Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn thị ánh tuyết phúc yên vĩnh phúc (Trang 31 - 35)

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại

Qua quá trình tìm hiểu thông tin, lấy số liệu từ phòng kế toán của trại, em con trực tiếp hỏi anh quản lý và kỹ sư về thông tin của trại để đánh giá tình hình chăn nuôi trong 3 năm qua.

3.4.2.2. Phương pháp thực hiện trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại

Chúng em thực hiện quy trình đang được áp dụng cho đàn lợn nái nuôi tại trại và theo dõi, đánh giá hiệu quả.

* Quy trình chăm sóc lợn nái - Chăm sóc lợn nái chờ phối:

+ Đối với hậu bị: ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 3kg/con/ngày đến khi lên giống.

+ Đối với lợn nái cai sữa: cho nhịn ăn 1 ngày sau cai sữa, sau đó cho ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 3kg/con /ngày đến khi lên giống.

Cả hai loại đều được ở trong môi trường có ánh sáng tốt, bổ sung vitamin ADE vào khẩu phần ăn của lợn nái.

- Chăm sóc lợn nái mang thai:

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng mang thai. Hàng ngày chúng em vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả, vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, lấy thức ăn cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn GF07, GF08 với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như sau:

+ Đối với nái chửa 3 tuần đầu, hậu bị và lứa 1 - 2 ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 2 kg/con/ngày, lứa 3 - 7 sẽ cho ăn 2,2kg/con, cho ăn 1 lần trong ngày.

+ Đối với nái chửa từ 22 - 84 ngày cho ăn GF07, ở giai đoạn này sẽ tăng cám cụ thể: Hậu bị và lứa 1 - 2 là 2,2 - 2,4kg/con, lứa 3-7 là 2,4 - 2,6 kg/con, cho ăn 1 lần trong ngày.

+ Đối với nái chửa từ 85 - 114 ngày ăn cám GF08. Tăng cám: Hậu bị và lứa 1 - 2 là 2,8 - 3kg/con, lứa 3 - 7 là 3 - 3,5 kg/con, cho ăn 1 lần trong ngày.

Chú ý: lợn gầy và bụng lợn để điều chỉnh cám cho phù hợp.

- Chăm sóc lợn nái đẻ:

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn như sau:

+ Đối với nái hậu bị và lứa 1 - 2, ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 2,8 - 3 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày.

+ Đối với nái từ lứa 3 - 7, ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 3 - 3,5kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.

+ Đối với nái trước đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 2kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày.

+ Lợn đẻ được 1-7 ngày, lượng thức ăn từ 0,5 - 6 kg/con/ngày, chia làm ba bữa sáng lúc 5 giờ, 9 giờ, chiều lúc 16 giờ, mỗi bữa tăng lên 0,5 kg.

+ Khi lợn nái đẻ được 1 tuần thì cho ăn 3 bữa/ngày vào 5 giờ, 9 giờ, 16 giờ với tiêu chuẩn 2,5-3kg/con /bữa.

3.4.2.3. Phương pháp áp dụng quy trình vệ sinh, phòng bệnh tại trại

+ Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc công nhân cũng như sinh viên đều phải tắm sạch sẽ, mặc quần áo lao động, xịt cồn, đi ủng nhúng vào thùng vôi rồi mới vào chuồng.

+ Việc đầu tiên vào chuồng là kiểm tra lợn và cào phân tránh lợn nằm đè phân.

+ Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APA Clean và một số thuốc sát trùng khác 1 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 25ml sát trùng/10 lít nước .

Ở chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa.

Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch vôi xút, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch vôi xút pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng nước. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó phun vôi. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa xuống. Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 3.1:

Bảng 3.1. Lịch phun thuốc sát trùng của trại

Thứ Trong chuồng

Ngoài chuồng Chuồng bầu Chuồng đẻ

Thứ 2 Quét hoặc rắc vôi

hành lang Phun sát trùng + rắc vôi Phun sát trùng toàn bộ khu vực Thứ 3 Phun sát trùng Quét hành lang + Phun sát

trùng

Thứ 4 Xả vôi xút gầm Xả vôi xút gầm Rắc vôi

Thứ 5 Phun sát trùng Phun sát trùng

Thứ 6 Phun sát trùng Rắc vôi Phun sát trùng

Thứ 7 Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng Vệ sinh tổng khu Chủ

nhật Phun sát trùng Phun sát trùng (Nguồn: Quản lý trại)

* Quy trình tiêm phòng

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn nái của trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Quy trình này được thực hiện rõ qua bảng 3.2:

Bảng 3.2. Lịch phòng vaccine của trại lợn nái Thời điểm phòng bệnh Vaccine Phòng bệnh Liều

(ml/con)

Đường tiêm

Hậu bị

Sau khi nhập về

1 tuần Ingelvac PRRS Tai xanh 2 Tiêm bắp Sau khi nhập về

2 tuần Farrowsure Khô thai +

doramectin 2 Tiêm bắp Sau khi nhập về

3 tuần Colapets Dịch tả 2 Tiêm bắp

Sau khi nhập về 4 tuần

Porcilis Bengonia

Giả dại +

LMLM 2 Tiêm bắp

Sau khi nhập về

5 tuần Ingelvac PRRS Tai xanh 2 Tiêm bắp Sau khi nhập về

6 tuần

Farrowsure Aftopor

Khô thai +

LMLM 2 Tiêm bắp

Lợn nái

Mang thai được

10 tuần Colapets Dịch tả 2 Tiêm bắp

Mang thai được

12 tuần Aftopor LMLM 2 Tiêm bắp

Mang thai

được 14 tuần E.coli HANVET

TOBACOLI 2 Tiêm bắp

(Nguồn: Phòng Kỹ Thuật công ty GreenFeed Việt Nam) 3.4.2.4. Phương pháp chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản

- Theo dõi, quan sát tình trạng sức khỏe của lợn nái sinh sản.

- Dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh để chẩn đoán lợn nái sinh sản.

3.4.2.5. Phương pháp điều trị

Bệnh viêm tử cung - Phác đồ điều trị:

+ Amoxi la ap: 1 ml/10kgTT/1 ngày/1 lần

+ oxytocine: 5 ml/con Điều trị trong 3 ngày.

Bệnh viêm vú

Phác đồ điều trị: Bệnh viêm vú có thể sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị, ở trong trại thường sử dụng phác đồ sau để điều trị:

+ Tiêm Amoxi LA ap: 1ml/10kgTT/1 lần/2 ngày.

+ Tiêm analgin: 1ml/10kgTT/lần/ ngày.

Điều trị trong 3 ngày.

Bệnh viêm khớp Phác đồ điều trị:

Phác đồ: Tiêm vetrimoxin 1 ml/10 kgTT/ lần/ 2 ngày.

Hoặc tiêm pendistrep L.A. 1 ml/10 kg TT/ ngày/ lần.

Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn thị ánh tuyết phúc yên vĩnh phúc (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)