Phần 2: NỘI DUNG THỰC TẬP
V- 111: BỂ KHỬ TRÙNG 112: BỂ CHỨA BÙN
4. Nội dung quy trình
2.8. Vai trò của người dược sĩ trong phòng kế hoạch, phòng cung ứng vật tư
2.8.1. Vai trò
- Tham mưu và giúp việc cho tổng giám đốc công ty trong việc lập kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất thực tế và đáp ứng yêu cầu giao hàng.
- Tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong công tác quản lý, sắp xếp hệ thống kho nguyên liệu, bao bì, vật tư (kho nguyên liệu), quy trình quản lý nguyên vật liệu tại công ty đạt hiệu quả cao nhất.
- Tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc tính toán, xây dựng giá thành kế hoạch của các sản phẩm phục vụ cho công tác điều hành.
- Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong công tác lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất các sản phẩm của công ty với giá cả hợp lý và đúng theo tiêu chuẩn đăng ký.
- Người dược sĩ có trách nhiệm làm từng nhiệm vụ và đúng chức năng ở nơi hay phòng ban công ty được giao (Người giới thiệu thuốc: trình dược viên; nhân viên văn phòng kiểm soát chất lượng QC, phòng sản xuất, phòng nghiên cứu và phát triển…)
- Siêng năng, tích cực làm việc, trung thực với những gì viết vào hồ sơ lưu, phải làm theo quy trình trao tác chuẩn SOP mà cấp trên giao cho hay công ty.
- Người Dược sĩ được phân công và phải luôn đặt yếu tố “chính xác” lên hàng đầu.
2.8.2. Nhiệm vụ
- Trực tiếp xây dựng và là trung tâm điều hành quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty theo tuần và tháng trình Ban Giám Đốc công ty duyệt.
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang Page 56 xuất thì tiến hành đánh lệch sản xuất sau khi có sự chuẩn bị đầy đủ về nguyên vật liệu, nhân lực, thiết bị.. đảm bảo cam kết giao hàng theo đúng thời gian và số lượng.
- Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản cho Tổng Giám Đốc công ty về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty, đánh giá kết quá, phân tích nguyên nhân để có phương hướng xử lý phù hợp.
- Xây dựng giá thành kế hoạch làm cơ sở phục vụ cho công tác lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng giá bán sản phẩm công ty và sản xuất gia công.
- Chủ trì phối hợp cùng các phòng ban liên quan để nắm bắt sự thay đổi quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đồng thời cập nhật sự biến động giá cả các loại vật tư nguyên liệu trên thị trường cũng như sự thay đổi về chính sách của Nhà Nước trình Tổng Giám Đốc công ty quyết định điều chỉnh giá thành sản phẩm của công ty cho phù hợp.
- Thường xuyên cập nhật chi phí sản xuất nhằm phát hiện các chi phí bất hợp lý trong quá trình sản xuất đồng thời qua đó đề xuất các phương án cải tiến trong quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm trình Tổng Giám Đốc công ty quyết định.
- Tìm kiếm, cập nhật danh sách các nhà cung cấp vật tư nguyên liệu, tiến hành đánh giá, thương thảo để tổ chức mua vật tư nguyên liệu được nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí đảm bảo đúng quy trình theo quy chế công ty.
- Tìm hiểu, liên hệ các nhà sản xuất, các đại lý phân phối về vật tư nguyên liệu trong và ngoài nước để chủ động nguồn cung cấp đảm bảo nguồn cung ứng vật tư ổn định, đúng chất lượng. Sau quá trình thương thảo thì trình Tổng Giám Đốc phê duyệt.
- Cân đối vật tư đầu vào để chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng phục vụ kịp thời cho sản xuất. Phân tích hiệu quả sử dụng các nguyên liệu, vật tư bao bì phục vụ cho hoạt động sản xuất, đề xuất các biện pháp nhằm tiết kiệm nguyên liệu đầu vào.
- Biên soạn và trình Tổng Giám Đốc các quy trình làm việc của phòng như: quy trình mua nguyên liệu vật tư bao bì… (nguyên liệu), quy trình đấu giá mua nguyên liệu, quy trình thanh lý hợp đồng mua nguyên liệu, quy trình cử lý
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang Page 57 mua nguyên liệu, vật tư, bao bì…nhằm tiến đến quy trình hóa các hoạt động của phòng đạt hiệu quả cao nhất.
- Đảm bảo số liệu về tồn kho nguyên liệu chính xác, cập nhật liên tục, định kỳ hàng tuần cung cấp thông tin số liệu về nguyên liệu tồn kho, xử lý tồn kho…cho Tổng Giám Đốc.
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang Page 58 MỘT SỐ THUỐC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY