giá: Các loại giá đầu vào cơ
bản như xăng dầu, điện, giá dịch vụ y tế, giáo dục… mỗi khi tăng giá bán đều tạo tác động đến lạm phát đối với nền kinh tế. Việc thực hiện cải cách thị trường để tăng sức ép cạnh tranh, gây áp lực giảm giá và đồng thời đưa ra một lộ trình tăng giá cũng như minh bạch các yếu tố hình thành giá sẽ góp phần vào công cuộc kiềm giữ lạm phát ở mức thấp và ổn định.
Làm tốt công tác quản lý, điều tiết, bình ổn giá một số mặt hàng quan trọng thiết yếu: Do biến động phức tạp của giá xăng dầu thế giới. Để góp phần bình ổn giá bán trong nước, Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu một cách linh hoạt theo cơ chế thị trường đồng thời sử dụng các công cụ tài chính (sử dụng quỹ bình ổn giá hoặc chưa tính đủ lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở) nhằm hạn chế mức tăng giá; khi có dư địa giảm giá, Liên Bộ đã yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối rà soát để giảm giá bán trong nước cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần quản lý than bán cho sản xuất điện, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và giá một số sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sựu nghiệp công Nhà
nước đặt hàng, giao kế hoạch chi từ Ngân sách Nhà nước…
Thứ năm, tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao hiệu quả, năng suất và tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế:
Về định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2015, nên điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, không chủ quan với lạm phát. Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.
Thứ sáu, kiểm soát đầu tư công: Đầu tư công kém hiệu quả là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Chính phủ đã phê duyệt một danh
sách các dự án đầu tư công đầy tham vọng trong năm 2015 với tổng số vốn ước tính lên tới 70 tỷ USD. Để đảm bảo lượng vốn khổng lồ này được sử dụng hiệu quả, Chính phủ cần phân tích thật cẩn thận những chương trình đầu tư công hiện tại, bao gồm cả những dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để từ đó xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư căn cứ theo tiêu thức hiệu quả kinh tế.
Cũng cần xây dựng các phương án dự phòng khi xảy ra tình huống xấu để có thể đình chỉ hay cắt giảm ngay một số dự án khi điều kiện kinh tế vĩ mô trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm soát chặt các dự án vay thương mại trên thị trường tài chính quốc tế của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, hay dự án đầu tư công. Thực hiện hoạt động thẩm định và kiểm toán đầu tư công độc lập, sau đó công khai hóa các thông tin về thẩm định và kiểm toán này.
Thứ bảy, không chủ quan khi lạm phát xuống thấp: Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận Nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, hiện nay lạm phát đã được giảm nhẹ, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc chống lạm phát nhờ áp dụng các giải pháp nêu trên. Điều đó không có nghĩa là những giải pháp mẫu mực hoàn hảo đủ để quyết định vấn đề chống lạm phát một cách căn bản.
Hiện nay, lạm phát đã ở mức thấp, chúng ta nên kích cầu những nhóm về nhà đất và phá vỡ những bong bóng ảo của bất động sản, hỗ trợ chi phí
mua nhà trung cư, giảm thuế khi mua nhà, giải quyết vấn đề tồn đọng vốn của chủ đầu tư xây dựng,cần hỗ trợ cho tầng lớp thu nhập thấp và trung bình có
điều kiện mua nhà…
Kích cầu sản xuất, tập trung mọi Nguồn lực tài chính đầu tư hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng dịch vụ theo hướng tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Nguồn lực quan trọng nhất là vốn để đầu tư cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ chất lượng cao, giá thành hạ. Do vậy, kích cầu bằng giải pháp đầu tư trực tiếp và gián tiếp thông qua hỗ trợ lãi suất ngân hàng là giải pháp quan trọng hàng đầu của Nhà nước.
Đặc biệt chú ý là kích cầu tiêu dùng, kích cầu tiêu hạn chế tác động của suy thoái kinh tế. Nhóm giải pháp đó được thực hiện bằng nhiều giải pháp cụ thể đem lại lợi ích tức thời cho người dân cũng như tạo “đầu ra” cho sản xuất, dịch vụ. ở các nước phát triển, kích cầu tiêu dùng được thực hiện bằng các giải pháp: miễn giảm thuế cho người nghèo, cho người nghèo vay mua nhà trả góp với lãi suất ưu đãi, bồi hoàn thuế thu nhập cá nhân, giảm giá hàng tiêu dùng.. ở các nước đang phát triển, các giải pháp kích cầu tiêu dùng cũng rất đa dạng và thiết thực đối với mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Trợ giá dân cư mua hàng hóa gia dụng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ, du lịch, vui chơi, giải trí, mở rộng hệ thống bán lẻ hàng hóa.
Tuỳ từng hoàn cảnh, từng giai đoạn mà chúng ta có thể linh hoạt sử dụng các biện pháp khác nhau nhằm đạt được hiệu quả kinh tế lớn với mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô . Vì phát triển kinh tế có hiệu quả lại liên quan đến những vấn đề to lớn và rộng hơn chiến lược kinh tế - xã hội hay đổi mới hệ
thống chính trị ở Việt Nam.