Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn thị ánh tuyết phúc yên vĩnh phúc (Trang 36 - 41)

Bảng 4.2. Số lượng lợn nái trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại Tháng Nái hậu bị Nái chửa Nái đẻ, nuôi con

5/2019 0 72 20

6/2019 0 79 14

7/2019 0 88 3

8/2019 0 67 27

9/2019 26 69 24

10/2019 26 76 16

Tổng 54 451 104

Qua bảng 4.2, qua 6 tháng thực tập số lượng lợn em trực tiếp nuôi dưỡng tại trại là: lợn hậu bị là 54 con, lợn nái chửa là 451 con. Nái đẻ và nuôi con là 104 con.

Lượng thức ăn của nái chửa và hậu bị:

- Đối với nái chửa 3 tuần đầu, hậu bị và lứa 1 - 2 ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 2 kg/con/ngày, lứa 3 - 7 sẽ cho ăn 2,2kg/con, cho ăn 1 lần trong ngày.

- Đối với nái chửa từ 22 - 84 ngày cho ăn GF07, ở giai đoạn này sẽ tăng thức ăn cụ thể: Hậu bị và lứa 1 - 2 là 2,2 - 2,4kg/con, lứa 3 - 7 là 2,4 - 2,6 kg/con, cho ăn 1 lần trong ngày.

- Đối với nái chửa từ 85 - 114 ngày ăn thức ăn GF08. Tăng thức ăn: Hậu bị và lứa 1 - 2 là 2,8 - 3kg/con, lứa 3 - 7 là 3 - 3,5 kg/con, cho ăn 1 lần trong ngày.

 Lượng thức ăn của nái chờ đẻ và nái đẻ:

- Đối với nái hậu bị và lứa 1 - 2, ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 2,8 - 3 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày.

- Đối với nái từ lứa 3 - 7, ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 3 - 3,5kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày.

- Đối với nái trước đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn thức ăn GF08 với tiêu chuẩn 2kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày. Lợn đẻ từ 1-7 ngày, lượng thức ăn từ 0,5 - 6 kg/con/ngày, chia làm ba bữa: 5 giờ, 9 giờ, chiều lúc 16 giờ, mỗi bữa tăng lên 0,5 kg.

- Khi lợn nái đẻ được 1 tuần thì cho ăn 3 bữa/ngày vào 5 giờ, 9 giờ, 16 giờ với tiêu chuẩn 2,5 - 3kg/con/ bữa.

4.2.2. Tình hình phối lợn của lợn nái nuôi tại trại

Bảng 4.3. Tình hình phối lợn của lợn nái nuôi tại trại Tháng Số nái phối Số con đạt Tỷ lệ

(%)

Số con không đạt

Tỷ lệ (%)

5/2019 35 33 94,29 2 5,71

6/2019 22 22 100 0 100

7/2019 25 25 100 0 100

8/2019 6 6 100 0 100

9/2019 19 19 100 0 100

10/2019 32 31 96,88 1 3,12

Tồng 139 136 97,84 3 2,16

Qua bảng 4.3, ta thấy rằng số lượng lợn nái phối qua từng tháng là khác nhau. Số nái phối là 139 con mà số con đạt là 136 con chiếm 97.84% trong 6 tháng . Đây là tỷ lệ lý tưởng cho những trại chăn nuôi heo nái. Có thể thấy rằng kỹ thuật phối, các khâu chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh đang làm rất tốt.

- Phối lợn:

+ Đối với hậu bị sau khi lên giống lần 2 thì tiến hành phối. Nái hậu bị và nái cai sữa sau 5 ngày lên giống thì tiến hành phối luôn , phối 2 liều tinh và mỗi liều cách nhau 10 - 12h. Đối với nái cai sữa lên giống trước 5 ngày thì sáng lì chiều phối và phối 2 liều tinh cách nhau 10 - 12h.

+ Trước khi phối cần tắm cho lợn nái đã lên giồng, chuẩn bị khăn lau, giấy, gel, que phối, tinh. Bước đầu cần lau qua hoa của lợn bằng khăn sau đó lau sạch bằng giấy. Lấy que phối cho gel lên đầu phối rồi đẩy từ từ vào âm đạo của lợn cho dến khi chạm tử cung sau đó bắt đầu phối.

4.2.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Bảng 4.4. Tình hình sinh sản của lợn nái chăm sóc tại trại

Tháng Số con đẻ Đẻ bình thường

Tỷ lệ (%)

Số con đẻ khó phải can

thiệp

Tỷ lệ (%)

5/2019 20 19 95 1 5

6/2019 14 13 92,86 1 7,14

7/2019 3 3 100 0 0

8/2019 27 27 100 0 0

9/2019 24 24 100 0 0

10/2019 16 16 100 0 0

Tổng 104 102 98,08 2 1,92

Qua bảng 4.4 ta thấy:

Trong tháng 5 có 20 lợn đẻ, có tỷ lệ lợn đẻ bình thường là 95%, tỷ lệ lợn đẻ khó can thiệp bằng kích tố là 5%.

Trong tháng 6 có 14 lợn đẻ, có tỷ lệ lợn đẻ bình thường là 92.86%, tỷ lệ lợn đẻ khó can thiệp bằng kích tố là 7,14%.

Trong tháng 7 có 3 lợn đẻ, có tỷ lệ lợn đẻ bình thường là 100%.

Trong tháng 8 có 27 lợn đẻ, có tỷ lệ lợn đẻ bình thường là100%.

Trong tháng 9 có 24 lợn đẻ, có tỷ lệ lợn đẻ bình thường là 100%.

Trong tháng 10 có 16 lợn đẻ, có tỷ lệ lợn đẻ bình thường là 100%.

Như vậy, phần lớn lợn nái của trại đẻ bình thường là 98,08%, số đẻ khó cần can thiệp bằng kích tố là 1,92%.

4.2.3. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái

Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái

Tháng Số lợn nái đẻ

Số con đẻ ra (con)

Số con đẻ ra/lứa

( 𝒙 ̅̅̅)

Số con còn sống đến cai

sữa (con)

Số con còn sống đến cai sữa

( 𝒙̅ )

5/2019 20 242 12,10 211 10,.55

6/2019 14 127 9,07 102 7,30

7/2019 3 47 15,70 40 13,33

8/2019 27 416 15,41 401 14,85

9/2019 24 262 10,92 247 10,30

10/2019 16 181 11,31 169 10,56

Tổng 104 1275 12,26 1170 11,25

Qua bảng 4.5 cho thấy: Ở lợn GF24 có số con đẻ ra trên một lứa là 12,26 con. Số con sống đến 21 ngày ở lợn GF24 là 11,25 con. Trại Nguyễn Thị Ánh Tuyết tiến hành cai sữa lợn con vào 21 ngày tuổi nên số con sống đến cai sữa và số con sống đến 21 ngày là như nhau.

Trong quá trình nuôi dưỡng từ sau khi đẻ đến 21 ngày số lượng lợn con đều giảm đi đáng kể. Có nhiều nguyên nhân là do lợn mẹ đè chết, do loại thải, một số lợn con nhiễm trùng hay mắc bệnh dẫn đến chết. Vì vậy trong quá trình nuôi dưỡng cần chú trọng số lượng nhân công trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè. Trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hecni phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Tuân thủ đúng yêu cầu như trên thì chúng ta có thể hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo tỷ lệ lợn con xuất bán nhiều, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trại lợn nguyễn thị ánh tuyết phúc yên vĩnh phúc (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)