Mục tiêu đặt ra đối với hệ thống XHTD trước hết là nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả hơn khi kết quả chấm điểm phản ảnh được mức độ rủi ro của danh mục tín dụng, trên cơ sở đó giúp ra quyết định tín dụng chính xác. Bên cạnh đó, hệ thống XHTD sau điều chỉnh phải đảm bảo khả năng quản trị tín dụng thống nhất toàn hệ thống, đây là căn cứ để ngân hàng có thể dự báo được tổn thất tín dụng theo từng nhóm khách hàng, từ đó xây dựng chiến lược và chính sách tín dụng phù hợp. Xuất phát từ những hạn chế nêu trên, chúng tôi xin đưa ra một số đề xuất như sau.
Mặc dù thời gian qua nhiều chuẩn mực kế toán Việt Nam đã được ban hành như Quyết định số 167/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính, thông tư 20/2005 ngày 20/03/2006 về 6 chuẩn mực kế toán, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 23/06/2006 về các tiêu chuẩn của báo cáo tài chính,..Tuy nhiên việc tuân thủ chế độ kế toán theo quy định pháp luật vẫn chưa được các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ nên độ tin cậy của các báo cáo tài chính vẫn chưa cao. Điều này đã tạo không ít khó khăn cho Ngân hàng trong việc phân tích chấm điểm tín nhiệm doanh nghiệp. Do đó cần có một môi trường, chế tài và khung pháp lý cho tính minh bạch, chính xác của số liệu Báo cáo tài chính cũng như hoạt động Chấm điểm Tín dụng mà còn chưa có ở Việt Nam.
Thị trường tài chính còn thiếu những công ty định mức tín nhiệm chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế, kết quả của nhưng công ty này thường khách quan do đó sẽ là cơ sở tốt cho Vietcombank đối chiếu kết quả chấm điểm tín nhiệm nhằm nâng cao tính chính xác.
Công việc thu thập dữ liệu chưa được thực hiện tốt, nhân viên thẩm định dựa quá nhiều vào số liệu do khách hàng tự cung cấp mà chưa quan tâm đến các nguồn thông tin khác như: thông tin từ cơ quan thuế, ngân hàng khác, phương tiện thông tin đại chúng … Điều này một phần do cơ sở pháp lý cho việc trao đổi thông tin giữa các ngân hàng, giữa ngân hàng và các cơ quan có chức năng quản lý doanh nghiệp chưa được quy định rõ ràng nên việc trao đổi thông tin thông thường chỉ được thực hiện thông qua những mối quan hệ cá nhân.
Không có nhiều nguồn thông tin hỗ trợ cho việc chấm điểm tín nhiệm. Thông tin từ CIC là nguồn thông tin chủ yếu mà Ngân hàng sử dụng, tuy nhiên hiện nay nguồn thông tin này hết sức đơn điệu, thiếu cập nhật, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của Ngân hàng. Thị trường chứng khoán chưa phát triển ổn định, giá chứng khoán không phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, chính vì vậy Ngân hàng chưa thể sử dụng những thông tin từ thị trường chứng khoán để phục vụ cho việc chấm điểm doanh nghiệp
3.1. Đề xuất sửa đổi bổ sung mô hình chấm điểm chấm điểm tín dụng của các NHTM các NHTM
Đồng bộ hóa chính sách tín dụng, chính sách khách hàng trên cơ sở kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng.
Chi tiết quy trình chấm điểm, cụ thể các hồ sơ cần thiết thực hiện chấm điểm nhằm hạn chế tính chủ quan của cán bộ chấm điểm.
Ngân hàng thực hiện đào tạo nhân viên một cách liên tục và xây dựng các cơ chế, chính sách kiểm tra, kiểm soát phù hợp để đảm bảo tính thống nhất trong toàn ngân hàng khi áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Đối với mỗi đối tượng khách hàng vay vốn cần xây dựng bộ tiêu chuẩn chấm điểm riêng để đảm bảo công bằng và phù hợp.
Nếu chỉ dựa vào các mô hình chấm điểm XHTD để đánh giá mức độ rủi ro của ngưởi đi vay thì kết quả đạt được có thể vẫn cách xa với thực tế do sự biến động của điều kiện kinh doanh, và không có phương pháp phân tích hay một hệ thống phức tạp nào có thể hoàn toàn thay thế được kinh nghiệm cũng như các đánh giá chuyên môn của cán bộ tác nghiệp, vì vậy, NHTM vẫn cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ trong XHTD khách hàng nhằm quản trị rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả.
Tăng cường công tác kiểm tra khách hàng, thu thập thông tin kịp thời về các biến động của khách hàng nhằm điều chỉnh chính sách tín dụng một cách hợp lý. Đôn đốc và khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về kế toán và kiểm toán. Kết quả chấm điểm XHTD của các mô hình theo đề xuất tại đề tài nghiên cứu này chịu ảnh hưởng của việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán và nhất là theo chuẩn mực kế toán quốc tế vì có sử dụng mô hình dự báo nguy cơ vỡ nợ đang được
sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Xây dựng hệ thống thông tin quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, cập nhật thường xuyên để phục vụ cho việc đánh giá, chấm điểm XHTD khách hàng. Cần thiết lập kênh trao đổi thông tin giữa các ngân hàng trên cơ sở cạnh tranh nhưng hợp tác nhằm đạt mục tiêu chung là ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Sử dụng tiến bộ công nghệ tin học trong quản trị thông tin là một trong những yếu tố then chốt để phát triển cơ sở dữ liệu khách hàng.
Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ và kỹ năng phân tích đánh giá của chuyên môn. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy không có phương pháp và công cụ phân tích nào có thể hoàn toàn thay thế được kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia phân tích tín dụng.
Nâng cao nhận thức của các cấp nhà quản trị về vai trò của công cụ XHTD đối với phòng ngừa rủi ro và thiết lập danh mục cho vay hiệu quả. Vận dụng công cụ XHTD kết hợp với các biện pháp khác như tài sản đảm bảo an toàn, trích lập dự phòng rủi ro.
3.2. Những kiến nghị với các cơ quan quản lý hữu quan:
Hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam
Kết qủa phân tích XHTD chịu ảnh hưởng nhiều bởi các chuẩn mực kế toán mà một quốc gia đang áp dụng. Chẳng hạn như các chuẩn mực kế toàn về nợ, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tiêu chuẩn công nhận chi phí, doanh thu. Đây là những tiêu chuẩn trong đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Do đó trong thời gian tới Bộ tài chính cần tiếp tục hoàn thiện các quy định và chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong công các chấm điểm doanh nghiệp.
Xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành
Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá XHTD doanh nghiệp của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhưng nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình
ngành để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần thực hiện các nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Điều này không nhưng tạo thuận lợi cho Ngân hàng trong việc XHTD mà còn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình.
Phát huy tối đa hiệu quả cung cấp thông tin của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
CIC là đầu mới cung cấp thông tin tín dụng rất quan trọng cho các NHTM trong việc đánh giá rủi ro khách hàng. Tuy nhiên thực tế thời gian qua cho thấy nguồn thông tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính thống kê, hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về thông tin cập nhật và thông tin cảnh báo. Do đó trong thời gian tới Ngân hàng nhà nước cần phối hợp nhiều hơn với các cơ quan chức năng như: thuế, thống kê, bộ thương mại … để cung cấp cho các NHTM các thông tin mới nhất về tình hình phát triển ngành cũng như tình hình hoạt động các doanh nghiệp trong ngành
Ngân hàng nhà nước cần có những quy định bắt buộc các NHTM cung cấp đầy đủ các thông tinn và số liệu của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng mình để trung tâm có thể kịp thời cung cấp những thông tin cảnh báo rủi ro cho các NHTM.
Tóm lại, trong chương này, đề tài nghiên cứu đã cố gắng xây dựng mô hình chấm điểm XHTD áp dụng cho khách hàng vay vốn dựa trên những phân tích mô hình đang áp dụng. Đề tài nghiên cứu có tham khảo những tiến bộ của các mô hình chấm điểm của các công trình nghiên cứu, các tổ chức tín nhiệm quốc tế và trong nước làm cơ sở đề xuất cho những sửa đổi bổ sung góp phần hoàn thiện hệ thống XHTD của các NHTM VN.
TÌNH HUỐNG THAM KHẢO: HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á BỘ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á
Ngân hàng TMCP Bắc Á là một ngân hàng TMCP quy mô trung bình nhỏ có rủi ro tín dụng những năm qua luôn ở mức thấp. Tình hình thực tế xây dựng hệ thống Chấm điểm Tín dụng tại NH Bắc Á như sau:
Bắt đầu xây dựng Hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ từ năm 2008.
Đến nay, Hệ thống đã được áp dụng và có số liệu chấm điểm kỳ 30/06/2009 tuy nhiên vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp phép áp dụng.
Các đối tượng chấm điểm tại NH Bắc Á:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp quy mô lớn, trung bình và nhỏ
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho hộ kinh doanh
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đánh giá Dự án và Doanh nghiệp mới hoạt động
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng mới Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho Định chế tài chính
Các tiêu chí chấm điểm:
• Với doanh nghiệp:
• Tài chính: (14 chỉ tiêu) Thanh khoản, cân nợ, hoạt động, thu nhập
• Phi tài chính: (81 chỉ tiêu) Khả năng trả nợ, trình độ quản lý, Quan hệ với ngân hàng, các yếu tố ảnh hưởng ngành và doanh nghiệp
• Với cá nhân, hộ kinh doanh:
Thông tin về đối tượng vay vốn, khả năng trả nợ, quan hệ với ngân hàng, phương án kinh doanh.
Quy trình chấm điểm cho Doanh nghiệp