Thông tin giới thiệu thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp nhà thuốc Thảo Nhung (Trang 68 - 85)

PHẦN 2: NỘI DUNG THỰC TẬP

2.5. Thông tin giới thiệu thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc

2.5.1. Những quy định chung:

- Thông tin thuốc là việc thu thập và/hoặc cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc như chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, cách dùng, phản ứng có hại của thuốc, phòng ngừa khi dùng cho những nhóm người đặc biệt (Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi và các đối tượng khác) của đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thông tin thuốc nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin của các đơn vị, cá nhân đang trực tiếp hành nghề y, dược hoặc của người sử dụng thuốc.

- Hội thảo giới thiệu thuốc quy định tại Thông tư này là các buổi giới thiệu sản phẩm thuốc hoặc thảo luận chuyên đề khoa học cho cán bộ y tế có liên quan đến thuốc do các đơn vị kinh doanh thuốc tổ chức, tài trợ.

- Quảng cáo thuốc là hoạt động giới thiệu thuốc do đơn vị kinh doanh thuốc trực tiếp tiến hành hoặc phối hợp, hoặc tài trợ, uỷ quyền cho một đơn vị khác

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 63-

tiến hành để thúc đẩy việc kê đơn, cung ứng, bán và/hoặc sử dụng thuốc trên cơ sở sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

- Người giới thiệu thuốc là người của đơn vị kinh doanh thuốc trên lãnh thổ Việt Nam được đơn vị này phân công làm nhiệm vụ giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế.

- Quảng cáo thuốc trên các phương tiện quảng cáo khác là các hoạt động quảng cáo được chuyển tải trên các phương tiện chưa được đề cập trong Thông tư này.

2.5.2. Thông tin, quảng cáo thuốc:

a. Thông tin thuốc

 Trách nhiệm chung về thông tin thuốc:

Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế ngành và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) có trách nhiệm tổ chức thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc; kịp thời thông báo tới các đối tượng kê đơn và sử dụng thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc có trách nhiệm giúp Bộ Y tế trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích, báo cáo và cung cấp các thông tin có liên quan đến thuốc, các phản ứng có hại của thuốc.

 Thông tin thuốc của các đơn vị kinh doanh thuốc:

- Cơ sở bán lẻ thuốc cung cấp những thông tin có liên quan, hướng dẫn sử dụng thuốc khi bán lẻ cho người mua thuốc; thu thập và báo cáo phản ứng có hại của thuốc, các biểu hiện suy giảm chất lượng thuốc tới cơ quan quản lý chuyên môn trực tiếp.

- Cơ sở bán lẻ thuốc phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc của những tài liệu thông tin/quảng cáo thuốc đang được trưng bày, giới thiệu tại cơ sở mình; chỉ cho phép các đơn vị kinh doanh thuốc/hoặc người được uỷ quyền phân phát những tài liệu thông tin, quảng cáo đã được chấp thuận của Cục Quản lý dược.

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 64-

b. Thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ Y Tế.

- Các hình thức thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ Y Tế:

 Thông qua "Người giới thiệu thuốc".

 Phát hành tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế.

 Hội thảo giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế.

 Trưng bày, giới thiệu thuốc tại các hội nghị, hội thảo chuyên ngành y tế.

- Trách nhiệm và giới hạn thông tin để giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế.

- Đơn vị kinh doanh thuốc hoặc đơn vị được ủy quyền chỉ được thông tin để giới thiệu các thuốc thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này cho cán bộ y tế.

- Nội dung thông tin thuốc giới thiệu cho cán bộ y tế không cần phải đăng ký với Cục Quản lý dược: Các thông tin về thuốc đã được Cục Quản lý dược chấp nhận trong hồ sơ đăng ký thuốc, bao gồm nhãn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

- Người giới thiệu thuốc: Chỉ có những người đã được cấp thẻ “Người giới thiệu thuốc” mới được cung cấp thông tin, giới thiệu thuốc cho cán bộ y tế.

- Người giới thiệu thuốc phải có đủ các điều kiện sau đây:

 Là cán bộ y, dược có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Trường hợp Người giới thiệu thuốc là cán bộ y, dược có trình độ chuyên môn trung cấp thì phải có thêm các điều kiện sau:

 Có ít nhất hai năm hoạt động tại cơ sở y, dược hợp pháp;

 Được tập huấn theo Chương trình khung đào tạo cho Người giới thiệu thuốc do Bộ Y tế quy định

 Đã được đơn vị tuyển dụng huấn luyện, đào tạo;

 Có đủ kiến thức về những thuốc được phân công giới thiệu, hiểu biết các văn bản quy phạm pháp luật về dược có liên quan.

- Nội dung tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế

 Tên thuốc: có thể dùng tên biệt dược hoặc tên gốc.

 Thành phần hoạt chất.

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 65-

 Đối với thuốc tân dược: Dùng tên theo danh pháp quốc tế.

 Đối với thuốc có nguồn gốc dược liệu: Dùng tên theo tiếng Việt (trừ tên dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên Latinh).

 Dạng bào chế.

 Công dụng, chỉ định.

 Liều dùng.

 Cách dùng.

 Tác dụng phụ và phản ứng có hại.

 Chống chỉ định và thận trọng.

 Tương tác thuốc.

 Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất và phân phối chính.

 Những thông tin mới dùng để tham khảo và những tài liệu để chứng minh nguồn gốc của những thông tin đó.

 Danh mục những tài liệu đã được dùng trích dẫn.

 Lưu ý về tương tác thuốc:

 Tương tác thuốc: những loại thuốc nào không được sử dụng đồng thời trong thời gian tiêm (hoặc uống) vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh; khi đã sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh thì không được sử dụng những loại thuốc nào;

 Cách sử dụng: vị trí tiêm (tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm trong da).

 Tai biến có thể xảy ra và cách xử lý: tai biến sớm, tai biến muộn.

c. Quảng cáo thuốc:

 Các loại thuốc được quảng cáo:

- Thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ Y tế ban hành và có số đăng ký đang còn hiệu lực được quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, tờ rơi, báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, pano, áp phích băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên không, dưới nước,

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 66-

phương tiện giao thông, vật thể di động khác và trên các phương tiện quảng cáo khác.

- Thuốc được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, có hoạt chất chính nằm trong danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình do Bộ Y tế ban hành được quảng cáo trên phát thanh, truyền hình.

 Hình thức quảng cáo thuốc tại nhà thuốc:

Do trình dược của các công ty Dược thực hiện bẳng hình thức: Quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, tờ rơi, áp phích.

 Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu sau đây:

- Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) phê duyệt.

- Chuyên luận về thuốc đó đã được ghi trong Dược thư Quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được quốc tế công nhận.

 Các nội dung quảng cáo:

- Tên thuốc: là tên trong quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Thành phần hoạt chất:

 Đối với thuốc tân dược: Dùng tên theo danh pháp quốc tế;

 Đối với thuốc có nguồn gốc dược liệu: Dùng tên theo tiếng Việt (trừ tên dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên Latinh).

- Chỉ định.

- Cách dùng.

- Liều dùng.

- Chống chỉ định và/hoặc những khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính

- Tác dụng phụ và phản ứng có hại

- Những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc

- Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc (Có thể thêm tên, địa chỉ nhà phân phối).

- Lời dặn "Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng".

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 67-

- Cuối trang đầu của tài liệu quảng cáo thuốc phải in:

 Số Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của Cục Quản lý dược:

XXXX/XX/QLD-TT, ngày ... tháng ... năm;

 Ngày ... tháng ... năm ... in tài liệu.

2.5.3. Mô tả việc hướng dẫn sử dụng thuốc cho khách hàng.

a. Các quy định về tư vấn cho người mua thuốc:

- Tư vấn đúng đắn đảm bảo hiệu quả điều trị

- Chỉ tư vấn và cung cấp thông tin về loại thuốc không bán theo đơn

- Với bệnh chưa cần thiết phải dùng thuốc nên giải thích về tự chăm sóc,tự theo dõi các triệu chứng

- Không thông tin quảng cáo thuốc trái quy định,không khuyến khích mua thuốc

- Tư vấn để bệnh nhân chọn loại thuốc có giá trị hợp lý,nhất là người nghèo.

b. Nhận xét về việc bán và sử dụng thuốc đảm bảo an toàn, hợp lí.

Thuốc là một mặt hàng đặc biệt liên quan tới sức khỏe và tính mạng con người nên cần được hướng dẫn sử dụng hợp lý từ những người có chuyên môn cũng như kiến thức về thuốc.

 Các bước cơ bản của bán thuốc:

- Hỏi người mua về bệnh và thuốc mà người mua yêu cầu

- Tư vấn lựa chọn thuốc phù hợp với khả năng của người mua, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời hoặc viết lên bao bì đóng gói thuốc

- Cung cấp thuốc phù hợp, kiểm tra đối chiếu đủ số lượng thuốc theo yêu cầu của người mua.

 Bán thuốc theo đơn.

- Người bán thuốc theo đơn phải có trình độ chuyên môn phù hợp với quy định của bộ y tế.

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 68-

- Phải bán đúng thuốc ghi trong đơn. Khi phát hiện có sai phạm hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, người bán sẽ phải thông báo lại cho người kê đơn biết.

- Phải giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ ,đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không có mục đích chữa bệnh.

- Dược sĩ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế,cùng ,cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua.

- Hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc và nhắc nhỡ thực hiện đúng đơn thuốc.

 Bảo quản thuốc

- Thuốc phải được bảo đảm theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.

- Nên sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.

- Thuốc kê đơn được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải sắp xếp riêng các thuốc bán theo đơn tránh gây nhầm lẫn.

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 69-

2.5.4. Phân loại nhóm thuốc, hoạt chất, dạng bào chế, liều dùng, chỉ định, chống chỉ định.

TOA 1:

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh Bệnh viện Hùng Vương

Khoa/ Phòng: Khám Nhũ Hoa (nhu)

ĐƠN THUỐC

Họ và tên: LÊ THỊ LOAN Tuổi 20 Giới tính: Nữ Địa chỉ: Thôn 4 Long Tân, Phú Riềng, Bình Phước

Chuẩn đoán: áp xe vú phối hợp với đẻ

STT Thuốc ĐVT SL Cách dùng:

1. Agi-Cotrim F 960mg viên 21,00 ngày uống 3 lần, lần 1 viên (Sulfamethoxazol+Trimethoprim)

2. Panadol 500mg (Acetaminophen) viên 21,00 ngày uống 3 lần, lần 1 viên Cộng khoản: 2 loại Ngày 28 tháng 6 năm 2016

Bác sĩ khám

Trần Thị Ngọc Bích

Lời dặn: HẸN 01 TUẦN TÁI KHÁM. THAY BĂNG MỖI NGÀY THÊM:

**** Medrol 16mg x 07 viên. Ngày uống 1 lần, lần 1 viên sau ăn sáng

**** Parlodel (Bromocriptine) 2,5mg x 14 viên. Ngày uống 2 lần, lần 1 viên

Phân tích thuốc:

1. Agi – Cotrim F 960mg (Sulfamethoxazol + Trimethoprim).

- Nhóm thuốc: Kháng sinh nhóm Sulfamid.

- Hoạt chất: Sulfamethoxazol 400 mg, Trimethoprim 80 mg.

- Dạng bào chế: viên nén

- Chỉ định: nhiễm khuẩn đường tiểu, tuyến tiền liệt, lị trực khuẩn, thương hàn.

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 70-

- Liều dùng: 1 viên/ lần, 3 lần/ ngày.

- Chống chỉ định: suy thận nặng, trẻ em dưới 2 tháng tuổi, mẫn cảm với Sulfonamid 2. Panadol 500mg (Acetaminophen).

- Nhóm thuốc: dẫn xuất anilin - Hoạt chất: Acetaminophen - Dạng bào chế: viên nang

- Chỉ định: giảm đau và hạ sốt từ nhẹ đến vừa.

- Liều dùng: 1 viên/ lần, 3 lần/ ngày

- Chống chỉ định: quá mẫn với Acetaminophen, người bị thiếu hụt G6PD.

3. Medrol 16 mg

- Nhóm thuốc: Glucocorticoid - Hoạt chất: Methylprednisolone - Dạng bào chế: viên nén

- Chỉ định: rối loạn nội tiết

- Liều dùng: 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày.

- Chống chỉ định: nhiễm nấm toàn thân, quá mẫn với thành phần thuốc.

4. Parlodel (Bromocriptine) 2.5 mg - Nhóm thuốc: chủ vận thụ thể Dopamin - Hoạt chất: Bromocriptine

- Dạng bào chế: viên nén

- Chỉ định: phòng ngừa hoặc ức chế tiết sữa sinh lý.

- Liều dùng: 1 viên/ lần, 2 lần/ ngày.

- Chống chỉ định: mẫn cảm với thành phần của thuốc, tăng huyết áp.

Nhận xét: thuốc không có sự tương tác, liều lượng hợp lý, an toàn.

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 71-

TOA 2:

BỘ Y TẾ

BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Số toa Thuốc: 5301098

ĐƠN THUỐC

Họ và tên: NGUYỄN THỊ MỸ Phái: Nữ Năm sinh: 1943 Ngày khám: 05/07/2016 Địa chỉ: Xã Hậu Thạnh Tây, Huyện Tân Thạnh, Long An.

Chuẩn đoán: Đau đầu mạn tính

1. TRAMADOL + ACETAMINOPHEN (BALARAT TAB v-37,5/325mg) 30 viên Sáng 7 giờ uống 1 viên

2. FLUNARIZINE 5mg (OSTEUM 5mg) 60 viên

Sáng 7 giờ uống 1 viên, chiều 17 giờ 1 viên

3. PIRACETAM + CINNARIZINE (PIRACEFTI- C v- 400/25mg) 60 viên Sáng 7 giờ uống 1 viên, chiều 17 giờ 1 viên

Ngày 05 tháng 07 nằm 2016 Bác sĩ điều trị

Ths.Bs Lê Nguyễn Nhựt Tín

 Phân tích đơn thuốc:

1. TRAMADOL + ACETAMINOPHEN (BALARAT TAB v-37,5/325mg) - Nhóm thuốc: kháng viêm không Steroid.

- Hoạt chất: Tramadol 37,5mg; Acetaminophen 325mg.

- Dạng bào chế: viên nén bao phim.

- Chỉ định: giảm đau

- Liều dùng: 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày.

- Chống chỉ định: quá mẫn với các thành phần của thuốc.

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 72-

2. FLUNARIZINE 5mg (OSTEUM 5mg) - Nhóm thuốc: kháng Histamin H1.

- Hoạt chất: Flunarizine

- Dạng bào chế: viên nang cứng - Chỉ định: dự phòng đau nửa đầu.

- Liều dùng: 1 viên/ lần, 2 lần/ ngày.

- Chống chỉ định: có tiền sử trầm cảm hoặc triệu chứng Parkinson.

3. PIRACETAM + CINNARIZINE (PIRACEFTI- C v- 400/25mg) - Nhóm thuốc: kháng Histamin H1.

- Hoạt chất: Piracetam 400mg; Cinnarizine 25 mg.

- Dạng bào chế: viên nang.

- Chỉ định: rối loạn tiền đình.

- Liều dùng: 1 viên/ lần, 2 lần/ ngày.

- Chống chỉ định: Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Nhận xét: thuốc không có sự tương tác, liều lượng hợp lý, an toàn.

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 73-

TOA 3:

BỘ Y TẾ

BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Số toa Thuốc: 5293902

ĐƠN THUỐC

Họ tên: NGUYỄN THỊ THẢO Phái: Nữ Năm sinh: 1993 Ngày khám: 01/07/2016 Địa chỉ: 79/7 Thị trấn Di Linh, Huyện Di Linh, Lâm Đồng

Chuẩn đoán: Viêm tai ngoài (T) + Ù TAI (P)

1. PIRACETAM + CINNARIZINE (PHEZAM v-400/25mg). 28 Viên Sáng 7 giờ uống 1 viên, chiều 17 giờ 1 viên (SAU ĂN)

2. GINKGO BILOBA (TEBONIN v-120mg) 14 Viên

Sáng 7 giờ uống 1 viên (SAU ĂN)

3. CIPROFLOXACIN (COLLYRE CILOXAN 0.3% 5ml) 1 Lọ Sáng 7 giờ nhỏ 4 giọt, chiều 17 giờ 4 giọt (NHỎ TAI)

4. CEFIXIME (AKINCEF v-200mg) 28 Viên

Sáng 7 giờ uống 1 viên, chiều 17 giờ 1 viên (SAU ĂN)

Ngày 01 tháng 07 năm 2016 Bác sĩ điều trị

BS.CKI. Ngô Văn Công

Phân tích đơn thuốc:

1. PIRACETAM + CINNARIZINE (PHEZAM v-400/25mg).

- Nhóm thuốc: kháng histamin H1

- Hoạt chất: Piracetam 400mg; Cinnarizine 25 mg.

- Dạng bào chế: viên nang.

- Chỉ định: tổn thương hệ tiền đình.

- Liều dùng: 1 viên/ lần, 2 lần/ ngày.

- Chống chỉ định: dị ứng với các thành phần của thuốc, suy thận nặng, xuất huyết não.

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 74-

2. GINKGO BILOBA (TEBONIN v-120mg) - Nhóm thuốc: thuốc có nguồn gốc Thảo dược.

- Hoạt chất: Ginkgo Biloba.

- Dạng bào chế: viên nén bao phim.

- Chỉ định: rối loạn tuần hoàn máu và thần kinh ở tai, mắt (ù tai, chóng mặt).

- Liều dùng: 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày.

- Chống chỉ định: mẫn cảm với Ginkgo biloba.

3. CIPROFLOXACIN (COLLYRE CILOXAN 0.3% 5ml) - Nhóm thuốc: Quinolone.

- Hoạt chất: Ciprofloxacin

- Dạng bào chế: dung dịch nhỏ tai - Chỉ định: viêm tai giữa và các xoang.

- Liều dùng: 4 giọt/ lần, 2 lần/ ngày.

- Chống chỉ định: quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

4. CEFIXIME (AKINCEF v-200mg) - Nhóm thuốc: cephalosporin thế hệ III - Hoạt chất: Cefixime

- Dạng bào chế: viên nang - Chỉ định: viêm tai giữa.

- Liều dùng: 1 viên/ lần, 2 lần/ ngày..

- Chống chỉ định: quá mẫn với cephalosporin.

Nhận xét: thuốc không có sự tương tác, liều lượng hợp lý, an toàn.

Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Hương Giang - 75-

TOA 4:

BỘ Y TẾ

BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Số toa Thuốc: 5282067 ĐƠN THUỐC

Họ tên: PHÙNG VĂN HẬU Phái: Nam Năm sinh: 1977 Ngày khám: 28/08/2016 Địa chỉ 307 Long Trị Xã Bàn Long, Huyện Châu Thành, Tiền Giang

Mã thẻ: GD4820601800824 Nơi ĐK: PK ĐKKV VĨNH KINH-CT-HD: 31/10/2016 Chuẩn doán: Viêm gan virus B mạn, không có tác nhân delta.

Thuốc trong danh mục

1. TENOFOVIR (TENOFOVIR v-300mg DP 3/2) 30 viên Sáng 7 giờ uống 1 viên

2. VIT B1+B6+B12 (NEUTRIFORE v-250/250/1mg) 60 viên Sáng 7 giờ uống 1 viên, chiều 17 giờ 1 viên

Thuốc ngoài danh mục

3. Cardus Marianus + Vit B (SOFMIN) 90 viên

Sáng 7 giờ uống 1 viên, trưa 11 giờ 1 viên, chiều 17 giờ 1 viên

Ngày 28 tháng 06 năm 2016 Bác sĩ điều trị

BS.CKII Nguyễn Thanh Xuân

Phân tích đơn thuốc:

1. TENOFOVIR (TENOFOVIR v-300mg DP 3/2)

- Nhóm thuốc: thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn.

- Hoạt chất: Tenofovir 300 mg.

- Dạng bào chế: viên nén bao phim.

- Chỉ định: điều trị viêm gan siêu vi B mãn tính - Liều dùng: 1 viên/ lần, 1 lần/ ngày.

- Chống chỉ định: bệnh nhân mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp nhà thuốc Thảo Nhung (Trang 68 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)