Phát hành trái phiếu công ty

Một phần của tài liệu Ebook tài chính doanh nghiệp phần 1 (Trang 68 - 72)

3.2. Các nguồn vốn của doanh nghiệp và ph−ơng thức huy

3.2.2. Nợ và các phương thức huy động nợ của doanh nghiệp

3.2.2.2. Phát hành trái phiếu công ty

Trái phiếu là một tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn, bao gồm: trái phiếu Chính phủ (government bond) và trái phiếu công ty (corporate bond). Trái phiếu còn đ−ợc gọi là trái khoán. Trong phần này, chúng ta chỉ xem xét trái phiếu công ty trên một số khía cạnh cơ bản.

Một trong những vấn đề cần xem xét trước khi phát hành là lựa chọn loại trái phiếu nào phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp và tình hình trên thị tr−ờng tài chính.

Việc lựa chọn trái phiếu thích hợp là rất quan trọng vì có liên quan đến chi phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dẫn của trái phiếu.

Trước khi quyết định phát hành, cần hiểu rõ đặc điểm và ưu nhược điểm của mỗi loại trái phiếu. Trên thị trường tài chính ở nhiều nước, hiện nay thường lưu hành những loại trái phiếu doanh nghiệp nh− sau:

a- Trái phiếu có li suất cố định

Loại trái phiếu này th−ờng đ−ợc sử dụng nhiều nhất, tức là phổ biến nhất trong các loại trái phiếu doanh nghiệp. Lãi suất đ−ợc ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó. Như vậy cả doanh nghiệp (người đi vay) và người giữ trái phiếu (người cho vay) đều biết rõ mức lãi suất của khoản nợ trong suốt thời gian tồn tại (kỳ hạn) của trái phiếu. Việc thanh toán lãi trái phiếu cũng thường được quy định rõ, ví dụ trả 2 lần trong năm vào ngày 30/6 và 31/12.

Để huy động vốn trên thị trường bằng trái phiếu, phải tính đến mức độ hấp dẫn của trái phiếu. Tính hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố sau:

- Lãi suất của trái phiếu: đ−ơng nhiên, ng−ời đầu t− muốn đ−ợc h−ởng mức lãi suất cao nh−ng doanh nghiệp phát hành phải cân nhắc lãi suất có thể chấp nhận đ−ợc đối với trái phiếu của họ, chứ không thể trả thật cao cho nhà đầu t−.

Lãi suất của trái phiếu phải được đặt trong tương quan so sánh với lãi suất trên thị trường vốn, đặc biệt là phải tính đến sự cạnh tranh với trái phiếu của các công ty khác và trái phiếu Chính phủ. Giả sử trái phiếu kho bạc Nhà n−ớc kỳ hạn 5 năm có lãi suất 7,0%/năm, trái phiếu trung bình của một số công ty khác cùng kỳ hạn: 8,0%/năm; khi đó để phát hành thành công trái phiếu, cần quy định lãi suất trái phiếu sao cho có thể cạnh tranh đ−ợc với mức lãi suất đó. Tuy nhiên, một ràng buộc khác là chi phí lãi vay mà công ty phải trả cho các trái chủ. Nếu đ−a thêm các yếu tố khuyến khích vào trái phiếu thì có thể không cần nâng cao mức lãi suất.

- Kỳ hạn của trái phiếu: đây là yếu tố rất quan trọng không những đối với công ty phát hành mà cả đối với nhà đầu t−. Khi phát hành, doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình thị trường vốn và tâm lý dân cư mới có thể xác định kỳ hạn hợp lý. Ví dụ, trong tháng 9-2001, Ngân hàng Đầu t− và phát triển Việt Nam phát hành các loại trái phiếu vô danh và ghi danh với kỳ hạn 5 năm và 7 năm. Loại trái phiếu 5 năm bán đ−ợc với số l−ợng rất lớn nh−ng loại trái phiếu 7 năm thì không hấp dẫn công chúng.

- Uy tín của doanh nghiệp: Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thu hút đ−ợc công chúng mua trái phiếu vì nhà đầu t− phải đánh giá uy tín của doanh nghiệp thì mới quyết định mua hay không mua. Các doanh nghiệp có uy tín và vững mạnh thì dễ dàng hơn trong việc phát hành trái phiếu ra công chúng để huy

động vốn.

Trong việc phát hành trái phiếu, cũng cần chú ý đến mệnh giá vì nó có thể liên quan đến sức mua của dân chúng. Đặc biệt, ở Việt Nam khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần xác định một mức mệnh giá vừa phải để nhiều người có thể mua được, tạo sự lưu thông dễ dàng cho trái phiếu trên thị trường.

b- Trái phiếu có li suất thay đổi

Tuy gọi là lãi suất thay đổi nh−ng thực ra loại này có lãi suất phụ thuộc vào một số nguồn lãi suất quan trọng khác. Chẳng hạn, lãi suất LIBOR (Lodon Interbank Offered Rate) hoặc lãi suất cơ bản (Prime Rate).

Khi nào nên phát hành loại trái phiếu thả nổi? Trong điều kiện có mức lạm phát khá cao và lãi suất thị trường không ổn định, doanh nghiệp có thể khai thác tính −u việc của loại trái phiếu này. Do các biến động của lạm phát kéo theo sự giao động của lãi suất thực, các nhà đầu tư mong muốn được hưởng một lãi suất thoả đáng khi so sánh với tình hình thị trường. Vì vậy, một số người ưa thích trái phiếu thả nổi. Tuy nhiên, loại trái phiếu này có một vài nh−ợc điểm:

Doanh nghiệp không thể biết chắc chắn về chi phí lãi vay của trái phiếu,

điều này gây khó khăn một phần cho việc lập kế hoạch tài chính.

Việc quản lý trái phiếu đòi hỏi tốn nhiều thời gian hơn do doanh nghiệp phải thông báo các lần điều chỉnh lãi suất.

c- Trái phiếu có thể thu hồi (callable bond)

Một số doanh nghiệp lựa chọn cách phát hành những trái phiếu có thể thu hồi, tức là doanh nghiệp có thể mua lại vào một thời gian nào đó. Trái phiếu nh−

vậy phải được quy định ngay khi phát hành để người mua trái phiếu được biết.

Doanh nghiệp phải quy định rõ về thời hạn và giá cả khi doanh nghiệp chuộc lại trái phiếu. Thông thường, người ta quy định thời hạn tối thiểu mà trái phiếu sẽ không bị thu hồi, ví dụ trong thời gian 36 tháng.

Loại trái phiếu có thể thu hồi có những −u điểm sau:

Có thể đ−ợc sử dụng nh− một cách điều chỉnh l−ợng vốn sử dụng. Khi không cần thiết, doanh nghiệp có thể mua lại các trái phiếu, tức là giảm số vốn vay.

Doanh nghiệp có thể thay nguồn tài chính do phát hành trái phiếu loại này bằng một nguồn tài chính khác thông qua mua lại các trái phiếu đó.

Tuy nhiên, nếu không có những hấp dẫn nào đó thì trái phiếu này không

đ−ợc −a thích.

d- Chứng khoán có thể chuyển đổi

Các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty Mỹ, thường phát hành những chứng khoán kèm theo những điều kiện có thể chuyển đổi đ−ợc. Nói chung, sự chuyển đổi và lựa chọn cho phép các bên (doanh nghiệp, người đầu tư) có thể lựa chọn cách thức đầu t− có lợi và thích hợp.

Có một số hình thức chuyển đổi, ở đây chỉ đề cập hai loại:

Giấy bảo đảm (warrant): Người sở hữu giấy bảo đảm có thể mua một số lượng cổ phiếu thường, được quy định trước với giá cả và thời gian xác định.

Trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một số lượng nhất định các cổ phiếu thường. Nếu thị giá của cổ phiếu tăng lên thì ng−ời giữ trái phiếu có cơ may nhận đ−ợc lợi nhuận cao.

Câu hỏi ôn tập

1. Vốn của doanh nghiệp và phương thức huy động? Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

2. Đối với một doanh nghiệp, sử dụng nợ chỉ có lợi chứ không có hại. Hãy b×nh luËn.

3. Đối với một doanh nghiệp, chính sách tài trợ tối −u là chính sách tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Hãy bình luận.

Ch−ơng 4

quản lý đầu t− của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ebook tài chính doanh nghiệp phần 1 (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)