Phát triển sâu rộng phong trào hành động cách mạng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác vận ĐỘNG THANH NIÊN ở VÙNG CÔNG GIÁO tập TRUNG của tổ CHỨC cơ sở đoàn TỈNH THANH hóa HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 62 - 70)

"Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" là nội dung trọng tâm trong công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa hiện nay

Trong công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn, nội dung giáo dục lý tưởng XHCN được xác định là nội dung cốt lõi, thì phong trào hành động cách mạng được xác định là nội dung trọng tâm. Bởi, hoạt động của Đoàn, các mặt công tác của Đoàn chủ yếu được thể hiện bằng hành động. Những hành động nào có sức cuốn hút, lôi kéo một số đông người tham gia, những hành động đó có thể được coi là một phong trào và đảm bảo thắng lợi cho hành động, đương nhiên, người ta phải cố kết với nhau, nương tựa vào nhau. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có những phong trào mang tính tích cực và những phong trào mang tính tiêu cực, phong trào tự giác và phong trào tự phát. Chỗ khác nhau của các phong trào thanh niên là phong trào hành động cách mạng mang yếu tố tự giác của đông đảo thanh niên hướng tới những lợi ích chung, những mục tiêu của cách mạng để hành động. Sức hấp dẫn của phong trào lại có khả năng thuyết phục, lôi cuốn một bộ phận quần chúng khác tham gia vào các hành động, từ đó, được giác ngộ, hăng hái đi vào con đường cách mạng. Có thể khẳng định rằng, phong trào thanh niên là một hình thức quan trọng để tập hợp, giáo dục, giúp họ phát huy được sức mạnh tích cực của mình.

Trong mối quan hệ biện chứng của nó, phong trào hành động cách mạng bao giờ cũng nảy sinh từ nhu cầu của thực tế cuộc sống. Chính những nhu cầu này đã là động lực cuốn hút quần chúng tham gia vào phong trào. Đặc điểm của thanh niên Công giáo là lòng tự trọng rất cao. Tuy nhiên, đối với

thanh niên Công giáo, do đặc điểm chi phối là tính cộng đồng khép kín, mặc cảm, đôi chút tự ti, điều đó hạn chế khả năng tham gia phong trào của họ. Song, bản thân họ lại có tính kỷ luật cao, tính chấp hành tốt, họ muốn được hòa nhập trong cộng đồng xã hội, được khẳng định mình trong các mối quan hệ cộng đồng, sẵn sàng làm bất cứ việc gì dù khó khăn gian khổ, dù phải đổ mồ hôi và cả xương máu. Do đó, nếu phong trào khơi dậy đúng mạch nguồn của họ thì khả năng thực hiện của họ lại rất cao. Bản thân thế hệ trẻ vốn có tâm thế nhập cuộc cao, đặc biệt ở thời điểm có tính bước ngoặt. Cho nên, nếu có sự định hướng đúng, xác định được những mục tiêu cụ thể, nếu được tổ chức và vận động, họ có thể làm bật dậy cả một phong trào rộng lớn.

Là một hình thức quan trọng để tập hợp, giáo dục thanh niên, phong trào thanh niên phải có bốn đặc trưng cơ bản. Đó là: hoạt động theo định hướng lãnh đạo của Đảng, tập hợp được đông đảo thanh niên tham gia, đồng loạt phát triển trên diện rộng, trong khoảng thời gian nhất định và do Đoàn thanh niên tổ chức, lãnh đạo. Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động của Đoàn đều dẫn đến phong trào thanh niên. Để có phong trào thanh niên, hoạt động của Đoàn phải tiến hành các cuộc vận động nhằm khơi dậy nhu cầu của họ, tìm các giải pháp thực hiện mới dẫn đến phong trào thanh niên.

Theo ý nghĩa của nó và kinh nghiệm cho thấy, để có một phong trào hành động cách mạng của thanh niên, trước hết là phải tìm được con đường đồng tâm xoay quanh nhiệm vụ chính trị của Đảng, của cách mạng khi lựa chọn mục tiêu hành động, phải phù hợp với nhu cầu và lợi ích chính đáng của tuổi trẻ. Trên cơ sở đó, họ có điều kiện tự biểu hiện một cách năng động và tích cực tư chất của mình, phù hợp với tâm lý, sinh lý lứa tuổi, năng lực hành động của mình. Kinh nghiệm đó lại càng đúng với các phong trào thanh niên vùng Công giáo.

Thực tiễn cuộc sống luôn luôn là một quá trình vận động và phát triển không ngừng, làm đa dạng, phong phú mọi hoạt động của xã hội, tác động trực tiếp tới tư duy và hành động của thanh niên. Phong trào thanh niên vùng Công giáo tập trung, do đó, cần phải phát hiện những mặt mới, tích cực để khơi dậy, mở rộng sự tham gia của đông đảo thanh niên Công giáo.

Đất nước đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đời sống xã hội có những biến đổi sâu sắc. Những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước ban hành đang tạo cho phong trào hành động cách mạng của thanh niên những cơ hội mới, đan xen những thách thức mới. Hai phong trào hành động cách mạng lớn của Đoàn phát động "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước" là sự kế tục truyền thống các phong trào hành động cách mạng "Ba sẵn sàng",

"Năm xung phong", "Ba xung kích làm chủ tập thể"... của các thế hệ thanh niên trước đây. Sự chuyển hướng nhanh nhạy của tổ chức Đoàn thanh niên bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của thế hệ trẻ trong thời kỳ phát triển mới. Phong trào đã tạo nên động lực, sức mạnh tự giác của thanh niên, làm xuất hiện nhiều phương thức hoạt động, tạo cho công tác vận động thanh niên thêm phong phú và có hiệu quả tốt. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của tổ chức cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa hiện nay, một số phong trào hành động chưa có khả năng thực tế để thâm nhập rộng rãi vào quần chúng thanh niên, cuốn hút thanh niên; chưa tạo được cơ chế hợp lý và điều kiện thuận lợi cho phong trào thanh niên phát triển.

Tư tưởng chỉ đạo của phong trào hành động cách mạng trong thời kỳ mới đã được Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII quyết định, tiếp tục phát triển hai phong trào "Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước"

lên một tầm cao mới.

"Thanh niên lập nghiệp" trong thời kỳ mới thể hiện ý chí và quyết tâm của tuổi trẻ Việt Nam tập trung sức cho mục tiêu phát triển đất nước; là động viên và tổ chức tuổi trẻ tiến quân vào KH-CN; giáo dục- đào tạo, góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ; là phát huy tiềm năng sáng tạo và thế mạnh thanh niên xung kích thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm giàu cho quê hương, đất nước.

"Tuổi trẻ giữ nước" thể hiện ý chí và quyết tâm của tuổi trẻ Việt Nam tham gia bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh Tổ quốc, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh; sẵn sàng đối phó với mọi tình huống; là tình cảm và trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với thế hệ cha anh - những người có công với dân, với nước; là thái độ và quyết tâm của tuổi trẻ Việt Nam được phát triển và trưởng thành [59, tr. 55-56].

Để triển khai có hiệu quả công tác vận động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh Hóa thông qua phong trào hành động cách mạng của thanh niên, qua thực tế ở Thanh Hóa, phong trào

"Thanh niên lập nghiệp" và "Tuổi trẻ giữ nước "cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:

* Phong trào "Thanh niên lập nghiệp" tập trung bồi dưỡng để nâng cao trình độ, sự hiểu biết, kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp cho thanh niên.

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì lao động nông nghiệp cũng cần được đào tạo nghề, nhất là vùng Công giáo tập trung hiện nay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Thanh niên trong điều kiện trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp thấp, lao động chủ yếu là làm theo kinh nghiệm truyền thống của gia đình, địa phương. Vấn đề nâng cao trình độ sản xuất cho thanh niên là hết sức quan trọng. Tổ chức cơ sở Đoàn cần tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò của KH-CN

trong sự nghiệp phát triển của đất nước, quê hương; trang bị cho thanh niên kiến thức KHKT mới thông qua hoạt động của các loại hình Câu lạc bộ thanh niên nhằm tạo điều kiện để thanh niên phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng và làm chủ kỹ thuật trong sản xuất. Nói cách khác, cần trang bị cho thanh niên trên các phương diện:

Thái độ, kiến thức, kỹ năng tiếp cận và làm chủ KH-CN.

Cổ vũ, hướng dẫn và tổ chức cho thanh niên tham gia tích cực vào các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế hiện nay, chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định cho người nông dân, kinh tế hộ phát triển đã dẫn tới các hình thức hợp tác sản xuất và dịch vụ ở nông thôn. Tình hình đó không còn điều kiện để thanh niên tổ chức các phong trào cắm thẻ nhận ruộng, chăm sóc ruộng xấu trở thành ruộng tốt... cũng không cần thanh niên tổ chức rầm rộ ra quân làm thủy lợi, kiến thiết đồng ruộng. Thanh niên phần lớn trở thành người phụ thuộc gia đình; lao động sản xuất bị chi phối bởi gia đình. Trong điều kiện mới, nhiều vấn đề đang đặt ra cần tháo gỡ. Thực tế ở cơ sở vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa, các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư...

đã có những nơi làm tốt. Các loại hình Câu lạc bộ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ra đời thu hút đông đảo thanh niên tham gia. Họ thực sự là lực lượng nòng cốt trong phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. Do đó, tổ chức cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung cần tiếp tục tổ chức cho thanh niên tham gia các chương trình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất thông qua loại hình các Câu lạc bộ thanh niên, tạo điều kiện và giúp đỡ họ trong các hoạt động lập nghiệp, khôi phục các ngành nghề truyền thống để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng cho bản thân, gia đình và xã hội.

Chủ động xây dựng các đề án phù hợp để thanh niên tham gia thực hiện các công trình, chương trình kinh tế của địa phương (như tham gia khoanh nuôi trồng thủy, hải sản; tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc; xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương). Vấn đề tạo vốn cho thanh niên nông thôn hiện nay đang là đòi hỏi cấp bách. Điều kiện kinh tế hiện nay vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa còn khó khăn (phụ lục 6).

Ở nhiều nơi, các nghề truyền thống bị mai một. Tự bản thân thanh niên khó có khả năng thực hiện việc tổ chức sản xuất, mở mang ngành nghề phụ, khôi phục nghề truyền thống của địa phương. Sự trợ giúp của tổ chức Đoàn thông qua lập các dự án vay vốn giải quyết việc làm cho thanh niên là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực. Dĩ nhiên xây dựng các dự án, chương trình vay vốn phát triển sản xuất, tạo việc làm cho thanh niên không phải là phương án duy nhất. Ở nhiều nơi, thanh niên đã tự nhóm họp các tổ nhóm trợ vốn, giúp nhau vốn phát triển sản xuất. Điều này tổ chức Đoàn cơ sở có thể làm được với tư cách tư vấn, làm khâu trung gian trợ giúp cho thanh niên.

Nội dung của phong trào "Thanh niên lập nghiệp" rất phong phú.

Điều kiện thực tế vùng Công giáo tập trung hiện nay ở Thanh Hóa nếu tổ chức Đoàn cơ sở tập trung làm tốt được những nội dung như trên sẽ là những việc làm thiết thực, có điều kiện thực thi, có sức cuốn hút thanh niên, tháo gỡ những khó khăn của thanh niên vùng Công giáo tập trung hiện

nay. Tuy nhiên, dẫu thực hiện nội dung, hình thức nào trong phong trào"

Thanh niên lập nghiệp" ở cơ sở, tổ chức Đoàn cần quan tâm tới lợi ích chính đáng của thanh niên, nhu cầu và sự phát triển của thanh niên là tín đồ đạo Công giáo.

* Phong trào "Tuổi trẻ giữ nước", thực chất là sự quán triệt sâu sắc quan điểm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với việc tăng cường công tác an ninh quốc phòng của đất nước, phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh.

Ở đây, vấn đề nâng cao nhận thức trong thanh niên tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh với âm mưu "Diễn biến hòa bình" của kẻ thù, tự giác góp phần bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương được đặc biệt chú trọng. Nội dung hoạt động trọng tâm của tổ chức cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung là làm tốt nội dung giáo dục ý thức bảo vệ tổ quốc cho thanh niên (mục 2.1 đã phân tích). Muốn vậy, cần chăm lo củng cố, xây dựng các tổ đội thanh niên xung kích an ninh hoạt động thường xuyên có chất lượng, tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa bàn dân cư. Thực tế vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa, một số nơi như ở Tĩnh Gia, Vĩnh Lộc, Nga Sơn, Thọ Xuân, Hội đoàn Công giáo thành lập Hội Nghĩa binh, tổ chức chặt chẽ, có sự hỗ trợ kinh phí của tổ chức Giáo hội đã thu hút khá đông thanh niên tham gia.

Trong khi đó, các tổ đội thanh niên xung kích an ninh ở vùng Công giáo tập trung do Đoàn thanh niên đảm nhận, hoạt động hiệu quả kém, chưa tập hợp được đông đảo thanh niên Công giáo. Việc xây dựng các đội thanh niên xung kích an ninh ở vùng Công giáo tập trung hiện nay thực sự cần thiết. Điều đó không chỉ phát huy vai trò của thanh niên tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn các tệ nạn xã hội tại địa bàn, mà còn góp phần nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, trách nhiệm xây dựng thôn, bản an toàn, làm chủ cho thanh niên.

Tiếp tục phát động trong thanh niên Công giáo phong trào xây dựng quỹ "Vì chiến sĩ nơi biên giới hải đảo" thông qua các hoạt động viết thư thăm hỏi, quyên góp tặng quà, tổ chức kết nghĩa thanh niên ba lực lượng

(thanh niên địa phương, công an, quân đội đóng quân trên địa bàn). Đồng thời, tổ chức tốt phong trào "đền ơn đáp nghĩa" sâu rộng trong thanh niên thông qua các hoạt động xây dựng quỹ "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng ngôi nhà tình nghĩa, nhận giúp đỡ, đỡ đầu con em thương binh liệt sĩ, gia đình chính sách gặp khó khăn, tu bổ, bảo quản, làm đẹp các bia, tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ. Đẩy mạnh phong trào "Khỏe để lập nghiệp và giữ nước". Các hoạt động rèn luyện thân thể với phương châm: Mỗi thanh niên lựa chọn một môn thể thao ưa thích để rèn luyện, mỗi cơ sở Đoàn đều có phong trào rèn luyện thể thao. Tổ chức các hoạt động thể thao du lịch như: hành quân về nguồn, về thăm khu di tích lịch sử cách mạng, cắm trại dã ngoại,... để không ngừng nâng cao sức khỏe, bản lĩnh và kiến thức quân sự phổ thông cho thanh niên. Các hoạt động trên, trong thực tế vùng Công giáo tập trung ở Thanh Hóa, tổ chức Giáo hội, thông qua hội đoàn Công giáo ở nhiều nơi làm rất sôi động. Nội dung này, ở tiết 1.2, tác giả đã phân tích. Tuy nhiên, cần nói thêm rằng, hoạt động của Hội đoàn Công giáo đã cuốn hút đông đảo thanh niên Công giáo tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao v.v... Sự tham gia của họ vừa tự nguyện vừa có yếu tố ràng buộc bởi quy định chặt chẽ, có sự hỗ trợ về kinh phí của tổ chức Giáo hội. Trong khi đó, tổ chức cơ sở Đoàn vùng Công giáo tập trung, những năm qua, tuy đã có sự quan tâm phát động phong trào, song thực tế kinh phí cho hoạt động rất khó khăn nên chưa có sức cuốn hút thanh niên Công giáo tham gia.

Phong trào "Tuổi trẻ giữ nước" với những nội dung phong phú được phát động thường xuyên, tổ chức chặt chẽ, có sự hỗ trợ về kinh phí sẽ là yếu tố quan trọng để động viên, khuyến khích thanh niên Công giáo vào hoạt động. Thông qua đó, bồi dưỡng cho thanh niên nâng cao nhận thức về mục tiêu lý tưởng XHCN, về lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, ý thức cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch, nhận thức rõ quyền

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác vận ĐỘNG THANH NIÊN ở VÙNG CÔNG GIÁO tập TRUNG của tổ CHỨC cơ sở đoàn TỈNH THANH hóa HIỆN NAY THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w