KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống XHTD của các NHTM Việt Nam” đã giải quyết được các vấn đề sau.
Hệ thống hóa và hoàn thiện các lý luận về quản trị rủi ro tín dụng thông qua hệ thống XHTD khách hàng vay vốn của NHTM.
Đề tài đã phân tích và đánh giá được thực trạng hệ thống XHTD đang áp dụng tại một số NHTM, qua đó cho thấy những thành tựa đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với những biến động quá nhanh của điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay. Bằng cách đối chiếu với các mô hình chấm điểm XHTD của các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế, các NHTM và tổ chức kiểm toán trong nước, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn chuyên môn và tìm hiểu các nghiên cứu của các nhà kinh tế trên thế giới, từ đó, đề tài nghiên cứu đề ra những sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD của các NHTM.
Nghiên cứu này cũng đã đưa thêm được những kiến nghị về các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống chấm điểm tín dụng của Vietcombank phát huy hiệu quả.
Nhìn chung thì mô hình XHTD do đề tài nghiên cứu đề xuất đã đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II và Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
Thực tiễn đã cho thấy thất bại của ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng gắn chặt với thiếu hiểu biết về khách hàng. Một trong những kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là sử dụng phân tích chấm điểm để chấm điểm uy tín về mặt tín dụng của mỗi khách hàng một cách thường xuyên. Do vậy, vấn đề xây dựng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ đang được các ngân hàng thương mại quan tâm nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích dự phòng rủi ro, đáp ứng các yêu cầu của Hiệp ước Basel và Ngân hàng Nhà nước.
Nghiên cứu này nhằm tiếp cận cơ sở lý luận hiện đại về chấm điểm tín nhiệm. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ cho thấy được những thành tựu cũng như những hạn chế tồn tại của hệ thống chấm điểm tín dụng đang được sử dụng tại các NHTM,
qua đó, đề tài nghiên cứu mạnh dạn đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng này bằng cách tiếp thu những tiến bộ trong kinh nghiệm chấm điểm tín dụng của các tổ chức tín nhiệm quốc tế, các ngân hàng thương mại và tổ chức kiểm toán trong nước.