4.1.1. Khái niệm
Đầu t− là hoạt động chủ yếu, quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Trong hoạt động đầu tư, doanh nghiệp bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Hoạt động này đ−ợc thể hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu t−.
Dự án đầu t− là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu, phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới một trạng thái mong muốn. Nội dung của dự án đầu t− đ−ợc thể hiện trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật, là văn bản phản ánh trung thực, chính xác kết quả nghiên cứu về thị tr−ờng, môi tr−ờng kinh tế - kỹ thuật và môi tr−ờng pháp lý, về tình hình tài chính v.v...
Để có thể đáp ứng mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, doanh nghiệp cần có chiến l−ợc trong việc tìm kiếm và lựa chọn các dự án
đầu t−. Nếu không có những ý t−ởng mới và dự án đầu t− mới, doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay. H−ớng phát triển cho những sản phẩm mới, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm hay làm tăng khả năng thu lợi của sản phẩm hiện có là những vấn đề các nhà quản lý tài chính luôn tìm kiếm lời giải đáp.
4.1.2. Phân loại đầu t−
Tuỳ theo các mục đích khác nhau, có thể phân loại đầu t− của doanh nghiệp theo các tiêu thức khác nhau. Theo cơ cấu tài sản đầu t−, có thể phân loại đầu t− của doanh nghiệp thành:
Đầu t− tài sản cố định
Đây là các hoạt động đầu t− nhằm mua sắm, cải tạo, mở rộng tài sản cố định của doanh nghiệp. Đầu tư tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu t− của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất.
Loại đầu t− này bao gồm: đầu t− xây lắp; đầu t− mua sắm máy móc thiết bị;
đầu t− tài sản cố định khác. Các tài sản cố định đ−ợc đầu t− có thể là tài sản cố định hữu hình hoặc tài sản cố định vô hình.
Đầu t− tài sản l−u động
Đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài sản lưu động cần thiết để
đảm bảo cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp đ−ợc tiến hành bình thường. Nhu cầu đầu tư tài sản lưu động phụ thuộc vào đặc
điểm của hoạt động sản xuất - kinh doanh, vào nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp.
Đầu t− tài sản tài chính
Các doanh nghiệp có thể đầu t− vào các tài sản tài chính nh− mua cổ phiếu, trái phiếu, hoặc tham gia góp vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác. Hoạt động tài chính ngày càng có tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp.
Phân loại đầu t− theo cơ cấu tài sản đầu t− có thể giúp các nhà quản lý tài chính xây dựng một kết cấu tài sản thích hợp nhằm đa dạng hoá đầu t−, tận dụng đ−ợc năng lực sản xuất và năng lực hoạt động, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động đầu t−.
Căn cứ theo mục đích đầu t−, có thể phân loại đầu t− thành: đầu t−
tăng năng lực sản xuất; đầu t− đổi mới sản phẩm; đầu t− đổi mới thiết bị;
đầu t− mở rộng sản xuất kinh doanh; đầu t− nâng cao chất l−ợng sản phẩm;
đầu t− mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ sản phẩm; v.v... Việc phân loại này có thể giúp cho các nhà quản lý tài chính xác định hướng đầu tư và kiểm soát được tình hình đầu t− theo những mục tiêu đã định.
4.1.3. ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư
4.1.3.1. ý nghĩa của quyết định đầu t−
Đầu t− là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến l−ợc đối với doanh nghiệp. Về mặt tài chính, đây là quyết định tài trợ dài hạn, có tác
động lớn tới hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm của các dự án đầu t− là th−ờng yêu cầu một l−ợng vốn lớn và sử dụng vốn trong một thời gian dài, do đó, các dự án thường bị lạc hậu ngay từ lúc có ý tưởng
đầu t−. Sai lầm trong việc dự toán vốn đầu t− có thể dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng đối với doanh nghiệp. Vì
vậy, quyết định đầu t− của doanh nghiệp là quyết định có tính chiến l−ợc,
đòi hỏi phải được phân tích và cân nhắc kỹ lưỡng các nhân tố ảnh hưởng.
4.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
- Chính sách kinh tế. Trên cơ sở luật pháp về kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà N−ớc tạo môi tr−ờng và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh và hướng các hoạt động của doanh nghiệp phục vụ cho chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi thời kỳ. Sự thay
đổi trong chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động của doanh nghiệp, do đó cần dự báo đ−ợc những thay đổi trong chính sách kinh tế và đánh giá được những ảnh hưởng của yếu tố này
đến hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Đặc biệt, doanh nghiệp cần tận dụng các yếu tố khuyến khích trong chính sách phát triển kinh tế.
- Thị tr−ờng và cạnh tranh. Muốn tồn tại và phát triển, sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng. Không những thế, doanh nghiệp phải định hướng nhu cầu cho các khách hàng tiềm năng
đối với các sản phẩm hiện có và các sản phẩm mới. Việc nghiên cứu thị trường quyết định khả năng tồn tại và phát triển của các sản phẩm, từ đó quyết định tới hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp cần quan tâm tới khả năng của các đối thủ cạnh tranh, của những sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Các nghiên cứu về thị tr−ờng, về các yếu tố cạnh tranh phải đ−ợc luận giải chi tiết trong luận chứng kinh tế - kỹ thuật.
- Chi phí tài chính. Sự thay đổi về lãi suất và chính sách thuế sẽ có
ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu vốn và dự toán vốn của doanh nghiệp. Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Việc dự báo chính xác sự thay đổi trong chính sách thuế và lãi suất sẽ có thể làm giảm rủi ro cho hoạt động đầu t−.
- Tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Yếu tố này sẽ ảnh h−ởng tới việc lựa chọn các trang thiết bị, phương pháp khấu hao tài sản cố định, chất lượng và giá thành sản phẩm, v.v... Việc sai lầm trong dự báo tiến bộ khoa học - kỹ thuật có thể ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư.
- Khả năng tài chính của doanh nghiệp. Quyết định đầu t− phải đ−ợc xem xét trong giới hạn về khả năng huy động vốn của doanh nghiệp và dự báo các nhu cầu đầu t− trong t−ơng lai. Việc bỏ vốn trong hiện tại sẽ làm doanh nghiệp mất đi khả năng đầu t− mới trong các thời điểm tiếp theo.
Doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới dự báo khả năng huy động vốn để đáp ứng các nhu cầu đầu tư trong tương lai, từ đó có sự phân tích và lựa chọn các phương thức, các công cụ huy động vốn thích hợp.